Sử dụng trang phục bơi công nghệ cao: Vẫn là chuyện chạy theo thành tích?!

(TT&VH cuối tuần) – Quy định không sử dụng phục trang bơi công nghệ cao trong mạng lưới hệ thống tranh tài của FINA có hiệu lực hiện hành từ ngày 1/1/2010. Đến ngày 7/1, Tổng Thư ký VASA ( Thương Hội thể thao dưới nước Nước Ta ), ông Đinh Việt Hùng, cho biết là những VĐV vẫn được sử dụng loại phục trang này ở những giải toàn nước năm nay, khiến dư luận kinh ngạc, và có nơi không đống ý. Thực chất như thế nào ?

VASA thiếu nhạy cảm

Cần khẳng định, VASA cho phép VĐV Việt Nam sử dụng trang phục bơi công nghệ cao là không phạm luật của FINA vì quy định này chỉ áp dụng trong hệ thống thi đấu do FINA tổ chức. Đó cũng là lý do mà ông Đinh Việt Hùng nêu ra đầu tiên để lý giải cho việc VASA ở “bên lề” quy định này. Ngoài ra, ông Hùng cho là một số VĐV VN sử dụng đồ bơi công nghệ cao mua ở nước ngoài với giá rất cao (từ 450 USD – gần 1.000 USD) và mới qua 2 giải Asian  Indoor Games 3 và SEA Games 25 mà bỏ thì… lãng phí. Sự lãng phí này thực tế là vì VASA tốn tiền trang bị đồ bơi công nghệ cao cho 4 tuyển thủ nam Nguyễn Hữu Việt, Đỗ Huy Long, Võ Thái Nguyên, Nguyễn Thanh Hải tham gia 2 đại hội thể thao quốc tế nêu trên. Nhưng xét trên bình diện chung, VASA quả là thiếu nhạy cảm mới đi đến quyết định nêu trên.

Cần nhắc, tháng 2/2008, Speedo tung ra thị trường trang phục bơi công nghệ cao LZR Racer, với 50% chất liệu là polyurethane, và một thống kê cho thấy 94% HCV bơi lội ở Olympic 2008 thuộc về những kình ngư mặc loại đồ bơi mới của Speedo, tiêu biểu là Michael Phelps đoạt 8 HCV – phá 7 KLTG. Sau Olympic, nhiều hãng sản xuất khác lao vào lĩnh vực này để cho ra đời thế hệ thứ hai của đồ bơi LZR Racer với 100% polyurethane. Người ta cũng ghi nhận trong năm 2008, cùng với sự xuất hiện của đồ bơi công nghệ cao, có 105 KLTG và 136 kỷ lục châu Âu bị xô đổ. Theo các công ty sản xuất trang phục bơi công nghệ cao thì bộ đồ này có tác dụng giảm lực cản và tăng độ nổi, qua đó hỗ trợ tăng tốc độ bơi. Đây là lý do chính gây tranh cãi, và các kiến nghị đến FINA, đề nghị không cho sử dụng đồ bơi công nghệ cao. Cuối cùng, hội nghị ban chấp hành FINA ngày 24/7/2009 đưa ra lệnh cấm này, với thời điểm áp dụng là từ 1/1/2010.


Trang phục bơi công nghệ cao của hãng Speedo

Chưa đầy một tháng sau hội nghị BCH FINA, ngày 11/8/2009, Thương Hội lượn lờ bơi lội những trường trung học Mỹ ( NFHS ) sửa lại luật tranh tài, trong đó pháp luật những VĐV tranh tài trong mạng lưới hệ thống trường trung học không được mặc đồ bơi công nghệ cao. “ Đồ bơi công nghệ cao làm biến hóa những yếu tố cơ bản của thể thao và gần như trở thành dụng cụ hơn là phục trang. Luật bơi luôn cấm dùng hoặc mặc những thành phần nào tương hỗ vận tốc và độ nổi cho những tay bơi ” – Becky Oakes, trợ lý giám đốc NFHS nói vậy. Nói cách khác, so với lượn lờ bơi lội quốc tế, mối thiếu tín nhiệm về “ thành tích ảo ” mà đồ bơi công nghệ cao đem lại là có thực dù những kình ngư vẫn sử dụng chúng ( khi chưa có lệnh cấm ) để gặt hái thành tích cao nhất cho bản thân .

Việc VASA trang bị đồ bơi công nghệ cao cho các tuyển thủ ở AIG 3 và SEA Games 25 là phù hợp với xu thế cạnh tranh gay gắt và tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ để có lợi thế trong tăng tiến thành tích thể thao.

Thế nhưng, VASA chỉ trở nên khó hiểu khi không hòa nhịp với quy định của FINA, tính từ ngày 1/1/2010. Sự lạc điệu này phản ánh sự thiếu nhạy cảm của VASA. Thứ nhất, do đồ bơi công nghệ cao không được sử dụng trong hệ thống thi đấu FINA, đồng nghĩa không còn là sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng mạnh mẽ trên thị trường, nên việc sử dụng nó là không thức thời. Thứ hai, việc cho sử dụng lâu dài đồ bơi công nghệ cao, vô tình khoét sâu hoài nghi về thành tích bơi lội Việt Nam, dù ai cũng biết những tay bơi hàng đầu làm nên thành tích vẻ vang cho bơi lội Việt Nam cũng mới biết “mùi” đồ bơi công nghệ cao. Nguyễn Hữu Việt mới bắt đầu thi đấu với trang phục này từ giữa năm 2008, trong khi anh ba lần liên tiếp vô địch SEA Games tính từ năm 2005-2009 bằng chính nỗ lực tập luyện. Việc VASA tiếp tục duy trì đồ bơi công nghệ cao giống như đổ thêm dầu vào sự cạnh tranh thành tích ở ĐH TDTT toàn quốc lần 6 – năm 2010.

Vẫn là chạy theo thành tích ?

Trên báo Thanh Niên thể thao và giải trí ngày 9/1, ông Đặng Đông Hải (Giám đốc Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV Đà Nẵng) cho biết: “Theo quan điểm riêng của tôi thì những gì thế giới đã quy định, chúng ta nên tuân thủ. Tuy nhiên nếu Việt Nam cho phép sử dụng đồ bơi công nghệ cao ở các giải đấu trong năm 2010 thì chúng tôi cũng tính tới phương án… mua đồ bơi công nghệ cao cho Hoàng Quý Phước”. Báo Tuổi Trẻ cũng đưa tin là một thành viên của đội bơi lội Đà Nẵng cho biết sau khi nghe qua quyết định này của VASA, tại Đại hội TDTT toàn quốc 2010 sắp tới chủ nhà Đà Nẵng sẽ cố tìm đồ bơi công nghệ cao tốt nhất để trang bị cho tay bơi trẻ Hoàng Quý Phước và đội bơi lội của họ.

Nhìn lại diễn biến ở SEA Games 25, có thể hiểu sự lo lắng của Đà Nẵng. Cụ thể, ở cự ly 100m bướm nam, Hoàng Qúy Phước (Đà Nẵng) đoạt HCĐ với 55”65 trong lúc đàn anh Võ Thái Nguyên (An Giang) hạng tư với 55”77  trong tình huống Nguyên hoàn toàn có thể bơi tốt hơn vì ở giải VĐQG tháng 9/2009, Thái Nguyên vô địch cự ly này với thông số 55”37 – nghĩa là vượt HCB SEA Games 25 (55”53). Chưa kể tay bơi chủ lực của Đà Nẵng Qúy Phước còn phải chịu sự cạnh tranh của Nguyễn Thanh Hải (Quân đội) ở nội dung bơi tự do. Qúy Phước là VĐV trẻ (sinh năm 1993), phải chăng áp lực thành tích ở góc độ chủ nhà ĐH TDTT toàn quốc vô tình đẩy HLV, VĐV vào việc phải cân đong, đo đếm chuyện thiệt hơn thông qua trang phục thi đấu?

Thực tế, sự so kè như Quý Phước và Thái Nguyên không đến mức phổ biến ở ĐH TDTT toàn quốc vì các kỷ lục gia, tuyển thủ vẫn hơn hẳn về thành tích so với số đông VĐV bơi lội Việt Nam. Nếu không thì đích thị đồ bơi công nghệ cao sẽ gây nên sóng gió ở làng bơi Việt Nam! Nhưng dù thế nào, vẫn thấy sự thiếu nhạy cảm của VASA trong xử lý quyết định không mặc đồ bơi công nghệ cao của FINA.

Ngọc Doanh