Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 nên làm gì?

Cảm cúm là bệnh lý khá phổ biến và thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên với chị em đang mang thai thì cảm cúm là nỗi lo lắng, vậy bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 thì nên làm gì để không bị ảnh hưởng vì bệnh lý này.

1. Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 biểu hiện thế nào?

Cảm cúm thường xảy ra vào thời điểm giao mùa như mùa đông xuân và khi thời tiết thay đổi. Ai cũng có thể bị cảm cúm nhất là những người có sức đề kháng kém, miễn dịch lỏng lẻo. Dấu hiệu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 cũng giống như các trường hợp cảm cúm thông thường như đau nhức toàn thân, các cơ bắp nặng nề, rất mỏi mệt, hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh…Tuy nhiên nếu bà bầu thấy có các triệu chứng như sốt kèm buồn nôn, chóng mặt thì bà bầu phải thận trọng vì nếu sốt cao sẽ làm thân nhiệt bà bầu tăng lên gây mệt mỏi, rối loạn sự trao đổi chất sinh độc tố và ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc này bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị và cải thiện các triệu chứng cảm cúm

2. Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 nên làm gì?

Thông thường người bệnh cảm cúm chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn những món ăn mềm dễ tiêu hóa là sẽ khỏe lại nhanh. Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 4 cũng được khuyên nên :

  • Nghỉ ngơi, thư giãn và ăn những món ăn như súp, cháo… vừa dễ tiêu hóa và dinh dưỡng, giúp phục hồi nhanh.
  • Bà bầu nên uống nhiều nước ấm, nước trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Uống đủ lượng nước cơ thể cần từ 2 – 3l nước cũng sẽ giúp hạ sốt.
  • Bà bầu nên nằm nghỉ, nghe nhạc… hạn chế vận động.
  • Bà bầu chỉ nên tắm nước ấm không nên tắm nước lạnh và tránh để cơ thể quá nóng, ra mồ hôi nhiều.
  • Bà bầu cũng có thể ăn tỏi để diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và các loại vi rút gây bệnh, vì tỏi chứa thành phần kháng sinh allicin, giàu glucogen, fitonxit là của cảm cúm.
  • Nếu sốt cao bà bầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc hạ sốt, điều trị tình trạng ho, đau họng nếu có.

Tuy nhiên sau khi đã thực hiện những điều này mà các triệu chứng của cảm cúm vẫn không thuyên giảm như sốt cao, nôn ói, choáng váng… thì bà bầu nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh biến chứng không mong muốn có thể xảy ra..

3. Bà bầu nên cẩn trọng khi dùng thuốc

Trong suốt thai kỳ bà bầu dùng thuốc gì đều cần tham khảo hoặc có chỉ định của bác sĩ. Có một số loại thuốc điều trị cảm cúm bà bầu có thể dùng như: Acetaminophen là loại thuốc thường được dùng với những bà bầu bị cảm cúm trong thai kỳ. Clorpheniramin là thuốc kháng histamin dành cho bà bầu khi bị cảm cúm. Hay Pseudoephedrine là loại thuốc trị nghẹt mũi nhưng chỉ dùng cho bà bầu đã qua 3 tháng đầu của thai kỳ, vì nếu dùng sớm hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của thai nhi.

Do đó trong suốt thai kỳ việc bà bầu uống thuốc gì đều cần tìm hiểu thêm bác sĩ và nếu tốt nhất là tránh dùng thuốc khi bị cảm cúm để hoàn toàn có thể tránh tác động ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Nhiều loại thuốc có công dụng phụ là dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén … nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và tác dụng .

Để tránh bị cảm cúm khi mang thai, bà bầu có thể chọn cách tiêm vacxin cúm trước khi mang thai hoặc tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra bằng cách dùng viên uống thảo dược có chứa các thành phần Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Viên uống còn thích hợp để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra.

>> Phần tiếp theo: Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 liệu có nguy hiểm?