Tất tần tật các khoản chi phí cưới bạn cần biết – UK Motion – Quay Chụp Phóng Sự Cưới và Sự Kiện Luxury
Tất tần tật các khoản chi phí cưới bạn cần biết trong năm 2021
Chi phí đám cưới hết bao nhiêu?
Cần chuẩn bị những gì?
Nhà trai hay nhà gái sẽ trả tiền?
Nếu bạn đang vội thì dưới đây là các câu trả lời nhanh cho câu hỏi của bạn:
Một đám cưới quy mô phổ biến với các dịch vụ hạng trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn sẽ rơi vào khoảng 500 triệu đồng.
Một lễ cưới với chi phí tiết kiệm tại các tỉnh thành phố nhỏ sẽ nằm trong khoảng 100-200 triệu đồng.
Các khoản phải chi sẽ được liệt kê chi tiết trong bảng tính bên dưới, cùng với chi tiết khoản đó nên do nhà trai hay nhà gái chi trả.
Nguyên tắc chung là các khoản của chú rể và nhà trai thì nhà trai tự trả; các khoản của cô dâu thì chú rể nên trả hết nếu có điều kiện hoặc chia đôi; các khoản của nhà gái thì nhà gái tự trả nhưng nhà trai nếu có điều kiện cũng có thể đóng góp.
Nếu bạn muốn tính chính xác chi phí đám cưới của mình thì có thể truy cập vào
chiphicuoi.com
để có kế hoạch chi tiêu cá nhân hoá cho chính bạn nhé!
Để chuẩn bị tốt nhất cho lễ cưới, điều đầu tiên bạn không thể bỏ qua chính là dự trù chi phí cưới. Từ dự trù này, bạn có thể cân bằng tài chính để tổ chức đám cưới một cách suôn sẻ nhất. Hãy tham khảo những khoản chi phí cưới mà UK Motion đã liệt kê dưới đây để có thể lên kế hoạch một cách chi tiết cho lễ cưới của mình nhé. Bài viết do anh Cường Vũ, CEO của UK Motion với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành cưới chia sẻ.
Mục lục
1. Vì sao cần dự trù chi phí cưới?
2. Bảng chi phí một đám cưới quy mô tầm trung
3. Các chi phí bắt buộc phải có khi tổ chức lễ cưới
-
3.1. Chi phí cỗ bàn tiệc cưới tại phòng tiệc
-
3.2. Tiền thiệp cưới
-
3.3. Tiền nhẫn cưới, trang phục
-
3.4. Chi phí thuê phương tiện đi lại
-
3.5. Chi phí chụp ảnh, quay phim
-
3.6. Phí trang điểm cô dâu và người nhà 2 bên
-
3.7. Chi phí trang trí tại nhà cô dâu và chú rể
-
3.8 Chi phí lễ tráp và lễ đen
-
3.9 Tiền cỗ bàn tại gia và bánh kẹo tiếp khách
-
3.10 Hoa cưới, bánh cưới
-
3.11 Sau đám cưới: trăng mật và mua sắm thêm
1. Vì sao cần dự trù chi phí cưới?
Chi phí tổ chức đám cưới là điều mà bất kỳ cặp đôi nào trước khi tổ chức lễ cưới cũng cần tính toán chi tiết để có được lễ cưới suôn sẻ nhất.
Việc chủ quan, không dự trù trước chi phí đám cưới có thể khiến bạn gặp khó khăn về tài chính khi có những khoản tiền phát sinh, không thể kiểm soát.
Để dự trù chi phí tổ chức đám cưới một cách chính xác, hãy tham khảo các khoản chi phí cưới được UK Motion tổng hợp trong phần tiếp theo của bài viết.
2. Bảng chi phí một đám cưới quy mô tầm trung
Đây là bảng tính chi tiết với tất cả các hạng mục cần có khi tổ chức 1 lễ cưới. Ở phần sau mình sẽ giải thích cho bạn cụ thể về các khoản chi này. Nếu bạn muốn tự nhập số để lên bảng dự toán của chính bạn thì có thể truy cập chiphicuoi.com
Tips: Trang
chiphicuoi.com
cho bạn
nhập chính xác số lượng khách mời,
liệt kê tất cả các chi phí trong bảng tính trên,
chọn lựa các mức chi tiêu từ tiết kiệm đến cao cấp cho từng hạng mục
cho bạn tải file excel về để sử dụng
hoàn toàn miễn phí
3. Các chi phí bắt buộc phải có khi tổ chức lễ cưới
Trước hết để có thể lên ngân sách cho đám cưới, bạn cần làm các bước sau đây:
-
Xác định chính xác điều kiện của gia đình mình và gia đình thông gia. Hãy chi tiêu một cách thông thái và phù hợp. Nếu gia đình bạn có điều kiện thì có thể đầu tư tổ chức thật hoành tráng với các dịch vụ tốt nhất, còn với điều kiện chưa nhiều thì có thể tổ chức quy mô nhỏ với các dịch vụ vừa tiền mà vẫn đảm bảo trang trọng, ấm cúng. Hãy lên một con số cụ thể mà 2 bạn và gia đình có thể chi được cho đám cưới.
-
Liệt kê chính xác các khoản phải chi. Một số khoản bạn có thể chỉ cần mua 1 lần, ví dụ như vest chú rể có thể mặc cùng 1 bộ cho ngày ăn hỏi và ngày cưới, hay lễ ăn hỏi có thể đi 5 tráp hay 7 tráp thay vì 9 tráp, 11 tráp nếu nhà cô dâu không rộng rãi.
-
Với mỗi khoản phải chi bạn cần xác định sẽ chi nhiều hay ít, ví dụ váy cưới có thể chọn loại cao cấp cho cô dâu, còn nhẫn cưới có thể chọn loại tiết kiệm vì các bạn đều thích đi du lịch hơn…Cần thống nhất với nhau các chi phí tổ chức hôn lễ từ trước để tránh căng thẳng không đáng có nhé!
Sau đây mình sẽ liệt kê và mô tả về các khoản chi thiết yếu nhất trong lễ cưới. Đây là các kinh nghiệm thực tiễn mà mình dày công đúc kết được trong 8 năm trong ngành cưới, hi vọng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm trên mạng và hoạch định đám cưới nhanh hơn.
Danh sách các khoản chi phí cưới mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Chi phí cỗ bàn tiệc cưới tại phòng tiệc
Chi phí cỗ bàn tại sảnh cưới sẽ tính tiền theo mâm, thường là mâm 6 người hoặc 10 người. Nếu tính tiền theo suất ăn thì sẽ dao động từ 300.000-500.000/suất tại các trung tâm tiệc cưới phổ biến. Tổ chức ở các khách sạn 5 sao thì cỗ cưới tối thiểu từ 1 triệu đồng/ suất.
Nếu thêm rượu chi phí sẽ đội lên một chút. Bạn có thể mang rượu từ ngoài vào nhưng sảnh cưới sẽ tính thêm phí phục vụ.
Một số sảnh cưới sẽ miễn phí luôn gói trang trí cơ bản đi kèm, có cả MC, ánh sáng, tháp rượu và bánh cưới khi bạn đặt cỗ.
3.2. Tiền thiệp cưới
Tiền thiệp cưới khởi điểm từ 3000đ-5000đ 1 tấm thiệp loại cơ bản nhất.
Các mẫu màu hiện đại, tinh tế (màu trắng kem thay vì đỏ thông thường) khởi điểm từ 7000đ-10,000đ.
Bạn chỉ cần nhân với số lượng khách là sẽ ra số tiền.
Một số đơn vị nhận thiết kế thiệp cưới riêng, có thể in cả ảnh cô dâu chú rể, tất nhiên chi phí sẽ cao hơn khá nhiều.
3.3. Tiền nhẫn cưới, trang phục
Nhẫn cưới có rất nhiều loại khác nhau, từ bình dân đến cao cấp, từ đơn giản đến sang trọng. Khoản chi phí cho nhẫn cưới sẽ rơi vào khoảng 15 – 30 triệu đồng tuỳ kích cỡ của kim cương hay loại vàng. Tiết kiệm nhất có các loại chỉ từ 2-5 triệu/ 1 cặp. Các loại cao cấp của các hãng thời trang lớn thường ở mức 80-100tr/ cặp.
Tiền trang phục nhà trai thường bao gồm bộ vest cho chú rể. 1 bộ vest nội trung bình từ 3 triệu đến 7 triệu. Vest các hãng nước ngoài từ 20-50 triệu. Nếu đặt may loại cao cấp có thêu vàng bạc đá quý có thể lên đến 100-200 triệu. Vest bố chú rể cũng tương tự như vậy. Áo dài mẹ chú rể rơi vào từ 3 triệu đến 5 triệu cho các loại phổ biến, không cầu kỳ.
Tiền thuê trang phục nhà gái sẽ bao gồm áo dài cô dâu, khởi điểm từ 3-5 triệu, áo dài mẹ cô dâu và vest bố cô dâu cũng tương tự như bên nhà chú rể. Váy cưới là khoản chi lớn hơn, các loại may nội thường từ 5-10 triệu, các cửa hiệu lớn, uy tín khởi điểm từ 15-20 triệu cho tới 100-200 triệu cho loại xa xỉ.
Ngoài ra còn các phụ kiện như giày, cà vạt, đồng hồ…
3.4. Chi phí thuê phương tiện đi lại
Chi phí thuê xe hoa khởi điểm từ 1 triệu cho xe Camry, 2-5 triệu cho các xe Mercedes, BMW… 10 triệu cho xe Bentley, 40-50 triệu cho xe Rolls-Royce.
Chi phí thuê xe chở đoàn người nhà 2 bên phụ thuộc vào các loại xe 30 chỗ-50 chỗ, giá phụ thuộc vào địa phương, trung bình từ 2-5 triệu tuỳ khoảng cách di chuyển.
3.5. Chi phí chụp ảnh, quay phim
Chí phí chụp ảnh Pre-wedding: Từ 5 – 30 triệu, tùy vào địa điểm và gói chụp. Gói đơn giản trong nhà chỉ 5-10 triệu, gói 1 ngày nội thành 10-15 triệu, còn đi Đà Nẵng, Nha Trang sẽ đắt hơn vì gồm cả đi lại và ăn ở, từ 30-50 triệu nếu bạn chọn thương hiệu nổi tiếng.
Chi phí chụp ảnh phóng sự cưới: Từ 10-20 triệu tuỳ chất lượng thương hiệu.
Chi phí quay phim ngày cưới: Từ 15–30 triệu, tùy gói và thương hiệu.
3.6. Phí trang điểm cô dâu và người nhà 2 bên
Phí trang điểm cô dâu: Từ 3–5 triệu đồng (các thương hiệu có tên tuổi)
Các makeup rẻ ở tỉnh từ 1-2 triệu đồng.
3.7. Chi phí trang trí tại nhà cô dâu và chú rể
Chi phí trang trí tại nhà khởi điểm từ 2-3 triệu nếu dùng hoa giả và đơn giản, từ 10-15 triệu trở lên nếu dùng hoa tươi và thêm các kiểu thiết kế riêng do planner thực hiện.
3.8 Chi phí lễ tráp và lễ đen
Trung bình 1 triệu/ 1 tráp, với 7 tráp sẽ hết 7-10 triệu
Chi phí thuê bê tráp là 100k/ người. 7 tráp sẽ cần 14 người (7 nam 7 nữ).
Bạn cần tip cho đội bê tráp 100-200k/ người.
Lễ đen là tiền xin cưới, thường từ 10 triệu
3.9 Tiền cỗ bàn tại gia và bánh kẹo tiếp khách
Bánh kẹo tiếp khách từ 1-2 triệu đồng
Cỗ cho người nhà ăn sau buổi lễ ăn hỏi thường từ 1-3 triệu/ mâm.
3.10 Hoa cưới, bánh cưới
Hoa cưới cầm tay cho ngày ăn hỏi và cưới, mỗi ngày từ 1-3 triệu (tuỳ hoa nội hay hoa nhập khẩu)
Bánh cưới trung bình từ 3-5 triệu, chủ yếu để đẹp chứ ít khi ăn.
3.11 Sau đám cưới: trăng mật và mua sắm thêm
Du lịch trong nước theo combo giá rẻ từ 3-5 triệu cho 2 người.
Các khu resort từ 5-10 triệu/ đêm. Vé máy bay nội địa từ 1-2 triệu/ người hạng phổ thông.
Mua sắm sau lễ cưới cũng rất quan trọng, bạn cần dự trù cho các khoản chi như giường tủ, máy giặt, TV,… nếu dọn ra ở riêng hoặc ở chung nhưng muốn sắm sửa đồ mới.
Trên đây là tổng hợp những khoản chi phí cưới mà các cặp đôi có thể tham khảo để chuẩn bị tốt nhất cho lễ cưới của mình. Từ những chi phí tổ chức đám cưới được gợi ý, bạn có thể lập bảng dự trù chi phí cưới một cách chi tiết, đầy đủ. Chúc bạn có một hôn lễ thật hạnh phúc và ấm áp!
Nguồn: UK Motion Wedding byukmotion.com
Mời bạn đọc tham khảo: