“Tất tần tật” 8 trình tự đám hỏi chuẩn nàng dâu mới cần phải biết – Vua Nệm

Đám hỏi là một trong những nghi thức truyền thống không được thiếu trong phong tục cưới hỏi từ bao đời này của người Việt. Chính bởi sự phức tạp về trình tự, nghi thức và nhiều sự khác nhau trong quy chuẩn tổ chức lễ hỏi phân chia theo vùng miền nên với một số cặp đôi đang chuẩn bị về chung một nhà, dù ít hay nhiều cũng đều có những băn khoăn và lo lắng về việc tổ chức đám hỏi sao cho đẹp lòng hai bên quan khách họ hàng. Hiểu được điều đó, Vua Nệm gửi đến bạn đọc trình tự đám hỏi chuẩn, đơn giản và dễ thực hiện trong bài viết dưới đây 

1. Lễ đám hỏi là gì? 

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn được xem như là một thông báo chính thức giữa 2 gia đình về việc hứa gả giữa hai họ và xác định mối quan hệ thông gia. Theo truyền thống, nhà trai sẽ đem lễ vật đến nhà gái nhằm xin được kết duyên cho đôi lứa, đồng thời thể hiện sự quan tâm và kính trọng đối với bậc trưởng bối trong họ vì công ơn sinh thành và nuôi nấng cô dâu.

Lễ đám hỏi còn ý nghĩa chúc phúc cho cặp đôi luôn thủy chung hạnh phúc, bên nhau trọn đời. Sau lễ ăn hỏi, cô dâu và chú rể chính thức có thể gọi cha mẹ 2 bên là bố, mẹ. Cũng trong ngày này, gia đình hai bên sẽ cùng ngồi lại và ấn định ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới.

2. Trình tự lễ đám hỏi chuẩn 

So với thời xưa, trình tự ăn lễ hỏi đã được giản lược rất nhiều để phù hợp với thời đại mới. Nhìn chung, trình tự lễ ăn hỏi chuẩn bao gồm: 

 trình tự ăn lễ hỏi

2.1. Chuẩn bị trước lễ đám hỏi

2.1.1. Xem ngày cưới hỏi 

Hai gia đình phải có trước một buổi gặp mặt, thống nhất về thời gian tổ chức đám hỏi, là một ngày ngày lành ngày tốt thuận tiện cho đôi bên tổ chức lễ hỏi 

2.1.2. Lưu ý số lượng thành viên bên nhà trai và nhà gái 

Để lễ hỏi được 2 lòng bên quan khách, số lượng thành viên tham dự bên nhà trai, nhà gái phải đầy đủ các vị trí :

  • Nhà trai:

    chú rể, cha mẹ, anh/chị/em ruột, các bậc trưởng bối trong họ hàng, bạn bè và nhóm bê tráp nam chưa vợ theo số lẻ (7, 9, 11) để bưng quả

  • Nhà gái:

    cô dâu, cha mẹ, anh/chị/ ruột

    , các bậc trưởng bố họ hàng, bạn bè và

    nhóm bê tráp nữ chưa chồng theo số tương ứng với nhóm bưng tráp nhà trai để nhận lễ vật

2.1.3. Lễ vật cần chuẩn bị 

Lễ vật cho đám hỏi

Lễ vật cho đám hỏi sẽ được chuẩn bị sao cho phù hợp với tập tục của từng địa phương, kinh tế từng gia đình mà có thể thay đổi số lượng tráp, gia giảm hoặc mua thêm các loại lễ vật khác sao cho đúng chuẩn.

Về cơ bản, lễ vật cho đám hỏi thường không thể thiếu trầu cau, lợn quay, rượu, tiền và mứt. Ở một số vùng miền phía Trung, sinh lễ còn bao gồm một cặp đèn trùng với ngụ ý lửa hôn nhân không bao giờ tắt. Ở miền nam, một số gia đình còn thêm các lễ vật khác như bánh phu tượng trưng lời chúc trăm năm hạnh phúc đến cặp đôi và bánh chưng, bánh dày để thể hiện sự giao hòa âm dương.

Ngoài ra, còn có bánh kem, xôi gấc,… Nhìn chung, để chuẩn bị sinh lễ chu đáo, vợ chồng nên tham khảo ý kiến gia đình hai bên cũng như chú ý tới tập tục truyền thống của từng gia đình nếu có sự khác biệt về vùng miền. 

Cuối cùng là số lượng mâm quả. Bạn nên chuẩn bị số lượng mâm quả theo  số chẵn nếu gia đình nhà gái là người miền Bắc, số chẵn 4,6,8,… nếu ở miền Nam. 

2.1.4. Trang phục đám hỏi và nhẫn đính ước

Bạn nên tham khảo mẫu trang phục đám hỏi và thống nhất với nhau về màu sắc và kiểu dáng trước lễ hỏi ít nhất 1- 2 tháng. Bên cạnh trang phục cho cô dâu, chú rể, cũng đừng quên chuẩn bị trang phục cho đội ngũ bưng quả và gia đình 2 bên sao cho phù hợp và đồng đều nhất. Nếu thuê ngoài, bạn càng nên chuẩn bị sớm có nhiều sự lựa chọn thay vì “nước đến chân mới nhảy”.

Trang phục đám hỏi

Trang phục đám hỏi nên là áo dài và đồ vest. Ngoài ra, ngày nay người ta cũng ưa chuộng các bộ áo dài kiểu dáng cách tân dành cho phái nam. 

Về màu sắc, bạn nên chọn những màu sắc cơ bản như đỏ, trắng, vàng đồng, hồng,… Màu đỏ vẫn luôn sắc màu truyền thống nhất tượng trưng cho hỷ sự. 

Trong đám hỏi cũng sẽ có nghi thức trao nhẫn. Vợ chồng nên trao đổi với nhau trước ít nhất là 1 tháng để chọn được hình dáng, kích cỡ, chất liệu phù hợp.

2.2. Trình tự chuẩn trong lễ hỏi

Nhà trai khởi hành

 

Sau khi xem được ngày tốt, giờ tốt, nhà trai sẽ khởi hành di chuyển đến nhà gái Nhà trai nên đến sớm khoảng 30 phút để đề phòng bất trắc về giao thông và một số rắc rối bất ngờ khác. Trước khi gần đến nhà gái, nhà trai nên cử một người gọi điện để thông báo rằng nhà trai sắp đến, nhà gái hãy sẵn sàng đón tiếp và dàn bưng quả có mặt đầy đủ để nhận lễ vật. 

Thông gia chào hỏi và nhận sính lễ

lễ đám hỏi

Khi chuẩn bị đến giờ lành, các bậc trưởng bối, bậc cao niên trong gia đình sẽ đại diện nhà trai tiến vào nhà gái. Nhà gái cũng sẽ mời các vị đại diện tương ứng về thứ bậc ra tiếp đón nhà trai. Sau khi hai gia đình gặp mặt và chào hỏi, đội bưng quả nhà trai sẽ trao lễ vật cho nhà gái. Ở một số khu vực, bước trao lễ vật sẽ được thực hiện đầu tiên, sau đó, đại diện nhà trai mới tiến hành bước vào nhà gái và chào hỏi thông gia.

Thông gia trò chuyện

Sau khi hoàn tất màn trao mâm quả, chú rể cùng đại diện nhà trai lúc này sẽ được nhà gái mời dùng nước. Lúc này cô dâu chưa được phép xuất hiện. Một vị đại diện của đoàn nhà trai sẽ thay mặt tất cả trình bày thiện chí xin được nhận nhà gái làm thông gia và con gái của họ làm dâu đồng thời giới thiệu các lễ vật hỏi dâu. Sau khi đại diện nhà gái nhận lễ và nói lời cảm ơn thể hiện nhà gái đồng ý cho phép con gái của họ gả vào nhà trai. Sau đó, mẹ chú rể và cô dâu sẽ mở các tráp lễ dưới sự chứng kiến của quan khách 2 bên.  

Cô dâu ra mắt quan họ hai bên

Sau bước này, mẹ cô dâu sẽ đưa con gái ra mắt nhà trai. Đôi vợ chồng sẽ rót trà mời đại diện hai bên thông gia.

Thắp hương bàn thờ gia tiên

Đôi vợ chồng sẽ tiến hành thắp hương và khấn gia tiên

Đôi vợ chồng sẽ tiến hành thắp hương và khấn gia tiên để cầu ông bà tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho hạnh phúc đôi lứa và xin phép được đón thành viên mới trong gia đình. Bàn thờ gia tiên tuyệt đối không được phép sơ sài, bên cạnh hương hoa, cũng cần phải có một số vật phẩm tối thiểu như trái cây, xôi,… để làm hài lòng các Ngài và thể hiện sự chỉn chu, tôn trọng của nhà gái với nhà trai.

Chọn ngày tổ chức lễ cưới

Sau nghi thức thắp hương bàn thờ gia tiên, đại diện 2 bên sẽ trao đổi với nhau để chọn ra giờ lành tháng tốt tổ chức lễ cưới. Vì đây là cuộc trò chuyện của các bậc trưởng trong gia đình nên cô dâu chú rể thường sẽ lui ra ngoài và tiếp đãi các thành viên khác của quan viên 2 họ, bạn bè. 

Ăn mừng đám hỏi 

 thống nhất được ngày cưới

Sau khi thống nhất được ngày cưới, gia đình nhà gái sẽ mời 2 bên quan khách vào dùng tiệc mừng. Cô dâu chú rể sẽ đi mời tất cả các bàn và chào hỏi đầy đủ các bên.  

Nhà gái trả mâm lễ

Sau khi lấy hết các lễ vật bên trong, tráp hỏi cưới sẽ được trả lại cho nhà trai. Sau đó chú rể cô dâu sẽ mừng các phong bao lì xì cho đội ngũ bưng quả 2 bên coi như là trả duyên. Dàn bưng quả nhà trai sẽ nhận lại mâm lễ vật và ra về. 

Đọc thêm: Hướng dẫn trang trí đám hỏi chi tiết cho ngày vui trọn vẹn

————–

Trên đây là các bước trình tự lễ hỏi chuẩn nhất dành cho cặp đôi sắp cưới. Hy vọng qua bài viết này vợ chồng sẽ dễ dàng nắm được các bước và chuẩn bị chu đáo cho ngày trọng đại của cả hai.