Trẻ 8 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Trẻ 8 tháng ăn được gì cũng luôn khiến các bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của em bé 8 tháng tuổi đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lịch ăn dặm khoa học, đồng thời đừng quên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho em bé 8 tháng tuổi.

1. Chế độ dinh dưỡng cho em bé 8 tháng tuổi

Em bé 8 tháng tuổi vẫn cần được duy trì sữa mẹ mỗi ngày. Song song với sữa mẹ, từ 6 tháng tuổi, trẻ được ăn dặm để giúp hình thành các kỹ năng ăn uống sau này và giúp trẻ phát triển toàn diện bằng cách cung cấp nhiều dưỡng chất hơn thông qua các loại thực phẩm.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh không lười bú sữa mẹ?

1.1 Dinh dưỡng cần thiết cho em bé 8 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng cho em bé 8 tháng tuổi bắt đầu tăng lên, vì vậy trẻ cần được ăn dặm từ 2-3 bữa/ngày. Lúc này, ăn dặm được xem là bữa ăn chính của trẻ. Ngoài ra, trẻ được ăn thêm các bữa phụ để hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khác.

Dinh dưỡng cho em bé 8 tháng tuổi cần bảo vệ cung ứng khoảng chừng 500 ml sữa / ngày và 200 ml / bữa ăn, mỗi ngày từ 2 – 3 bữa ăn dặm là bột hoặc cháo. Trong những bữa ăn cần khá đầy đủ những nhóm chất sau :

  • Tinh bột: Cần cung cấp cho trẻ từ 50 – 60g tinh bột (chủ yếu đến từ gạo) mỗi ngày.
  • Đạm: Em bé 8 tháng tuổi đã có thể ăn uống đa dạng hơn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm. Mỗi ngày trẻ cần khoảng 50 – 60g thịt bò, thịt heo nạc, tôm, cá, …
  • Vitamin và khoáng chất: Ở giai đoạn này trẻ cần được bổ sung một lượng tương đối lớn các loại rau xanh và trái cây để đảm bảo chất xơ cũng như các loại vitamin khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, … nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
  • Chất béo: Ngoài các nhóm chất chính nêu trên, em bé 8 tháng tuổi cũng cần khoảng 10 – 15g chất béo đến từ dầu ăn hoặc mỡ động thực vật mỗi ngày.

thực phẩm lành mạnh cho trẻ ăn dặm

1.2 Trẻ 8 tháng ăn được gì?

Trẻ 8 tháng ăn được gì đã không còn là vấn đề khó khăn đối với các cha mẹ bởi giai đoạn này trẻ đã có thể ăn đa dạng và phong phú các loại thực phẩm hơn. Tuy nhiên, khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ, mẹ cũng cần chú ý nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn để hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn. Mẹ cũng cần đảm bảo sự cân bằng 4 nhóm chất chính là tinh bột, đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo cho trẻ. Cụ thể, em bé 8 tháng tuổi đã có thể ăn được những loại thực phẩm chế biến như sau:

  • Tinh bột: Gạo nấu thành cháo, mì nấu mềm, các loại ngũ cốc như đậu xanh, …
  • Đạm: thịt heo, bò, gà xay nhuyễn hoăc băm nhuyễn, tôm, cua, cá, trứng, …
  • Vitamin và khoáng chất: nhóm trái cây như táo, đu đủ, chuối, dưa hấu, dưa gang, đào, dâu tây, cam, kiwi, … được nghiền nát hoặc cắt lát mỏng; nhóm rau củ như rau cải ngọt, bí đao, chùm ngây, súp-lơ, cà rốt, cà chua, bí đỏ, nấm rơm, măng tây, … được băm hoặc nghiền.
  • Chất béo: dầu oliu, dầu mè, các chế phẩm từ sữa giúp cung cấp chất béo như phomai, váng sữa, sữa chua, …

1.3 Những lưu ý khi cho em bé 8 tháng tuổi ăn dặm

Khi cho em bé 8 tháng tuổi ăn dặm mẹ cần lưu ý những thông tin sau:

  • Ăn dặm đối với trẻ từ 8 tháng tuổi rất quan trọng vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ngày càng tăng lên. Khi trẻ cần ăn dặm từ 2 – 3 bữa/ngày, mẹ nên thiết lập lịch ăn khoa học và hợp lý cho các bữa sáng, trưa và tối để trẻ làm quen với giờ ăn.
  • Nên thay đổi thực đơn đa dạng và linh hoạt để giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị, các loại thực phẩm khác nhau, đồng thời kích thích việc ăn uống của trẻ.
  • Em bé 8 tháng tuổi ăn từ 2 – 3 bữa/ngày thì mẹ nên nấu từng bữa để thức ăn đảm bảo dưỡng chất khi vừa mới nấu, tránh hạn chế hâm lại nhiều lần một món sẽ làm giảm chất dinh dưỡng trong thức ăn.
  • Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên nhưng cũng tránh ép trẻ ăn vì có thể gây ra chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ.
  • Khi nấu cháo cho trẻ, mẹ có thể dùng nước hầm xương để tăng thêm mùi thơm và hương vị cho món ăn, tuy nhiên cần cho trẻ ăn cả phần thịt lẫn nước để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất.
  • Mẹ nên tăng dần độ đặc của thức ăn cho em bé 8 tháng tuổi.
  • Hạn chế nêm nếm quá mặn vào món ăn của trẻ và tránh lạm dụng việc mua cháo từ bên ngoài cho trẻ ăn.

2. Chăm sóc răng miệng cho em bé 8 tháng tuổi

Kỹ năng nhai và nuốt thức ăn của trẻ được cải thiện từng ngày khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Do đó, mẹ cần tiếp tục hỗ trợ em bé 8 tháng tuổi hình thành và phát triển phản xạ nhai – nuốt bằng cách tăng dần độ đặc của thực phẩm chế biến, từ loãng vào lúc 6 tháng tuổi, đến sệt dần hoặc bột đặc, cháo nhuyễn khi 7 – 8 tháng tuổi và trẻ 12 tháng tuổi đã có thể ăn cháo nguyên hạt, hoặc các loại bún, mì, phở được nấu mềm.

Ngoài ra, để kích thích phản xạ nhai – nuốt của trẻ, mẹ cần tránh cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài. Em bé 8 tháng tuổi lúc này đã có thể mọc vài chiếc răng, tuy nhiên trẻ vẫn có thể sử dụng nướu để nghiền nát thức ăn trước khi dùng răng. Vì vậy, ngoài việc tăng độ đặc, mẹ cũng nên cho trẻ tập làm quen với kỹ năng nhai – nuốt và tập cầm nắm thức ăn bằng cách chế biến thực phẩm có hình dạng thanh, que dài. Nhai, nuốt thức ăn sẽ giúp trẻ tiết ra dịch trong miệng để cảm nhận mùi vị thức ăn tốt hơn.

Từ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên và bước vào hành trình ăn dặm, mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách. Sau khi kết thúc mỗi bữa ăn, mẹ có thể đút cho trẻ một ít nước để giúp trẻ làm sạch răng miệng.

Cần tập và duy trì thói quen uống nước bằng ly cho em bé 8 tháng tuổi và hạn chế cho trẻ sử dụng ống hút hoặc bình sữa bú để uống nước nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển khung răng của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng cho em bé 8 tháng tuổi rất quan trọng vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên. Trẻ cần được ăn từ 2 – 3 bữa ngày và đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp nhiều dưỡng chất hơn, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Hướng dẫn mẹ chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi

Để biết chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng hiện tại đã phù hợp hay chưa, bé thiếu những chất gì, cơ thể có cân bằng dinh dưỡng hay không, bạn nên cho bé khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp Gói khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em. Bé yêu của bạn sẽ được khám toàn diện, từ mắt, răng miệng, cân nặng đến làm các xét nghiệm cần thiết, kết hợp với chẩn đoán bằng hình ảnh. Gói khám giúp bạn kiểm tra tổng thể sức khỏe cho bé, sàng lọc triệu chứng để sớm phát hiện và điều trị nếu cần. Bé sẽ được sử dụng các dịch vụ khám toàn diện, đánh giá các chức năng cơ bản gan thận, đường máu, tình trạng dinh dưỡngviêm gan virus B.

Nếu có nhu yếu khám bệnh với những bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm tay nghề tại Vinmec, Khách hàng vui mừng đặt lịch trên website để được Giao hàng .Ngoài ra, cha mẹ cũng nên vận dụng một số ít giải pháp đổi khác thói quen lẫn cải tổ dinh dưỡng để tương hỗ hệ răng của con tăng trưởng tốt hơn .

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, … để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.