HAI MẶT CỦA CUỘC SỐNG – Điều 1B: Sự khác biệt về nền giáo dục nhiều nước trên thế giới với VN. – Wattpad

                                    
                                              

Như tôi đã nói, tôi không vơ đũa cả nắm, vì tôi rất ghét việc đó! Đây chỉ là dựa trên suy nghĩ của bản thân tôi khi học ở Việt Nam với ở Singapore. Các bạn chớ vội nói tôi này nọ, đọc xong đã rồi muốn bàn gì thì bàn.

Chả là hôm qua vô tình lướt facebook thì thấy cái pic ở trên 🔼. Cơ mà vì nó ý nghĩa quá nên phải lôi! Cộng thêm những lời nói đó là của thầy hiệu trưởng một trường nào đó bên Singapore. 😍😍😍

Ở các trường khác bên Singapore thì tôi không biết, chứ riêng ở trường tôi, hiện giờ theo tôi thấy, trường dạy một ngày, 1 tiết, 1 môn trong chuyên ngành, 3 tiếng, ra chơi 25 phút trong khoảng 3 tiếng đó là xong. Lâu lâu học 2 tiết thành 6 tiếng thôi. Bài tập thì không có hoặc hiếm có. Không như ở Việt Nam, vâng, chính quê nhà của ta đấy, một ngày các bạn đã tiêu ra bao nhiêu tiếng trên trường, rồi lại bao nhiêu tiếng để học thêm. Haizz... Chưa kể, các bạn phải học tất thảy 11 môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Anh văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân [GDCD], Tin học, Thể dục (cấp 2 còn thêm Mỹ thuật vs Âm nhạc). @@ quá mà! Đã thế còn đào đâu ra học ngoại khóa, học nghề, dù tôi nghĩ chúng có ích, thực tế tôi cảm thấy ở Việt Nam, chúng trở nên chán ngắt hơn bao giờ hết; trong khi ở nước ngoài, chúng lại thú vị hơn bao giờ hết! Đây là thực trạng đấy, tôi không hề nói đùa.

Nếu các bạn để ý môn GDCD lớp 10, học kì 1, là chúng ta học về triết học, còn bài nào thì cho mình xin lỗi là mình quên rồi. Có một câu nói mà các bạn hiểu nôm na thế này: "Yếu tố quan trọng nhất để một đất nước phát triển là kinh tế, nhưng kinh tế không phải là yếu tố duy nhất để đất nước phát triển". Tôi rất đồng tình với điều đó. Và khi ngẫm lại, tôi chợt nhận ra, cái "gốc rễ" để một đất nước phát triển chính là GIÁO DỤC (Cái này là ý kiến của tôi thôi, còn các bạn muốn suy nghĩ sao thì tùy). Và phải nói thật một điều, tôi thật sự bất mãn về chính sách giáo dục của Việt Nam mình 😡.

Vì sao?

_ Thứ nhất: Cái gì mà chỉ toàn lí thuyết với bài tập không vậy? Với lại, học thì nhiều mà chẳng áp dụng vào đâu.

Ví dụ: Ta học Tiếng Anh để làm gì? Để giao tiếp đó. Bây giờ đi làm mà không có kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh là cả 1 bất lợi lớn đấy! Thế nào mà trong trường chỉ có mỗi bài tập, rồi học thuộc từ vựng, lâu lâu được 1-2 bài nghe. Tôi phải học thêm trung tâm mới không bị mòn cái thứ "lợi thế" về Tiếng Anh đấy. Hay như Vật lý, Sinh học và Hóa học, độc bài tập. Hóa học, với tôi, đỡ hơn Vật lý và Sinh học; bởi lí thuyết học không nặng, do Hóa học tập trung vào bài tập nhiều, còn lý thuyết ở trong trắc nghiệm. Nhưng có một điểm chung: Giờ thực hành thí nghiệm có thể gọi là hiếm. Một năm học có xuống phòng thí nghiệm chắc phải đếm trên đầu ngón tay! Bác Hồ từng có câu: "Lí luận mà không gắn liền với thực tiễn là lí luận suông". Tôi đồng ý rằng, những định lí, định luật, hệ quả của những môn Toán học, Vật lí,... là hoàn toàn có thật, bởi chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn thận, khổ cực bởi các nhà bác học trên toàn thế giới này, từ đời này sang đời khác. Nhưng tôi hỏi thật một câu với các vị "bày ra" chính sách giáo dục này nha: "Các vị nghĩ chúng tôi là triết gia, là nhân tài à, mà bắt chúng tôi phải học thuộc lòng mấy cái đó, thậm chí ngay cả dấu câu cũng không được sai? Cái gì cũng có giới hạn của nó hết, có vô hạn thì chắc chỉ có thời gian, con số với vũ trụ thôi! Chúng tôi cũng là con người như các vị đấy, cũng có giới hạn bản thân. Đầu óc của chúng tôi không dùng để chứa những thứ mà chúng tôi chỉ đọc, học và không áp dụng vào đâu. Kể cả khi có học thuộc những thứ đấy mà không biết thực hành, áp dụng vào thực tiễn đời sống, thì những thứ đấy dần mài mòn theo thời gian thôi. Vậy chẳng phải chúng tôi đã tốn công vô ích vào mấy cái đấy à?"

Về thầy cô, tôi nghĩ họ vì mưu sinh nên không còn cách nào khác, và vì đam mê với nghề nên phải cắn răng chấp nhận theo chính sách "dở hơi" đó. Tôi là người khá giỏi nói chuyện với thầy cô, và lần nào các thầy cô cũng như những lời tôi nói lúc nãy đó. Thầy cô của tôi nói với tôi là, do nước mình nghèo, không đầu tư nhiều vào các thiết bị phục vụ giáo dục. Vậy nên cái lối "thầy giảng và ghi bài trên bảng, còn học sinh ngồi nghe và chép vào vở" vẫn còn đó; chứ bản thân thầy cô lại không muốn và không đồng tình. Tội thầy cô! 😢😢😢

Khi tôi còn ở nhà với mẹ, mẹ mặc dầu không bắt ép tôi học lắm như những mái ấm gia đình khác, nhưng mẹ khi nào cũng nhắc tôi phải học, không được lười. ( Chính ra nhiều lúc tôi cũng cảm thấy như mong muốn khi có người mẹ như thế này ). Cơ mà, có lẽ rằng vì thế hệ của tất cả chúng ta khác nhau nên mẹ không hiểu được tình hình giáo dục nước ta kinh điển thế nào, cộng thêm vì mẹ làm kinh doanh thương mại nên mẹ chỉ tập trung chuyên sâu vào cái nghề của mình là đa phần, có chăng là mẹ lên thời sự, xem tin tức trên mạng để biết thêm thông tin bên ngoài thôi. Bởi thế nên lần nào hai mẹ con " tám chuyện ", tôi khi nào cũng phải lý giải cho mẹ biết về tình hình GIÁO DỤC VIỆT NAM !

Tôi đồng ý lời gia đình nói, cái tật lớn nhất của tôi chính là lười biếng, lười cả học lẫn làm, và tôi đang cố gắng khắc phục đây! Ở Singapore, trừ việc nấu ăn ra (trường không cho nấu ăn), còn lại các việc khác tôi phải tự làm. Còn về việc học, tôi có chính kiến của mình thế này. Tôi sẽ chỉ học những thứ mà mình sẽ áp dụng nó sau này, những thứ liên quan đến sự nghịêp của tôi, và các kĩ năng sống mà thôi. Chứ các bạn thử nghĩ xem, các bạn có phải đang lãng phí thời gian để nhồi nhét "những kiến thức ẢO" đó sao? Các bạn nhồi nhét vào, rồi không sử dụng chúng, rồi chúng sẽ mai một dần, mà trong khoảng thời gian đấy các bạn có thể làm những việc có ích hơn nhiều! Tôi từng đọc vài bài báo, nó nói rằng "Người Việt Nam thật ra rất thông minh, nhưng kĩ năng sống thì phải khẳng định là đang nằm trong mức Báo động ĐỎ", hay là "Theo thống kê, hàng năm, "Việt Nam là một trong những đất nước sản xuất ra nhiều bằng cấp "vô dụng" nhất thế giới (Cái này mình sẽ nói ở phần sau, không chắc là phần kế tiếp hay sau sau nữa nha). Đọc mà không thể không đau lòng 😔. Một thực trạng đáng buồn cho nước nhà chúng ta!

Chung quy lại, GIÁO DỤC VIỆT NAM trở nên đáng sợ tới mức học viên không hề kiếm được niềm vui trong việc học rồi. Tha hoá hết rồi !