Ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới trong hôn nhân | Apj.vn
Nhẫn cưới là một tín vật vô cùng thiêng liêng và có một ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi cặp vợ chồng. Việc đeo nhẫn cưới khẳng định sự ràng buộc và kết nối giữa hai người yêu nhau như một cách“khẳng định chủ quyền” trong hôn nhân.
Bên cạnh đó, việc đeo nhẫn cưới trên tay còn bao gồm nhiều ý nghĩa sâu xa khác. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của nhẫn cưới
Nhẫn cưới có nguồn gốc từ Ai Cập khi từ xa xưa người dân nước này đã dùng những chiếc vòng tròn được tạo từ hoa cỏ, thân cây gỗ, xương động vật hoang dã để trao cho nhau trong ngày cưới. Theo người Ai Cập, vòng tròn không có điểm đầu và điểm cuối, nó như một sự biểu hiện của vô cùng tận, bất diệt, vĩnh cửu và trường tồn.
Chính vì ý nghĩa này mà sau chiến tranh thế giới thứ II các cặp nhẫn cưới được làm từ chất liệu vàng, bạc, đồng đã ra đời tại các quốc gia Châu Âu như: Pháp, Đức, Anh…, được xem là tín vật biểu tượng của tình yêu hôn nhân và tồn tại mãi cho đến sau này.
Hiện nay, nhẫn cưới đã được nghệ nhân kim hoàn chế tác đẹp mắt và tinh tế hơn từ những chất liệu vàng, bạc, kim cương, bạch kim. Thậm chí còn được đính đá sapphire, ruby, kim cương đắt tiền để làm sang trọng và đẳng cấp cho sản phẩm. Trong lễ thành hôn của con người trên toàn cầu, cặp nhẫn cưới luôn xuất hiện để gắn kết hai người yêu nhau về chung một mái nhà trước sự chứng kiến của đông đảo quan viên hai họ.
Ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới trong hôn nhân
Trong hôn nhân, nhẫn cưới có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó chính là vật minh chứng cho tình yêu đã được đơm hoa kết trái sau khoảng thời gian tìm hiểu của đôi nam nữ yêu nhau. Khi họ quyết định lồng nhẫn cưới vào tay nhau tức là họ tự nguyện ràng buộc cuộc đời của mình vào cuộc đời của đối phương bằng một tình yêu chân thành nhất.
Cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới trước bàn thờ gia tiên khi có sự chứng kiến của hai bên gia đình. Đây là nghi thức trang trọng trong ngày cưới, được thực hiện công khai như một lời cam kết của mỗi cặp đôi.
Thêm vào đó, nhẫn cưới còn mang một ý nghĩa khác, đó chính là bằng chứng của hôn nhân. Tức là cặp đôi nào quyết định nên duyên vợ chồng mới được phép đeo nhẫn cưới trên tay. Đây cũng là một sự “khẳng định chủ quyền” với tất cả mọi người, nhắc nhở chính bản thân người đeo phải chung thủy với người vợ hoặc người chồng của mình.
Đồng thời việc đeo nhẫn cưới còn là tín hiệu cho những người khác biết rằng đừng nên tiếp cận tình yêu đối với những người đã có gia đình để tránh việc gây nên đổ vỡ hôn nhân của người khác.
Trong Phật Giáo, việc đeo nhẫn cưới trong hôn nhân còn mang một thông điệp giáo dục lớn lao khi chữ Nhẫn trong hai từ nhẫn cưới đó cũng chính là chữ Nhẫn trong “nhẫn nhịn”, “nhẫn nại”.
Tức là ông bà ta muốn mỗi cặp vợ chồng khi về chung một nhà phải luôn chia ngọt sẻ bùi, yêu thương, nhẫn nhịn nhau để giữ gìn cuộc hôn nhân lâu dài và xây dựng một mái ấm gia đình vững chắc. Chữ “Nhẫn” cũng chính là đức tính hàng đầu cần phải có của mỗi con người.
Cặp đôi nên đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào?
Với ý nghĩa quan trọng trong hôn nhân, nhẫn cưới phải được đeo vào ngón tay của cô dâu, chú rể và phải đeo ở ngón áp út. Tại sao như vậy? Bởi vì đây là quan niệm đeo nhẫn cưới có từ lâu đời khi nhiều nhà y cổ học cho rằng, ngón áp út là ngón tay chứa nhiều dây thần kinh dẫn đến trái tim nhất. Vì thế, khi đeo nhẫn cưới ở ngón áp út sẽ góp phần trong việc gắn kết trái tim của hai người yêu nhau lại với nhau.
Ngoài ra, theo quan niệm của người Châu Á, trên bàn tay mỗi người có 5 ngón tay, mỗi ngón đại diện cho một người quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Trong đó, ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là bạn bè. Vì thế, nhẫn cưới phải được đeo ở ngón áp út.
Khi đeo nhẫn cưới, bạn nên nhớ câu “nam tả, nữ hữu”. Vì thế, cô dâu phải đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của bàn tay phải. Trong khi đó, chú rể đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của bàn tay trái. Tuy nhiên, điều này cũng không phải ép buộc hoàn toàn khi nó tùy vào sở thích của mỗi cặp đôi.
Cho dù bạn đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của bàn tay nào đi nữa thì ý nghĩa của nhẫn cưới cũng không bao giờ thay đổi.
Nhẫn cưới đã truyền một ý nghĩa sâu sắc trong hôn nhân. Vì thế, nhẫn cưới trở thành trang sức không thể thiếu ở bất cứ đám cưới nào. Khi cặp đôi nào quyết định về chung một nhà thì hãy luôn yêu thương nhau và giữ gìn cặp nhẫn cưới thật cẩn thận vì nó là vật hiện hữu của tình yêu. Nếu bạn đang muốn sở hữu một cặp nhẫn cưới đẹp mắt, sang trọng và ý nghĩa thì hãy đến liên hệ với Anh Phương Jewelry – thương hiệu trang sức uy tín và được yêu thích nhất tại Việt Nam để được tư vấn, chiêm ngưỡng và thử nhẫn.