Tổng quan thông tin về bệnh u máu gan, nguyên nhân và cách điều trị
U máu gan là bệnh có thể gây nên tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng. Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
U máu gan là khối u lành tính ở gan thường gặp nhất ở gan nhưng khá nhiều người nhầm lẫn với ung thư gan do sự có mặt của khối u. Đây là căn bệnh tuy lành tính nhưng có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị cụ thể qua những thông tin chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Mục lục
U máu gan là gì?
U máu gan là một khối u lành tính có trong gan và được tạo ra từ nhiều mạch máu trong gan khiến cho phần bề mặt gan bị rối. Theo các chuyên gia, bệnh không có nguy cơ phát triển thành ung thư, hoàn toàn lành tính. U máu có thể hình thành tạo một khối hoặc nhiều khối, có kích thước nhỏ, không quá 5cm, hay xuất hiện ở gan phải và vùng dưới bao gan.
Theo thống kê, có khoảng từ 5-7% người bình thường có nguy cơ mắc chứng bệnh này và tỷ lệ ở nữ cao hơn nam. U máu trong gan không có biểu hiện rõ ràng nên thường rất khó để phát hiện. Bệnh thường phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe, chụp cắt lớp, siêu âm. Hơn nữa, bệnh không có triệu chứng nên không cần điều trị, chỉ khi khối u quá lớn mới can thiệp.
Đây là loại u lành tính ở trong gan, không có bất cứ triệu chứng nào cụ thể sẽ phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện ở những người khỏe mạnh, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nếu như tiến triển nặng.
U máu gan là một khối u lành tính có trong gan và được tạo ra từ nhiều mạch máu
U máu trong gan có gây ra nguy hiểm không?
Bệnh u máu trong gan thông thường là khối u lành tính, không có biểu hiện. Trong trường hợp khối u có kích thước lớn > 4cm hoặc gần phần bao gan gây chèn ép, có huyết khối bên trong khối u sẽ gây ra một số biểu hiện khác nhau. Người bệnh thường băn khoăn u máu trong gan có nguy hiểm không, theo đó một số biến chứng có thể gặp như:
Vỡ u máu gan
Với những trường hợp u máu có kích thước lớn, có thể gây vỡ và chảy máu ổ bụng, gây đau đớn, tuy nhiên hiếm có trường hợp bị vỡ. Thông thường, trường hợp này thường là do ngã, chấn thương ở gan gây ra. Khi khối u bị vỡ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Với những trường hợp u máu có kích thước lớn, có thể gây vỡ
Biến chứng u máu gan khi mang thai
Biến chứng của u máu trong gan là khá hiếm, tuy nhiên với trường hợp phụ nữ mang thai hoặc đang điều trị hormone bao gồm cả việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang mắc bệnh gan khối u có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Cụ thể:
- U máu lan rộng: U máu ở gan không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng với phụ nữ có thể gặp tình trạng u máu phát triển to hơn. Nguyên nhân là do nội tiết tố estrogen tăng cao khiến cho u máu phát triển lan rộng, trở thành biến chứng mà hầu hết phụ nữ mang thai mắc phải.
- Tổn thương gan: Đây là biến chứng dễ thấy nhất, bởi khi gan xuất hiện những khối u, chức năng của gan trong đào thải độc tố có ảnh hưởng nhiều, sức khỏe của người bệnh suy giảm.
Gan xuất hiện những khối u, chức năng của gan trong đào thải độc tố có ảnh hưởng
Nguyên nhân gây ra bệnh u máu gan
Hiện nay, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác từ đâu lại xuất hiện các u máu, tại sao các mạch máu nhóm lại nhóm được với nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều này có thể bắt nguồn từ gen di truyền gây ra. Điều này đồng nghĩa với u máu gan có thể di truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau.
Một vài khối u máu là từ dị tật bẩm sinh mà có và một yếu tố khác có thể là do sự tăng nồng độ estrogen trong máu khi phụ nữ ở thai kỳ hoặc điều trị estrogen khi mãn kinh. Những người có nguy cơ bị u máu cao nếu như trong thành viên của gia đình đã có người bị u máu. Bên cạnh đó, những người trong độ tuổi từ 30-50 cũng dễ mắc bệnh hơn.
Sự tăng nồng độ estrogen trong máu khi phụ nữ ở thai kỳ tăng nguy cơ mắc bệnh
Những biểu hiện điển hình của u máu gan
Hầu hết u máu trong gan không có biểu hiện rõ ràng và chỉ được phát hiện khi kiểm tra u máu gan trên siêu âm, chụp cắt lớp. Kích thước của khối u có thể từ 1cm hoặc có thể to hơn 4cm hoặc lớn hơn nữa. Trường hợp u máu to gần với dây bao gan gây chèn ép huyết khối trong u sẽ gây nên những biểu hiện điển hình là:
- Đau phần phía trên vùng bụng ở bên phải.
- Cảm giác bị đầy bụng sau khi ăn, có cảm giác nôn/ buồn nôn.
- Ăn rất ít nhưng luôn có cảm giác no.
- Biếng ăn.
Những triệu chứng trên đây thường không điển hình và rất có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. U máu ít khi bị vỡ nhưng người bệnh cũng không nên quá chủ quan nếu như khối u quá to, có thể vỡ và gây nguy hiểm đến gan và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Hầu hết u máu trong gan không có biểu hiện rõ ràng và chỉ được phát hiện khi kiểm tra
Các phương pháp chẩn đoán u máu ở gan
Để chẩn đoán có bị u máu gan hay không, các cơ sở y tế có thể áp dụng các kỹ thuật dưới đây:
- Siêu âm: Hình ảnh thu được sau siêu âm gan sẽ giúp cho phát hiện ra u máu ở trong gan.
- Chụp cắt lớp CT: Hình ảnh X-quang sẽ được chụp ở nhiều góc trên cơ thể và xử lý máy tính để tạo nên nhiều hình ảnh cắt ngang của gan, cho hình ảnh chính xác về u máu.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật này áp dụng đối với những trường hợp kết hợp sóng vô tuyến để có thể xem xét kỹ hình ảnh chi tiết của gan.
- Scint thư: Kỹ thuật sử dụng đánh dấu phóng xạ để có thể xem xét hình ảnh hạt nhân của gan.
- Xét nghiệm: Một số trường hợp xét nghiệm các bệnh khác cũng có thể phát hiện u máu trong gan.
Hình ảnh thu được sau siêu âm gan sẽ giúp cho phát hiện ra u máu ở trong gan
Điều trị u máu ở gan như thế nào?
Điều trị u máu gan như thế nào sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí, kích thước, sức khỏe tổng thể của người bệnh, cụ thể là:
Trường hợp nhẹ
Thông thường, khi phát hiện u máu gan, nhiều bệnh nhân có tâm trạng lo lắng và thắc mắc u máu gan uống thuốc gì. Tuy nhiên, bệnh không cần điều trị bởi u này hoàn toàn lành tính và hiếm khi trở thành u ác tính. Thực tế, cho đến nay cũng chưa có một loại thuốc nào có thể làm giảm kích thước hoặc biến mất hoàn toàn khối u. Các bác sĩ sẽ thực hiện theo dõi định kỳ để xem tiến triển của khối u.
Trường hợp biến chứng
Chỉ khi khối u to lên nhanh chóng có thể áp dụng các phương pháp điều trị để phòng u máu vỡ ra gây xuất huyết và nguy hiểm đến tính mạng hoặc u to chèn ép. Phương pháp điều trị có thể là phẫu thuật để cắt bỏ phần gan có khối u hoặc áp dụng thuyên tắc động mạch nuôi khối u như trị xạ, đốt… Cụ thể:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u gan: Nếu như có thể tách được các khối u máu dễ dàng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan: Một số trường hợp khó tách riêng được các khối u, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u máu cùng với một phần gan liền đó.
- Chặn lượng máu đến u: Nếu như không có nguồn cung cấp máu, khối u sẽ ngừng phát triển và co lại. Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chặn lưu lượng máu bằng cách buộc động mạch chính, hoặc tiêm thuốc vào động mạch để chặn lại. Các mô gan vẫn hoàn toàn khỏe mạnh bởi vẫn có thể lấy máu từ các mạch lân cận.
- Ghép gan: Trường hợp không chắc u máu lớn hoặc nhiều u mạch máu khó áp dụng các phương pháp khác, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ gan và thay thế từ người hiến.
- Xạ trị: Sử dụng năng lượng mạnh như tia X để phá hỏng các khối u, nhưng hiếm khi được áp dụng.
Bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ khối u nếu cắt bỏ dễ dàng
Phòng ngừa bệnh u máu gan như thế nào?
Chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh u máu ở gan đặc hiệu, bệnh ít khi có triệu chứng nên thường bị bỏ qua. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên có một thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh làm giảm sự phát triển của các bệnh lý có liên quan đến gan nói chung:
- Không hút thuốc lá.
- Nên hạn chế dùng rượu bia cũng như các chất kích thích, gây độc cho gan khác.
- Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, ít sử dụng đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ ăn qua chế biến sẵn.
- Nâng cao sức khỏe bằng cách chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao hơn.
- Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, tránh biến chứng liên quan. Hiện Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang cung cấp các gói khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống cơ sở hiện đại để giúp phát hiện sớm bệnh cũng như đưa ra hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Nâng cao sức khỏe bằng cách chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao hơn
Câu hỏi thường gặp về bệnh u máu gan
U máu trong gan không nguy hiểm nhưng cũng gây ra nhiều lo lắng cho bệnh nhân, để giúp bệnh nhân an tâm hơn, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin giải đáp câu hỏi thường gặp như sau:
U máu trong gan nên ăn gì có lợi?
U máu gan có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của gan nên chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng rất quan trọng. Theo đó, bệnh nhân nên bổ sung những kiểu thực phẩm như:
Chất đạm
Khi bị u máu, người bệnh nên cần bổ sung đúng chất để có thể duy trì được cơ thể khỏe mạnh đồng thời tăng cường khả năng tự phục hồi bệnh. Theo đó, đạm là chất thiết yếu để giúp cho cơ thể sản sinh năng lượng. Người bị u máu gan cần cung cấp nhiều chất đạm hơn so với những người bình thường. Vậy nên cần bổ sung nhiều thịt đỏ, tôm, cá hồi, bơ, trứng…
Thực phẩm giàu vitamin
Người bị u máu gan nên ăn nhiều loại trái cây cũng như các loại rau của quả chứa nhiều vitamin nhóm A, B, C… để hỗ trợ chức năng gan. Bạn có thể dùng cải thảo, súp lơ, chanh, cà rốt, táo, ổi… và nhiều loại trái cây, rau xanh khác.
Người bị u máu gan nên ăn nhiều loại trái cây cũng như các loại rau củ quả
Bổ sung thảo dược
Bên cạnh bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, những người có u máu cũng nên bổ sung thêm nhiều thảo dược tốt cho gan như trà xanh, hoa atiso, gừng… Trong đó, ở trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và tăng cường chức năng gan giúp loại bỏ các chất độc hại.
Trà atiso được xem là thần dược có khả năng điều trị hỗ trợ các bệnh có liên quan đến gan, đặc biệt có khả năng thải độc gan hiệu quả. Nghệ, gừng có tác dụng tốt cho tiêu hóa, gan… đồng thời chứa nhiều enzyme thải độc cho gan.
U máu trong gan cần kiêng gì?
Đây cũng là băn khoăn của nhiều người, có rất nhiều loại thực phẩm cần kiêng để hỗ trợ điều trị và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Theo đó, bạn cần tránh xa những loại thực phẩm cụ thể là:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Đồ đóng hộp và những thực phẩm chế biến sẵn thường làm mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng vốn có, đặc biệt có chứa nhiều chất bảo quản không có lợi cho gan, người bệnh cần kiêng thực phẩm này.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ tích tụ nhiều sau một thời gian có thể chuyển thành các độc tố gây hại cho gan.
- Đồ ăn mặn: Những món ăn mặn chứa nhiều muối hay chế phẩm từ muối có thể tạo áp lực cho gan, khiến gan phải làm việc quá sức và yếu dần.
- Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và những chất kích thích khác có thể khiến cho khối u trong gan phát triển nhanh chóng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Nội tạng động vật: Đây là loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol nên không tốt cho gan. Hầu hết những người có bệnh liên quan đến gan đều kiêng không nên ăn nội tạng động vật.
Cho đến nay chưa có thuốc đặc trị u máu trong gan nên người bệnh cũng cần hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ luyện tập.
Đồ đóng hộp và những thực phẩm chế biến sẵn không nên dùng
Như vậy, qua những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tổng hợp, bạn có thể hiểu hơn về bệnh u máu gan. Đây là căn bệnh không có biểu hiện rõ ràng, lành tính tuy nhiên một số trường hợp vẫn có khả năng biến chứng. Duy trì lối sống lành mạnh cùng với thăm khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tốt nhất để phòng tránh nhiều loại bệnh gồm cả u máu trong gan.