Đề thi thử học sinh giỏi quốc gia phần địa lý chăn nuôi (Địa lý 10) – Học chăm

Share

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1. Nêu vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Đáp án

a) Vai trò
– Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
– Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
b) Đặc điểm
– Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
– Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học – kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
– Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về
hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, len, trứng…)

Câu 2. Vì sao ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng phát triển?

Đáp án

Ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng phát triển vì nó cung ứng cho con người nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn nguyên vật liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và cho xuất khẩu, …

Câu 3. Tại sao ở các nước đang phát triển, việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong nông nghiệp là một phương châm đúng nhưng lại không dễ thực hiện?

Đáp án

* Việc đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp là một phương châm đúng vì:
– Chăn nuôi cung cấp thực phẩm, đạm động vật nuôi sống con người.
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
– Cung cấp hàng xuất khẩu.
– Tạo việc làm cho người lao động.
* Nhưng không dễ thực hiện vì:
– Thiếu vốn, trình độ khoa học kĩ thuật và phát triển công nghiệp thấp.
– Sức mua trong nước kém.
– Chất lượng sản phẩm chưa cao nên khó cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
– Đồng cỏ ít.
– Lương thực chưa đủ cho con người, chưa dư thừa để phát triển chăn nuôi.
– Công nghệ sinh học còn non yếu, chưa lai tạo được nhiều giống tốt có năng suất cao.
– Dịch vụ thú y kém phát triển.

Câu 4. Tại sao ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi lại phát triển kém hơn ngành trồng trọt?

Đáp án

Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi lại phát triển kém hơn ngành trồng trọt, vì:
– Đồng cỏ tự nhiên còn rất ít, có tạp nhiều, chưa được cải tạo.
– Lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho con người nên nguồn thức ăn dư thừa để phục vụ chăn nuôi rất ít.
– Các nước đang phát triển thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ chăn nuôi, trình độ khoa học – kĩ thuật, dịch vụ thú y kém, công nghệ sinh học còn non yếu, chưa lai tạo được nhiều giống cho năng suất cao.
– Sức mua trong nước và thu nhập bình quân đầu người thấp.

Câu 5. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

Đáp án

Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, vì:
– Cơ sở thức ăn không ổn định.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu.
– Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế.
– Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.

Câu 6. Trình bày và giải thích sự khác biệt về tỉ trọng giữa ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt của các nước phát triển và đang phát triển.

Đáp án

* Sự khác biệt về tỉ trọng giữa ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt của các nước phát triển và đang phát triển
– Trong cơ cấu nông nghiệp ở các nước phát triển thì tỉ trọng ngành chăn nuôi thường cao hơn ngành trồng trọt.
– Trong cơ cấu nông nghiệp ở các nước đang phát triển thì tỉ trọng ngành chăn nuôi thường thấp hơn ngành trồng trọt.
* Giải thích
– Các nước phát triển có tỉ trọng ngành chăn nuôi thường cao hơn ngành trồng trọt, vì:
+ Có cơ sở thức ăn ổn định.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, tạo ra nhiều giống tốt.
+ Dịch vụ thú y phát triển.
+ Có công nghiệp chế biến phát triển, đáp ứng tốt nguồn thức ăn và là thị trường tiêu thụ rộng các sản phẩm của ngành chăn nuôi.
– Các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành chăn nuôi thường thấp hơn ngành trồng trọt, vì:
+ Dân số đông nên nhu cầu về lương thực lớn.
+ Cơ sở thức ăn chưa ổn định.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt cho ngành chăn nuôi. + Dịch vụ thú y chưa phát triển mạnh.
+ Chưa tạo ra được các giống tốt nên năng suất chưa cao.
+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh.

Câu 7. Phân tích mối liên hệ giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.

Đáp án

– Ngành trồng trọt: cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi (đồng cỏ tự nhiên, cây làm thức ăn cho gia súc, hoa màu, cây lương thực,…), có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.
— Ngành chăn nuôi: cung cấp phân bón, sức kéo, tiêu thụ sản phẩm của trồng trọt, thúc đẩy trồng trọt phát triển.

Câu 8. Trình bày vai trò, đặc điểm và phân bố  của các ngành chăn nuôi gia súc lớn, gia súc nhỏ, gia cầm.

Đáp án

Vật nuôi Vai trò và đặc điểm Phân bố
1. Gia súc lớn
–     Bò
– Trâu
—  Chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi.
–      Chuyên môn hóa theo ba hướng: lấy thịt, sữa hay thịt sữa.
–       Lấy thịt, sữa, da và cung cấp sức kéo, phân bón.
— Vật nuôi của miền nhiệt đới nóng ẩm.
–     Bò thịt: châu Âu, châu Mĩ,…
–     Bò sữa: Tây Âu, Hoa Kì,…
–      Những nước sản xuất nhiều thịt và sữa bò nhất là Hoa Kì, Bra-xin, các nước EƯ, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
–     Trung Quốc, các nước Nam Á (Ấn Độ, Pakitxtan, Nêpan), Đông Nam Á (Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Việt Namr..)
2. Gia sức nhỏ
–     LỢn
–     Cừu
–     Vật nuôi quan trọng thứ hai sau bò, lấy thịt, mỡ, da và còn tận dụng phân bón ruộng.
–        Thức ăn chủ yếu là tinh bột, thức ăn thừa của người, thực phẩm từ các nhà máy chế biến thực phẩm.
–      Chủ yếu lấy thịt, lông.
–       Nuôi theo hình thức chăn thả ở vùng cận nhiệt, các vùng khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc.
–       Các nước nuôi nhiều nhất là Trung Quốc, Hoa Kì, Bra- xin, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Việt Nam,…
–          Các nước nuôi nhiều là Trung Quốc, ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, I-ran, Niu Di-lân,…
– Dê – Lấy thịt và sữa, là nguồn đạm động vật quan trọng của người nghèo. – Ớ các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của Ấn Độ, Trung Quốc, một số nước châu Phi (Xu-đăng, Ê- ti-ô-pi, Ni-giê-ri-a),…
3. Gia cầm (chủ yếu gà) –       Cung cấp thịt, trứng cho bữa ăn hằng ngày, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
–            Nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp với hai hướng: siêu thịt, siêu trứng.
–       Có mặt ở tất cả các nước trên thế giới.
–       Các nước có đàn gia cầm lớn là Trung Quốc, Hoa Kì, các nước EU, Bra-xin, LB Nga, Mê-hi-cô.

Câu 9. Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?

Đáp án

Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì:
* Có vai trò rất quan trọng, đặc biệt từ khi chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao:
– Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, dễ hấp thu, có lợi cho sức khỏe.
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
– Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
– Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
– Hoàn thiện công nghiệp thực phẩm địa phương.
– Tạo cơ sở cho việc bảo vệ, khai thác tài nguyên có hiệu quả.
* Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:
– Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn (nước ngọt, lợ, mặn).
– Nguồn thủy sản đánh bắt ngoài tự nhiên ngày càng giảm.
– Các dịch vụ thú y, con giống, thức ăn, kĩ thuật nuôi trồng, tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển.
– Công nghiệp chế biến thủy hải sản ngày càng phát triển.
– Nhu cầu thủy sản ngày càng tăng do dân số đông và tăng nhanh.
– Tận dụng được nguồn lao động dồi dào, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10: