Ý nghĩa của Trầu, Cau trong lễ cưới người Việt

Phong tục cưới hỏi của người Việt – trầu cau là một tập tục không thể thiếu trong trong nghi thức cưới hỏi. Theo tích xưa, tục ăn trầu có từ thời vua Hùng để lại. Có lẽ trong chúng ta ai cũng quen thuộc với sự tích trầu cau thắm đượm tình người, keo sơn gắn bó trong Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp. “Miếng trầu là đầu câu truyện – Miếng trầu làm dâu nhà người”.

 

Bởi vậy: Mà ông cha thường khuyên bảo rằng: “làm thân con gái chớ ăn trầu người”, “miếng trầu ân nặng bằng trì – ăn rồi em biết lấy gì đền ơn” trầu cau luôn có mặt trong các nghi lễ cưới hỏi của người Việt từ lễ dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu cho đến lễ cưới.

 

-” Vào vườn hái quả cau xanh

 

Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu

 

Trầu này trầu tính trầu tình

 

Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta”

 

-“Yêu nhau chẳng nói khi đầu

 

Để cho cha mẹ nhận trầu người ta”

 

 

 

Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam có các nghi thức cưới hỏi không thể thiếu: lễ chạm ngõ: người lớn hai bên nhà trai, nhà gái chính thức nói chuyện cho đôi trẻ tìm hiểu, xưng tên, tuổi xung hợp; lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ cưới.

 

Phong tục  còn có lễ thách cưới của nhà gái với nhà trai trong lễ hỏi không thể thiếu một mâm trầu cau, để mới bà con, làng xóm đến uống nước, xơi trầu chung vui với hai họ, quả cau như một lời thông báo tin hỉ của hai họ, thay lời mời tới hai họ về đám cưới của đôi bạn trẻ, khi đã nhận mâm trầu cau ở lễ hỏi, cô dâu – chú rể dù chưa chính thức cưới cũng được coi như con cái trong nhà hai họ, đánh dấu mối quan hệ thân thiết giữa hai họ nhà trai, nhà gái, cô gái giờ là hoa đã có chủ, là “vị hôn thê” của chàng trai.

 

 

Dù có cả mâm lễ trầu cau trong đám hỏi thì nghi thức cưới hỏi xin dâu cũng không thể thiếu cơi trầu, quả cau của họ nhà trai với nhà gái, “Miếng trầu là đầu câu truyện” để nhà trai xin thưa giờ đón dâu với nhà gái, và cũng thông báo chính thức cô gái sắp tiễn biệt cha mẹ về nhà trai làm dâu con trong nhà “Miếng trầu làm dâu nhà người”.

 

Khi tổ chức lễ cưới, một nghi thức cưới hỏi đẹp đẽ là cô dâu, chú rể mang trầu têm cánh phượng đi mời ông bà, cha mẹ, bà con lối xóm hai họ, coi như lời chào, lễ gặp mặt ra mắt của cô dâu chú rể với họ hàng hai họ.

 

 

 

Trầu cau trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ ông cha truyền lại, nét đẹp văn hóa, có lễ, có nghĩa, là lời mở đầu câu truyện xin thưa của người Việt: “Kiếm một cơi trầu sang biếu cụ”. Nghi thức cưới hỏi của người Việt Nam dù có đổi thay theo thời đại, có mới mẻ thế nào cũng không thể thiếu trầu cau, dù thời đại thay đổi bao thăng trầm của thời gian, thì người Việt vẫn giữ nét đẹp văn hóa này trong cưới hỏi, như lời chúc phúc tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình gắn bó, keo sơn đỏ thắm, sự hòa hợp của âm (đá vôi) – dương (cây cau) được nối liền, hợp lại cùng nhau qua sự kết nối của dây trầu “trầu vàng nhá với cau xanh – Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”

 

Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo thêm những hình ảnh về mâm quả, các lễ vật trong lễ cưới hỏi, bạn có thể xem thêm