Cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai phải làm sao

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BSCK I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bị cúm khi đang mang thai là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Virus gây cảm cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có nguy cơ kích thích co bóp tử cung dẫn đến hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.

1. Nguyên nhân gây cảm cúm ở bà bầu

Bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng mang thai rất nguy hiểm bởi ở giai đoạn đầu thai kỳ, em bé mới đang bắt đầu hình thành và phát triển dần dần các bộ phận của cơ thể. Lúc này thai nhi đáp ứng kém với sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ. Bên cạnh đó một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai chết lưu.

Bà bầu bị cúm không nên chủ quan trước tình trạng bệnh. Mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kê đơn thuốc và các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống.

Tuy nhiên, bà bầu bị cúm, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển, và phát hiện những bất thường của thai thông qua siêu âm.

2. Dấu hiệu nhận biết cúm ở bà bầu trong 3 tháng đầu

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị cảm cúm:

  • Ho khan;
  • Bị sốt khi mang thai, có thể sốt ít hoặc nhiều, vì không phải ai bị cúm sẽ bị sốt;
  • Viêm họng;
  • Ớn lạnh;
  • Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể;
  • Đau đầu;
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi;
  • Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.

Các triệu chứng cúm xảy ra nhanh gọn và hoàn toàn có thể nghiêm trọng. Triệu chứng có xu thế nghiêm trọng hơn và lê dài hơn, thường lê dài từ 1 đến 2 tuần .Mẹ bầu hoàn toàn có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt quan trọng là vào mùa đông. Nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng mình bị cúm, nên trò chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, trong vòng 48 giờ tiên phong khi có những tín hiệu .

Nếu mẹ bầu có nguy cơ bị biến chứng do cúm, khi cần thiết các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn trị triệu chứng có thể giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng, nhưng cần phải được thực hiện ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Điều trị viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto bằng thuốc

3. Lưu ý trong điều trị bà bầu bị cảm cúm

Một điều cần hết sức lưu ý là khi bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Nhiều loại thuốc gây tác động ảnh hưởng đến thai nhi nên xem xét khi sử dụng như :

  • Thuốc kháng virus như Flumadine, Relenza, Tamiflu hoặc Symmetrel: Có khả năng gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
  • Aspirin và ibuprofen: Aspirin có nguy cơ gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
  • Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong sirô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai.

Ngoài ra, mặc dầu có tự điều trị bằng những giải pháp tại nhà với những thảo dược thì bà bầu cũng cần quan tâm và tìm hiểu thêm tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có tín hiệu lạ khi dùng những giải pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt .Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thảo dược dùng để xông trong tương hỗ điều trị cảm cúm, sát trùng mũi họng. Các loại thảo dược hoàn toàn có thể là dược liệu tươi, dược liệu khô hoặc được trình diễn dưới dạng viên xông, thành phần của những loại này cũng rất phong phú nên khó xác lập được tính bảo đảm an toàn cho phụ nữ có thai .

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bà bầu bị cảm cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và con yêu. Việc chủng phòng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ 3 tháng đầu thai kỳ đến khi sinh.

Tiêm chủng trước mang thai: Nên tiêm lẻ hay tiêm gói?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng vắc-xin cúm cho phụ nữ có thai. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% bệnh nhân được tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi các chỉ số sinh học trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn