TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI THƠ TÌNH HAY NHẤT CỦA PUSKIN
TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI THƠ TÌNH HAY NHẤT CỦA PUSKIN
Đăng lúc 15:39:27 13/02/2019
MX. Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là Đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương.
Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII, Mường Xủng xin gới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp thi cá của của đại thi hào Puskin để bạn đọc biết.
————————
(Chân dung Puskin thời thơ ấu)
Pushkin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại thành phố Moskva trong một gia đình quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ 12.Cha của Pushkin, ông Pushkin Sergei Levova, là hậu duệ của dòng dõi gia đình Boyar cũ – tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và Romania thời xưa. Ông vốn là một chủ đất giàu có, sở hữu nhiều đất đai và nô lệ. Tuy nhiên, ông Sergei Levova lại luôn cảm thấy xấu hổ vì điều này. Dường như người cha của Pushkin không phù hợp với công việc của một người quản lý. Ông rất ít quan tâm đến những khái niệm như gia đình, thu nhập và giá cả nông sản. Cả cuộc đời của Sergei Levova sống trong cảnh thảnh thơi, nhàn nhã và vô lo với tài hoạt ngôn trên các diễn đàn đông người, ưa tìm hiểu ngôn ngữ Pháp và Nga, quan tâm tới văn học và có một thư viện gồm những cuốn sách tiếng Pháp giá trị. Với con cái, ông Sergei Levova cũng rất ít thể hiện sự quan tâm đặc biệt nhưng cơ bản là một người cha tốt. Vợ ông Sergei Levova, đồng thời là mẹ Pushkin, bà Nadezhda Osipovna, thuộc dòng dõi của Abram Petrovich Gannibal, một người nô lệ da đen, nhờ thông minh xuất chúng và có những đóng góp lớn về quân sự, hàng hải cho nước Nga đã được Pyotr Đại đế nhận làm con nuôi. Vì thế, Pushkin có vài đặc điểm giống đằng ngoại như tóc rất xoăn, làn da ngăm đen và đôi môi dày. Trái với bản tính vô lo của chồng, bà Sergei Levova là một phụ nữ xinh đẹp nhưng chuyên quyền, độc đoán. Ba người con, con gái lớn Olga, rồi đến Pushkin và cuối cùng là em út Leo thì chỉ có Leo là được nuông chiều hơn cả. Chị em Pushkin thường bị mẹ dạy bằng roi vọt và bà mẹ đặc biệt lạnh lùng với cậu con trai thứ. Có thời điểm quá tức giận, thậm chí bà còn không nói chuyện với Pushkin tới hàng tuần, thậm chí cả tháng. Trong thời gian cai sữa cho Pushkin, bà mẹ đã bỏ mặc cậu bé đói khát mút tay và không âu yếm cậu bé như những bà mẹ khác. Vì thuở nhỏ Pushkin rất mập mạp, vụng về, bà mẹ đã bắt cậu phải vận động, chạy nhảy, chơi đùa với bạn bè cùng trang lứa. Trái lại, bà ngoại của cậu, bà Maria Alexeevna Gannibal lại là một phụ nữ rất hiền từ. Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Pushkin thường được về chơi với bà ngoại tại ngôi làng nhỏ Zakharov, gần thành phố Zvenigorod, ngoại ô Moskva. Những tháng ngày êm đềm ở đây về sau này được phản ảnh trong những bài thơ đầu tiên của Puskin (“Thầy tu”, 1813; “Bova”, 1814; “Lời nhắn cho Yudin”, 1815; “Giấc mơ”, 1816).
Sáu tuổi, Pushkin được tuyển vào trường Lyceum Hoàng gia[1], tại Tsarskoe Selo (Hoàng Thôn, nay là thị trấn Pushkin) gần kinh đô Sankt-Peterburg. Thời gian theo học tại đây ông đã chứng kiến cuộc chiến tranh giữa quân đội Nga hoàng với quân Pháp của Napoléon I (1812). Ông có bài thơ nổi tiếng về chủ đề này – “Hồi ức ở Hoàng Thôn” (Воспоминание о Царском Селе, 1815). Bài thơ này đã được nhà phê bình văn học Nga nổi tiếng thời bấy giờ là Gavrila Romanovich Derzhavin (Гаври́л Рома́нович Держа́вин) coi là một tác phẩm kiệt xuất và đã tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga.
(Puskin thời niên thiếu)
Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như “Gửi Chaadaev” (К Чаадаеву, 1818), “Gửi N. Ya. Plyuskova” (Н. Я. Плюсковой, 1818), “Làng quê” (Деревня, 1819)… Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình – “Ruslan và Lyudmila” (Руслан и Людмила) và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền.
Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Sibir. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadayev, Fyodor Nikolayevich Glinka), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô thời hạn. Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Krym, Moldova, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như “Người tù binh Kavkaz” (Кавказский пленник, 1822), “Gavriiliada” (Гавриилиада, 1821), “Anh em lũ cướp” (Братья разбойники, 1822), “Đài phun nước Bakhchisaraysky” (Бахчисарайский фонтан, 1824). Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác “Yevgeny Onegin”[2] (Евгений Онегин).
(Chân dung Puskin thời trẻ)
Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Tại Mikhailovskoe ông đã sáng tác những tác phẩm lịch sử như vở kịch “Boris Godunov” (Борис Годунов, 1825), “Với biển cả” (К морю, 1826), trường ca “Những người Digan” (Цыганы, 1827).
Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng “Gửi K”. Cuối năm 1825 đầu năm 1826 kết thúc chương năm và sáu của “Evgeny Onegin”, mà lúc đó Puskin coi là đoạn kết cho phần một của tác phẩm.
Cuối năm 1825, thông qua một số viên chức có thiện chí, Pushkin đã được tiếp cận Nga hoàng Nikolai I để đệ đơn xin ân xá và được Nga hoàng chấp thuận. Tuy nhiên sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1825 tại Sankt-Peterburg, chính quyền đã xem xét lại tất cả các ấn phẩm chống đối chính quyền của Pushkin trước đó và quyết định buộc ông bị quản thúc tại gia và có chính sách kiểm duyệt nghiêm khắc các tác phẩm của nhà thơ. Pushkin đã chuyển về Moskva sống trong thời gian này.
Năm 1831 được đánh dấu bởi một sự kiện rất quan trọng trong sự nghiệp của Pushkin, ông đã có buổi gặp gỡ với Nikolai Vasilyevich Gogol, một nhà văn Nga nổi tiếng khác. Cả hai nhanh chóng trở thành bạn thân và luôn hỗ trợ nhau trong hoạt động nghệ thuật. Puskin đã có ảnh hưởng lớn tới những nhân vật trong các tác phẩm châm biếm phê phán hiện thực của Gogol.
Cùng năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao. Ông hoàn tất chương “Bức thư của Onegin” trong tác phẩm “Evegeny Onegin” và cũng là chương kết của công trình vĩ đại mà nhà thơ đã mất 8 năm để thực hiện
.
(Puskin ở Sirbri)
Tháng 11 năm 1833, Puskin trở lại Sankt-Peterburg, và cảm thấy cần phải có những thay đổi lớn trong cuộc sống, ông không muốn bị kìm kẹp trong bốn bức tường do chế độ quản thúc.
Nhờ sự sủng ái của Nga hoàng Nikolai I, đầu năm 1834 chế độ quản thúc đối với Pushkin được nới lỏng, tuy nhiên các tác phẩm thơ ca của ông vẫn phải có sự đồng ý của Sa hoàng mới được phát hành. Do vậy hoàn cảnh kinh tế của nhà thơ không được thuận lợi, Pushkin phải đăng ký vào một chức vụ thư lại trong viện biên sử của Sa hoàng. Thời kỳ này, Puskin chuyển hướng sang viết văn xuôi. Ông sáng tác truyện vừa như “Con đầm bích” (Пиковая дама), tiểu thuyết như “Dubrovski” (Дубровский, 1832-33), “Con gà trống vàng”, “Người da đen của Pyotr Đại đế” (không hoàn thành)…
Cùng với những người bạn, Pushkin đã thành lập tờ tạp chí Người đương thời (Современник). Nhiều tác giả nổi tiếng của Nga thời bấy giờ như Aleksandr Ivanovich Turgenev, N.V. Gogol, V.A. Zhukovski, P.A. Vyazemski đã ủng hộ bằng cách gửi những tác phẩm mới nhất của mình tới cho tạp chí này. Tuy nhiên, độc giả Nga khi đó chưa quen với những bài viết mang tính phê phán hiện thực sâu sắc đã không hưởng ứng tạp chí Người đương thời. Số lượng độc giả quá ít khiến ban biên tập lâm vào tình thế rất khó khăn, họ không có đủ tiền để trang trải cho việc in ấn và thù lao cho cộng tác viên. Hai số cuối của tạp chí có đến quá nửa là sáng tác của Pushkin, phần lớn là để vô danh. Tiểu thuyết “Người con gái viên đại úy” (Капитанская дочка) chính là được in trên tạp chí này.
(Puskin ở Xanhpeterbur)
Vợ của Pushkin – Natalia Goncharova là một phụ nữ đẹp và quý phái vì vậy luôn có rất nhiều người ái mộ, trong số đó có cả Nga hoàng Nikolai I. Trong khi đó Puskin, do nguồn gốc châu Phi của mình, lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt. Điều này làm cho Puskin rất khó chịu và không ít lần cảm thấy bực bội.
Chân dung vợ của Puskin
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d’Anthès – một sĩ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng là chồng của chị vợ mình. Puskin đã thách đấu súng, kết quả cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837.
Trận đấu súng cuối cùng của Puskin
Tượng đài nhà thơ Puskin ở Maxcova
Mường Xủng xin trân trọng giới thiệu những bài thơ nổi tiếng của Puskin.
SAO
Puskin
Một ngôi sao vừa rơi
vụt tắt trên bầu trời
hay là tên người ấy
vụt tắt ở trong tôi ?
Vẫn thấy trên bầu trời
có muôn vàn sao sáng
mà ở trong lòng tôi
như một hành lang vắng
Một ngôi sao vừa tắt
bầu trời vẫn không buồn
sao tên người ấy tắt
trong lòng tôi cô đơn ?
TÔI YÊU EM
Puskin
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
VÔ TÌNH
Puskin
Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau
Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau
Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngả
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi
Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mải miết
Vô tình em không biết
Hay vô tình quên đi
“ BÊN ĐOÁ HỒNG ”…
Puskin
Bên đóa hồng kiêu kỳ
Có con chim họa mi,
Loài danh ca sơn cước
Ngọt ngào lên tiếng hót
“ Nàng hồng ơi ! Nàng hồng !
Ta trong xiềng trong xích,
Nhưng lòng ta thỏa thích
Vì xiềng xích của nàng ”
Chim họa mi hót vang
Nhởn nhơ trong nô lệ
Trên bụi cành nguyệt quế,
Cạnh đóa hồng đẹp xinh
Trong bóng đêm hữu tình.
CON CHIM HOẠ MI VÀ NHÀNH HỒNG
Puskin
Giữa vườn xuân bóng đêm tịch mịch
Chim họa mi thánh thót bên nhành hồng
Nhưng đóa hồng kia chẳng chút động lòng,
Mà lặng lẽ đung đưa rồi thiếp giấc,
Bản tình ca vẫn du dương và réo rắt.
Vì sắc đẹp lạnh lung ngươi hát làm chi ?
Hỡi, thi nhân , hãy mau tỉnh dậy đi !
Uổng công thôi, ngươi nhìn thấy đấy :
Nó mơn mởn sắc hương lộng lẫy
Nhưng chẳng chút gì xúc động cảm rung;
Nó làm ngơ chẳng đáp lại tiếng lòng.
“CÔ GÁI HAY GHEN KHÓC”
Puskin
Cô gái hay ghen khóc sụt sùi,
Trách chàng trai trẻ mãi không nguôi;
Ngả xuống vai cô…, chàng thiếp ngủ
Quên hờn, ru giấc ngủ, cô cười…
LÁ THƯ BỊ ĐỐT CHÁY
Puskin
Vĩnh biệt lá thư tình ! Thôi vĩnh biệt :
Ý nàng đây, sao ta mãi phân vân ?
Bàn tay ta sao mãi chẳng muốn buông
Niềm vui sướng của ta cho ngọn lửa…
Nhưng đủ rồi ! Phân vân làm chi nữa
Cháy đi thôi thư ấp ủ yêu đương !
Lòng ta yên rồi chẳng chút vấn vương
Này ngọn lửa tham tàn đang sắp cuốn
Những trang giấy thư em… xin chút gượm !
Bốc lửa rồi ! Làn khói nhẹ vẩn vơ
Tan nhòa cùng lời cầu nguyện của ta
Hình chiếc nhẫn ước thề trên xi gắn
Đã biến mất, xi chảy sôi… Ôi thần thánh !
Thế là xong ! than giấy mỏng cuộn tròn,
Trên tàn than trắng đâu nét thiêng liêng…
Cả lồng ngực của ta dường thắt lại
Hãy lưu mãi giữa lòng ta quằn quại,
Hỡi niềm vui chua xót của đời ta,
Cuộc đời buồn, ôi thân thiết tàn tro.
“ XIN ĐỪNG HÁT ”…
Puskin
Xin đừng hát bên anh những bài ca
Gruzi sầu thương ơi người đẹp
Chúng gợi lại cho anh trang đời khác,
Gợi lại cho anh nhớ lại dải bờ xa.
Ôi, tiếng hát của em sao tai ác !
Gợi cho anh nhớ nội cỏ đồng hoa
Và đêm trăng cùng dung nhan dáng nét
Cô gái buồn vời vợi bóng mờ xa
Nhìn thấy em anh vụt quên tất cả
Bóng dáng dịu hiền và mỏng manh
Nhưng em hát trước mặt anh phút đó
Bóng dáng xưa bỗng hiện lại rõ rành.
Xin đừng hát bên anh những bài ca
Gruzi sầu thương, ôi người đẹp !
Chúng gợi lại cho anh những trang đời khác,
Gợi cho anh nhớ lại dải bờ xa.
NHỮNG DÒNG THƠ VIẾT TRONG ĐÊM KHÔNG NGỦ
Puskin
Tôi thao thức nến đèn tắt cả;
Mộng buồn tênh, tăm tối khắp nơi
Chỉ có tiếng đồng hồ cô lẻ
Vẳng đều đều bên cạnh giường tôi.
Tiếng chuyện phiếm các nàng tiên nữ,
Tiếng bước đời chuột xám chạy qua
Tiếng xao xuyến đêm dài thiếp ngủ…
Cớ sao người day dứt lòng ta,
Có nghĩa gì tiếng thì thào tẻ ngắt ?
Lời than vãn hay là lời trách móc
Của một ngày ta đã bỏ trôi qua ?
Hay là ngươi muốn đòi hỏi gì ta
Ngươi gọi ta hay là ngươi báo mệnh ?
Ta muốn hiểu được ngươi cho tường tận,
Ta muốn dò tìm ý nghĩa trong ngươi…
TU VIỆN TRÊN ĐỈNH NÚI
Puskin
Núi giữa núi riêng ngươi cao nhất,
Đỉnh hùng vĩ của ngươi, ka zơ bêch,
Tỏa hào quang chói lọi muôn đời.
Như con thuyền bơi giữa lưng trời
Tu viện của ngươi nằm trong mây khói
ẩn hiện trên đỉnh núi chơi vơi.
Ôi chốn xa xăm lòng hằng ao ước !
Giá được lên trên đỉnh tự do kia,
Gửi gắm lại một lời từ biệt
Với khe ngàn tù túng giam ta !
Lên tăng phòng trong tu viện mây nhòa.
Bên Thượng đế ta làm người hàng xóm !
NGƯỜI TÙ
Puskin
Tôi ngồi trong chấn song ngục lạnh,
Chú đại bang non trẻ trong lồng.
Bên cửa sổ anh bạn buồn chớp cánh
Rỉa miếng mồi thịt máu đỏ loang.
Rỉa, rồi bỏ, rồi nhìn qua ô cửa,
Như cùng tôi chung một tâm tư.
Và ánh mắt, và tiếng kêu giục giã
Như cùng tôi muốn nhủ : “ Ta bay đi !
Bay , bay đi , ta loài chim tự do !
Bay về miền núi ngời sau mây xám,
Bay về vùng nước biển xanh phẳng lặng,
Bay về nơi chỉ có gió…và ta !…”
KAPKAZ
Puskin
Kapkaz dưới chân ta. Một mình ta trên đỉnh
Bên vực sâu, trên tuyết trắng mênh mông;
Con đại bàng cất bay từ núi thẳm,
Ngang cùng ta dừng cánh lặng trong không
Từ nơi đây ta thấy nguồn suối chảy
Và bước đầu núi sụp lở hãi hùng;
Dưới chân ta mây mù trôi ngoan ngoãn;
Qua làn mây thác nước đổ ầm vang;
ở tầng dưới đá nhấp nhô tảng tảng;
Rồi rêu phong gầy guộc, bụi khô cằn;
Rồi đến những rừng cây vòm xanh thắm
Nơi chim kêu, nai chạy tung tăng.
Rồi dưới nữa ngươi quây quần trong núi,
Đàn cừu lần theo bãi vực phì nhiêu.
Chàng mục đồng xuống lũng vui phơi phới,
Giữa đôi bờ râm mát Ara reo.
Kỵ mã nghèo nương thân trong hang núi
Nơi dòng sông Terec dập dìu.
Và dập dìu và réo ầm như mãnh thú
Nhốt sau lần cũi sắt thấy mồi ngon.
Và trào đập lên bờ hăng vô bổ
Sóng đói thèm liêm liếm đá nhô hòn.
Vô ích cả ! Không mồi ngon, không lí thú
Đá lặng câm kẹp chặt lòng sông.
“ ÁNH MẶT TRỜI ”…
Puskin
Ánh mặt trời của ban ngày đã tắt
Sương chiều nhẹ đã trùm lên biển biếc.