Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu.pdf (Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu) | Tải miễn phí

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu

pdf

Số trang Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
45
Cỡ tệp Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
501 KB
Lượt tải Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
1
Lượt đọc Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
58
Đánh giá Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu

4.2 (
5 lượt)

45501 KB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 45 trang, để tải xuống xem không thiếu hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG

Gi¸o tr×nh

CH¡M SãC SøC KháE BAN §ÇU
Tµi liÖu ®µo t¹o sơ cÊp d©n sè y tÕ

Hµ Néi – N¨m 2011

Lời nói đầu
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu là một phần rất quan trọng của Chiến lược
phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,
của từng gia đình và của toàn xã hội. Xác định mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của
công tác chăm sóc sức khỏe, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác này, có kế
hoạch đến từng gia đình ở tuyến cơ sở.
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu được biên soạn làm tài liệu học tập cho
đối tượng là sinh viên đạt trình độ chuyên môn sơ cấp dân số – y tế, trên cơ sở
Chương trình đào tạo dân số – y tế trình độ sơ cấp chuyên nghiệp đã được Bộ Y tế
phê duyệt.
Mục tiêu của tài liệu nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về
nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ cho
đội ngũ cán bộ cơ sở.
Công tác Chăm sóc sức khỏe ban đầu luôn vẫn là một lĩnh vực mới ở nước ta.
Vì vậy, trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học,
các cán bộ quản lý và đông đảo bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Các tác giả

1

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Bài 1. CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU …………………3
1. Đại cương ………………………………………………………………………………………………..3
2. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu: ………………………………………………….3
3. Các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu ………………………………10
Bài 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU …12
1 Đại cương:………………………………………………………………………………………………12
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng chăm sóc sức khỏe ban đầu ………………..13
Bài 3. CÁC BIỆN PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐỂ THỰC HIỆN CHĂM SÓC ……………..17
SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI VIỆT NAM …………………………………………………………17
1. Kiện toàn tổ chức và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe nhân dân: ………17
2. Đào tạo, bố trí nhân lực khoa học và phát triển công nghệ ………………………….18
3. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt các nguồn lực. ……………………………………….18
4. Xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ………………………..19
6. Phát huy và phát triển y học cổ truyền dân tộc kết hợp y học cổ truyền…………20
với y học dân tộc ………………………………………………………………………………………..20
7. Đảm bảo thuốc chữa bệnh, phát triển công nghiệp Dược và trang thiết bị y tế .21
Bài 4. QUY TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ……………………………22
1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………………22
2. Quy trình điều dưỡng: ……………………………………………………………………………..23
Bài 5. THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI CỘNG ĐỒNG……25
1. Mục đích của thăm gia đình: ……………………………………………………………………26
2. Qui trình thăm gia đình: …………………………………………………………………………..26
Bài 6. QUẢN LÝ SỨC KHOẺ TẠI TRẠM Y TẾ ………………………………………………28
1. Khái niệm quản lý sức khoẻ cộng đồng: ……………………………………………………28
2. Lập kế hoạch hành động: …………………………………………………………………………30
3. Thống kê và sổ sách quản lý y tế cơ sở: …………………………………………………….31
3. Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong ……………………………………………………………..40
4. Báo cáo thống kê của tuyến y tế xã/phường: ………………………………………………41
5. Một số chỉ tiêu quan trọng ở tuyến y tế cơ sở: ……………………………………………42

2

ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

Bài 1. CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
Mục tiêu:
1. Thuộc được khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2. Trình bày được 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
3. Phân tích được các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Nội dung:
1. Đại cương
1. 1 Khái niệm về sức khỏe
Định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn
diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có
bệnh hay không bị thương tật.
1. 2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu. :
CSSKBĐ1 là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên phương pháp và kỹ
thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi
người chấp nhận thong qua sự tham gia đầy đủ của họ với giá thành mà họ chấp
nhận được nhằm đạt được sức khỏe cao nhất. CSSKBĐ nhằm nâng cao sức khỏe,
phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.
2. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ chức y tế thế nhận định là cách chăm sóc có
hiệu quả nhất và chi phí thấp mà cộng đồng có thể chấp nhận được. Nhiều nước trên thế
giới đã thực hiện và cho kết quả khả quan. tại hội nghị ở Alma- Ata đã khẳng định vị trí
của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể áp dụng thành công ở các nước khi có sự tham gia
của các chính phủ. Tại Việt nam, từ 12 tháng 9 năm 1978 sau khi tuyên ngôn Alma –Ata
ra đời, ngành y tế việt nam đẩy mạnh công tác xây dựng ngành y tế đặc biệt là tuyến y tế
cơ sở (trạm y tế cơ sở) để chăm sóc sức khỏe toàn dân ở mức cao nhất. Do điều kiện về
1

Chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3

vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị, nên Việt nam đưa thêm 2 nội dung nữa vào 8 nội
dung CSSKBĐ của tuyên ngôn Alma- Ata đó là nội dung thứ 9 và 10.
2. 1 Giáo dục sức khỏe (GDSK) nhằm thay đổi những thói quen và lối sống
không lành mạnh,có hại thành có lợi cho sức khỏe
GDSK là để người dân có kiến thức tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Khi
chính người dân tự nhận ra những thói quen, lối sống và phong tục tập quán có hại
cho sức khỏe thì họ sẽ tự mình thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe. Họ sẽ
thấy trách nhiệm của họ trước bản thân và cộng đồng. GDSK có vị trí quan trọng
trong công tác y tế,nhưng nó đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
(CSSKBĐ) vì GDSK có liên quan đến tất cả các nội dung khác của chăm sóc sức
khỏe ban đầu, bởi khi Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới thì
Những thói quen, phong tục tập quán và lối sống đôi khi sẽ là rào cản trong sự
hội nhập.
Giáo dục sức khỏe để người dân có nhận thức về sức khỏe, từ đây họ có cách
ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của họ. Khi có ý thức về sức khỏe
cộng đồng thì họ sẽ có ý thức gìn giữ và bảo vệ cho chính họ và cộng đồng.
2. 2 Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý
Ăn uống là một nhu cầu cơ bản của con người. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng
là yêu cầu cấp thiết của các nước đang phát triển. Điều kiện kinh tế của Việt Nam
còn nhiều khó khăn, mục tiêu của chúng ta là xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất
lượng dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm. Chúng ta đã xây dựng
cơ cấu bữa ăn hợp lý đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng
(đạm, đường, mỡ và các chất vi lượng, vi tamin). Giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng
cao nhận thức của cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý, để đảm bảo phòng tránh được
những bệnh do dinh dưỡng gây ra. Vận động cộng đồng tự giải quyết vấn đề dinh
dưỡng và sử dụng hợp lý những nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có ở địa phương,
phát triển hệ sinh thái V. A. C (vườn, ao, chăn nuôi). Giúp cho cộng đồng biết cách
tổ chức bữa ăn hợp lý vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa phù hợp với khẩu vị của từng
địa phương. Đảm bảo bữa ăn trong từng gia đình cũng là một trong những yêu cầu
của chiến lược dinh dưỡng nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách khuyến
khích sản xuất tăng nguồn của cải vật chất trong xã hội đồng thời nghiên cứu chế
biến các sản phẩm nông nghiệp nhằm cung cấp nội địa và xuất khẩu.

4

2. 3 Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
– Đẩy mạnh giáo dục vệ sinh môi trường: giáo dục cho thế hệ trẻ và cả những
người ít có khả năng tiếp cận các thông tin về vấn đề môi trường. hướng dẫn trên
các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, trong nhà trường … tất cả các
thông tin nên ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện.
– Giải quyết tốt các chất thải bỏ: phân người và gia súc, nước, rác thải …Cần
khuyến khích người dân chăn nuôi tập trung và hướng dẫn họ cách sử dụng BIOGA
để khai thác khí thải thành khí sử dụng để đun, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa đảm
bảo vệ sinh môi trường do mùi các chất thải sinh ra.
– Tiêu diệt các trung gian truyền bệnh: ruồi,muỗi, gián,rận,rệp, bọ chét, chuột
…Khuyến khích người dân sống vệ sinh và diệt các trung gian truyền bệnh bằng
các loại phương tiện tránh gây ô nhiễm môi trường (VD: dùng bẫy chuột, vợt muỗi
bằng vợt điện …)
– Cung cấp nước sạch cho nhân dân: Người dân thành phố được sử dụng nguồn
nước máy đã qua xử lý nên nguồn nước rất sạch nhưng tại đâu đó người dân vẫn tự
đục đường ống dẫn nước nên nguồn nước bị ô nhiễm. Ở những vùng nông thôn, nơi
nước sử dụng hàng ngày là hồ ao, sông ngòi … Những nơi này nguồn nước bị nhiễm
bẩn bởi phân tươi và hóa chất độc hại (do làng có nghề phụ thải ra). Bệnh truyền
nhiễm và các bệnh do hóa chất độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cộng đồng. Cung cấp nước sạch là cách phòng tránh cho cộng đồng khỏi mắc nhiều
bệnh trong đó thông thường nhất là bệnh lây qua đường tiêu hóa và bệnh ngoài da.
– Đẩy mạnh trồng cây xanh để tạo những lá phổi lớn làm trong sạch môi
trường: Trong nhiều năm qua rừng bị tàn phá trên diện rộng ở nhiều nước trên thế
giới, lượng khí thải CO2 do các nhà máy và các loại nhiên liệu hóa thạch khác được
đốt dẫn tới gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính, trái đất ngày càng bị nóng lên.
Để tránh thảm họa này, con người phải tích cực trồng cây xanh. Cây xanh giúp cho
điều hòa khí hậu,đồng thời tránh xói lở đất khi có lũ lụt xảy ra.
2.4 Chăm sóc sức khỏe trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
Trong công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em hiện nay là:
Đẩy mạnh giáo dục về dân số kế hoạch hóa gia đình: giáo dục dân số kế hoạch
hóa gia đình nhằm làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải
thiện một cách tốt nhất. muốn được như vậy cần giáo dục cho người dân nhận thức
được vấn đề phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1
đến 2 con, đẩy mạnh phong trào nuôi con khỏe dạy con ngoan
5

– Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, nhất là tử vong sơ sinh.
. Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh tử vong rất cao do chưa được quan tâm đúng mức; mặt
khác do phong tục tập quán lạc hậu ( tự đỡ đẻ hoặc mời các bà lang vườn …) Vận
động được người dân tự nguyện đến các trung tâm y tế để được chăm sóc từ khi có
thai đến khi sinh và sau sinh là việc làm của cả cộng đồng.
– Giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em: Trẻ em được chăm
sóc tốt từ trong bụng mẹ sẽ phát triển về tinh thần và thể chất tốt,điều đó có nghĩa là
giống nòi được cải tạo nhờ dinh dưỡng. Khẩu hiệu “ trẻ em hôm nay – thế giới ngày
mai ”hoàn toàn đúng khi sự chăm sóc và giáo dục trong một môi trường tốt thì
chúng ta sẽ có một thế hệ công dân tốt trong tương lai. Chiều cao và cân nặng của
trẻ em ngày càng được cải thiện nhờ sự hiểu biết của các bậc cha mẹ đã giành nhiều
chế độ dinh dưỡng, đặc biệt từ khi mang thai. Người mẹ được đảm bảo dinh dưỡng
tốt sẽ sinh ra những em bé không bị suy dinh dưỡng bào thai.
– Nội dung công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em (tóm tắt trong chương trình
GOBIFFF) chương trình này gồm
+ Sử dụng biểu đồ tăng trưởng theo dõi sức khỏe trẻ em (Growth
monitoring) để theo dõi sự phát triển về thể chất của trẻ.
+ Bù nước và điện giải bằng đường uống (Oral rehydratation); đây là loại
thuốc vừa thông dụng, vừa rẻ tiền, vừa dễ sử dụng. Sử dụng loại thuốc tiện lợi này
đã hạn chế được tỷ lệ trẻ tử vong hàng năm do tiêu chảy và một số bệnh khác như:
Sốt chưa rõ nguyên nhân,Sốt xuất huyết, Sốt rét …
+ Nuôi con bằng sữa mẹ (Brest feeding): Trước đây các bà mẹ cho con bú mẹ
hoàn toàn. Ngày nay do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người mẹ sử dụng sữa bò
để nuôi con. Khi nuôi con bằng sữa bò, nhiều yếu tố có thể gây cho trẻ bị bệnh như
mất vệ sinh bình sữa,mất vệ sinh từ người chăm sóc trẻ …Các nhà khoa học đều
khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ vừa rẻ tiền vừa đảm bảo tránh cho trẻ bị mắc các
bệnh đường ruột. Nuôi con bằng sữa mẹ còn có lợi ích vì nó là sợi dây thắt chặt tình
mẫu tử và đứa trẻ được hưởng nguồn kháng thể từ sữa mẹ, giúp cho trẻ có sức đề kháng
tốt tránh các bệnh nhiễm trùng.
+ Tiêm chủng phòng bệnh (Immunisation): trước đây các bệnh truyền nhiễm
đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Từ khi có tiêm chủng mở rộng tỷ lệ chết do
các bệnh truyền nhiễm giảm đi rõ rệt. Trẻ được tiêm phòng 6 loại bệnh thường gặp:
Lao, Bại liệt,Bạch hầu,Ho gà, Uốn ván ,Sởi. Các quốc gia có điều kiện có thể tiêm
mở rộng thêm các loại vacxin mà từng vùng,từng miền các bệnh dịch đó phát triển.
6

+ Kế hoach hóa gia đình ( family planning) Để hạn chế bùng nổ dân số, các quốc
gia phải tham gia vào chương trình nhằm đưa tỷ lệ sinh trong tầm kiểm soát.
+ Thực phẩm bổ xung cho bà mẹ và trẻ em (Food supplements) Bổ xung các
chất cần thiết cho cơ thể trong đó có các vi chất và vi tamin. Chế độ ăn uống không
hợp lý có thể dẫn đến nhiều bệnh tật từ đó phát sịnh. Những thực phẩm cần bổ xung
cho chế độ ăn của mẹ và bé phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình và tình trạng
của từng bé. Ở những gia đình kinh tế còn khó khăn thì vấn đề tự cung tự cấp tại
chỗ những sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng; trứng gà, gà, vịt, rau … theo mô
hình VAC đã đem lại nhiều kết quả tốt trong phòng chống suy dinh dưỡng. Cần làm
công tác tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu biết chiến lược dinh dưỡng của
nhà nước nhằm cải thiện quan niệm về dinh dưỡng: các phong tục tập quán kiêng
ăn khi có thai, sau khi sinh …Phát động phong trào toàn dân mỗi gia đình tự chăn
nuôi và trồng trọt đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình trong khả năng của mình.
+ Giáo dục nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ (Femal education): vai trò
của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là vô cùng to lớn. Người phụ nữ đảm
trách công việc nuôi dạy con nên sự hiểu biết của họ vô cùng quan trọng. Những
năm đầu đời của bé (trong 3 năm đầu) được nuôi dạy một cách khoa học sẽ tạo nền
tảng cho nhận thức của trẻ sau này. Người phụ nữ có học vấn và được giáo dục tốt
thì khi có gia đình, có con cái, chính họ sẽ tạo dựng cho thế hệ sau những phẩm
chất tốt đẹp có tính nhân văn: biết lẽ phải, biết yêu thiên nhiên, yêu con người …
Làm cho thế giới được yên bình hơn.
2.4 Tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh dịch lưu hành phổ biến của trẻ em
tại địa phương.
Trước đây hàng năm số trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm tỷ lệ tử vong rất
cao. Tổ chức y tế thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng tại các quốc gia
nhất là những nước đang phát triển nhằm ngăn chặn tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Tiêm chủng mở rộng nhằm phòng chống 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến
và nặng nề ở trẻ em là: Bạch hầu, Ho gà,Uốn ván, Lao, Sởi, Bại liệt. Tiêm chủng
góp phần giảm tỷ lệ mắc và chết ở trẻ em do 6 bệnh trên gây nên. Mục tiêu của Việt
nam là tiếp tục thực hiện tiêm chủng mở rộng duy trì tỷ lệ tiêm đầy đủ 6 loại vacxin
ở mức cao nhất. Ngoài ra các loại vacxinViêm ganB, vacxin thương hàn, Viêm Não
Nhật bản B, Rubella,… đang được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Tùy
từng vùng, địa phương mà triển khai thêm các vacxin phù hợp với hoàn cảnh, tình
hình bệnh tật của vùng đó.
7

2. 6. Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương.
– Chủ động phòng chống không để dịch bệnh xảy ra là điều quan trọng của
công tác y tế. Mục tiêu của chúng ta là tiếp tục chủ động khống chế tiến tới thanh
toán với nhiều mức độ khác nhau một số bệnh dịch lưu hành: Sốt rét, Dịch hạch,
Dịch Tả, sốt xuất huyết, Thương hàn …. Chúng ta chủ động triển khai các chương
trình quốc gia và đã thu được nhiều kết quả tốt. tuy nhiên công tác giáo dục ý thức
của người dân trước dịch bệnh cũng cần được chú trọng và cần có nhiều giải pháp
thích hợp. Cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục người dân
hiểu biết các mối nguy hiểm từ thực phẩm, nguồn nước sử dụng, từ những trung
gian truyền bệnh để họ tự biết cách phòng chống. Giáo dục cho người dân qua các
phương tiện này rất nhanh chóng và có hiệu quả. Khi có chương trình giáo dục y tế
thường thức trên phương tiện thông tin đại chúng thì số lượng người được hiểu biết
để tự phòng bệnh sẽ nhiều hơn, tự họ ý thức được thì khả năng khống chế dịch bệnh
mới có kết quả.
2.7 Điều trị các bệnh và vết thương thông thường.
– Điều trị bệnh là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống vì vậy nâng
cao chất lượng khám và chữa bệnh là công tác trọng tâm của ngành y tế. Chữa trị
các bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở là góp phần giảm tải bệnh nhân ở tuyến
trên đồng thời giải quyết tốt tại chỗ góp phần giảm chi phí cho người bệnh – tổ chức
và giải quyết tốt các bệnh cấp cứu và các bệnh cấp tính thông thường hàng ngày:
cấp cứu nội,ngoại, sản, nhi và các cấp cứu chuyên khoa tại tuyến cơ sở. Tham gia
giải quyết sơ cứu những cấp cứu do thảm họa gây ra.
– Thực hiện quản lý các bệnh mãn tính và các bệnh xã hội tại nhà. Công tác này
cần phải được duy trì vì số lượng người mắc các bệnh mãn tính và bệnh xã hội tại
cộng đồng rất lớn; vấn đề cấp phát thuốc hàng tháng cần quản lý tốt.
2.8 Cung cấp đủ thuốc thiết yếu
– Phấn đấu cung cấp đủ thuốc cho công tác phòng bệnh và chữa các bệnh
thông thường cho nhân dân trọng tâm ở tuyến y tế cơ sở. Tại các trạm y tế, các
thuốc thông thường phải được đảm bảo. Ngoài các thuốc tây y, các cây thuốc nam
cũng được ưu tiên trồng để điều trị cho người dân khi người dân có nhu cầu. Nhân
viên Y tế còn phải hướng dẫn người dân biết cách sử dụng thuốc nam. Thuốc đông
y cũng được sử dụng rộng rãi góp phần thúc đẩy việc phối kết hợp đông – tây y.
8

– Ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người,những người nghèo khó.
Những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, giúp cho họ biết sử dụng những cây
thuốc có sẵn tại địa phương vừa rẻ tiền và vừa tiện lợi. Cung cấp tại chỗ các thuốc
thiết yếu, đảm bảo cho người dân được chữa trị những bệnh thông thường giúp cho
họ giảm chi phí khi phải đi xa để khám bệnh.
2.9 Quản lý sức khỏe toàn dân.
Quản lý sức khỏe toàn dân là mục tiêu lâu dài mà ngành y tế cần đạt
được,chăm sóc sức khỏe theo quan điểm dự phòng là biện pháp chăm sóc sức
khỏe tiên tiến. Nhà nước tạo điều kiện cho những người nghèo được mua bảo
hiểm y tế để hạn chế những rủi do trong cuộc sống do bệnh tật.
– Đối tượng ưu tiên: + Trẻ < 1 tuổi < 5 tuổi + Phụ nữ có thai + Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ ( 15-49 tuổi) - Đối tượng chính sách : + Bệnh xã hội + Bệnh nghề nghiệp + Cán bộ công nhân viên nhà nước Bảo đảm cho người nghèo cũng được tham gia mua bảo hiểm y tế đây là nguyện vọng của người dân khi họ mắc những căn bệnh hiểm nghèo mà chi phí cho điều trị vượt quá khả năng của họ. Chăm sóc tốt cho người dân tại tuyến y tế cơ sở đã giúp cho họ phát hiện sớm được những bệnh hiểm nghèo, ngăn chặn được những bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng. Việt Nam cũng có một số kinh nghiệm quản lý tại trạm y tế cơ sở được thế giới đánh giá cao do chi phí ít mà kết quả thu được rất lớn. Trạm y tế Tân Phương huyện Ứng Hòa (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) cũng là nơi thí điểm thực hiện mô hình quản lý sức khỏe cho cộng đồng tại trạm rất có kết quả. Nhiều năm qua, các chính sách của Đảng và nhà nước đang được triển khai và mang lại nhiều thuận lợi cho người dân trong chăm sóc sức khỏe. Việt Nam là nước được đánh giá là chi phí cho y tế ít (tính trên đầu người dân) nhưng ngành y tế vẫn đáp sự chăm sóc có hiệu quả. 2. 10 Củng cố màng lưới Y tế cơ sở (Theo mô hình chuẩn y tế quốc gia). Củng cố màng lưới y tế cơ sở vừa là nội dung vừa là biện pháp để thực hiện CSSKBĐ. Mục tiêu của ngành y tế là củng cố và tăng cường màng lưới y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nguồn nhân 9