Nội dung kiểu dáng công nghiệp

1. Định nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp có thể là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, sản phẩm…thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

2. Yêu cầu và điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

2.1 Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
+ Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

2.2 Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

* V.L.C xin đưa ra một số yếu tố không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khi đăng ký, cụ thể như sau:
+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
+ Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
+ Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
* Để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đối tượng đăng ký phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Thứ nhất, có tính mới. Một kiểu dáng công nghiệp được cho là mới nếu nó khác biệt rõ ràng với các kiểu dáng công nghiệp khác mà đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn  đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
+ Thứ hai, có tính sáng tạo. Một kiểu dáng công nghiệp được cho là có tính sáng tạo nếu dựa trên kiểu dáng công nghiệp đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp không thể dễ dàng được tạo ra bởi 1 người với kiến thức trung bình về nghệ thuật.
+ Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp. Một kiểu dáng công nghiệp được cho là dễ ứng dụng công nghiệp nếu nó có thể được sử dụng như là 1 mô hình cho sản xuất hàng loạt các sản phẩm với hình dáng bên ngoài thể hiện rõ được kiểu dáng công nghiệp đó bằng các phương pháp công nghiệp hoặc thủ công.

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bước đi quan trọng trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường đồng thời bảo vệ thương hiệu. Kiểu dáng công nghiệp có khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ từ đó khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát triển nền kinh tế.  
Kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng trên thực tế hoặc đăng ký. Tại Việt Nam, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chỉ được thông qua việc đăng ký. Các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. 
 V.L.C là một tổ chức hoạt động tư vấn trong lĩnh vực Kinh doanh – Đầu tư – Sở hữu trí tuệ sẽ đại diện thay mặt cho các chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước cơ quan Nhà nước thẩm quyền. V.L.C đại diện hàng ngàn khách hàng trong nước và quốc tế trước Cục Sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Đến với V.L.C Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn những vấn đề sau:

3.1. V.L.C tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan:

– Tư vấn, tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp phù hợp theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;
– Xác định cụ thể, chi tiết các quyền năng của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chống các hành vi xâm phạm quyền độc quyền về kiểu dáng công nghiệp;
– Tư vấn các thủ tục xác lập quyền độc quyền của chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp đáp ứng các điều kiện bảo hộ của Pháp luật;
– Theo sự uỷ quyền của khách hàng thực hiện chức năng đại sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– Tư vấn Công văn trả lời các ý kiến phản hồi của Cục Sở hữu trí tuệ về khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
– Khiếu nại các quyết định từ chối cấp GCN đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– Phản đối đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp. 

 3.2. Hoàn thiện hồ sơ và tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

– Hoàn thiện tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– Đại diện nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Đại diện theo dõi quy trình xử lý và ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ;
– Thay mặt khách hàng khiếu kiện Quyết định của Cục sở hữu trí tuệ;
– Gia hạn Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
– Tư vấn về việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký. 

 3.3. Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ:

– Thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm đối với sản phẩm/dịch vụ xâm phạm độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan NN có thẩm quyền;
– Tư vấn và Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
– Khiếu nại và phối kết hợp với các cơ quan Nhà nước chức năng xử lý vi phạm liên quan đến kiểu dáng công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến kiểu dáng công nghiệp.
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề đăng ký kiểu dáng công nghiệp, các chuyên gia của V.L.C sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

V.L.C

– Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu!
Đến với

V.L.C

Quý khách không đi lại, không đợi chờ được tư vấn và thực hiện tận nơi!