Gia tăng dân số và phát triển ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và tác động – Tài liệu text

Gia tăng dân số và phát triển ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.63 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển bền vững. Phát
triển được xem như một quá trình biến đổi cả về lượng và về chất. Nó là sự kết
hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội. Một
trong những vấn đề nổi cộm hiện nay có liên quan đến sự phát triển của mỗi
quốc gia cũng như toàn thế giới chính là vấn đề gia tăng dân số.
Trong thời gian gần đây, dân số thế giới tuy không ngừng gia tăng nhưng lại
có sự chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Cũng
như các quốc gia đang phát triển khác, gia tăng dân số ở Việt Nam đang là một
vấn đề nóng, tạo ra sức ép đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Để có thể
hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân gia tăng
dân số tại Việt Nam hiện nay, thông qua đó thấy được những tác động và đề ra
giải pháp thích hợp nhằm hạn chế gia tăng dân số, thúc đẩy sự phát triển. Đó
cũng chính là mục đích của nhóm khi làm bài tiểu luận: “Gia tăng dân số và
phát triển ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và tác động”.
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về gia tăng dân số và phát triển
Phần II: Gia tăng dân số và phát triển tại Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân, tác
động
Phần III: Giải pháp hạn chế gia tăng dân số và thúc đẩy phát triển tại Việt Nam
Do thời gian tìm hiểu chưa dài và vốn kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận
của nhóm không tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý và
bổ sung của cô giáo và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG
Phần I: Lý luận chung về gia tăng dân số và phát triển
I. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
1. Biến động dân số
Sự biến động của dân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo

không gian của dân số trong độ tuổi lao động. Sự biến động của dân số thường
được nghiên cứu thông qua sự biến động tự nhiên và biến động cơ học.
Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong. Trong đó, tỷ
lệ sinh đẻ và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành
công của chính sách kiểm soát dân số.
Các nước đang phát triển thường có tỷ lệ sinh cũng như tốc độ tăng dân số
cao hơn so với các nước phát triển. Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tăng
chậm đã làm cho mức sống dân cư của các nước đang phát triển chậm được cải
thiện và tạo ra áp lực lớn trong giải quyết việc làm.
Biến động dân số cơ học là do tác động của di dân. Ở các nước đang phát
triển, di dân là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến quy mô và
cơ cấu lao động đặc biệt cơ cấu lao động nông thôn và thành thị.
Trong bài sẽ thường xuyên đề cập đến khái niệm tỷ lệ gia tăng dân số tự
nhiên hay do sự di cư được tính bằng tỷ số giữa lượng biến động và tổng dân số,
cũng tương tự mang tính chất so sánh nhưng về mặt tương đối.
2. Phát triển bền vững
Có rất nhiều quan niệm về phát triển bền vững và theo thời gian, khái niệm
phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Khái niệm phát triển bền vững
lần đầu tiên được WB đề cập chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong
quá trình phát triển. Ngày nay, quan niệm về phát triển bền vững đã đầy đủ hơn,
đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của
sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi
trường. Vì vậy, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng
kinh tế ổn định, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường
sống.
Trong đó, tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề quan
trọng trong nghiên cứu kinh tế phát triển. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu
nhập của nền kinh tế trong 1 khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm. Sự gia

tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, tốc
độ được sử dụng với nghĩa so sánh tương đối phản ánh sự gia tăng nhanh hay
chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế thể hiện qua giá trị chính là chỉ
số GDP, GNI được tính cho toàn nền kinh tế hoặc bình quân đầu người.
II. Một số lý thuyết
1. Lý thuyết về sự thay đổi nhân khẩu học
Để làm rõ về cơ cấu của sự bùng nổ dân số tại các nền kinh tế đang phát
triển, người ta lấy tỉ lệ tăng dân số tương đương với tỉ lệ sinh trừ đi tỉ lệ tử. Tỉ lệ
gia tăng dân số trong một nền kinh tế là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nền kinh tế đó
cùng với sự điều chỉnh của di cư từ hoặc đến một nền kinh tế khác ( sự thay đổi
về mặt xã hội trong dân cư ). Sự dịch chuyển dân cư đóng một vai trò quan trọng
trước đây, ví dụ như là quá trình phát triển của những lục địa mới, nhưng trở nên
ít quan trọng hơn trên thế giới khi mà việc mở rộng các vùng lãnh thổ mới đã
chấm dứt. Vì thế, chúng ta sử dụng các điều kiện của tỉ lệ gia tăng tự nhiên làm
đại diện cho tỉ lệ gia tăng dân số.
Lý thuyết về “Sự thay đổi nhân khẩu học” giải thích sự thay đổi tỉ lệ gia tăng
tự nhiên thông qua tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử trong 3 thời kỳ. Ban đầu cả tỉ lệ sinh và tử
đều cao trong xã hội cận đại và tỉ lệ gia tăng tự nhiên duy trì ở mức thấp. Cùng
với sự tăng trưởng của nền kinh tế hiện đại, thời kì đầu của sự thay đổi bắt đầu
từ khi tỉ lệ tử bắt đầu giảm trong khi tỉ lệ sinh duy trì ở mức không đổi, kết quả
là tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn. Trong thời kì thứ 2, tỉ lệ tử không giảm nữa,
đồng thời tỉ lệ sinh vẫn giữ ở mức cao cùng với các yếu tố duy trì tỉ lệ gia tăng
tự nhiên cao. Đến thời kì thứ 3, tỉ lệ sinh bắt đầu giảm với mức độ nhanh hơn tỉ
lệ tử dẫn đến một tỉ lệ thấp của gia tăng dân số tự nhiên.
2. Lý thuyết của Malthus(1798)
Học thuyết về dân số của Malthus có thể tóm tắt như sau: cũng như những
loài động vật khác, loài người có bản năng tự nhiên sinh nhiều con đến mức tối
đa, dưới “ đam mê cố hữu” này dân số có xu hướng nhân lên theo cấp số nhân,
trong khi hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm bị hạn chế bởi đầu vào
không thay đổi của nguồn lực tự nhiên đặc biệt là đất đai, chỉ có thể tăng theo

cấp số cộng, lượng thức ăn nhiều hơn mức đủ sống sẽ được số dân sinh ra thêm
tiêu dùng hết, dân số tiếp tục tăng hơn nữa sẽ bị hạn chế lại do nạn đói, thiên tai
và những cuộc chiến giành lương thực; do đó trong dài hạn mức sống và thu
nhập bình quân đầu người chỉ được duy trì ở mức vừa đủ sống.
N/N
W
0
G
G
W*
H
Mối quan hệ giữa mức lương và sự gia tăng dân số
Học thuyết này được mô tả bởi đường GG trong hình trên, biểu thị mối quan hệ
giữa mức lương (W) hay thu nhập bình quân trên 1 lao động và tốc độ tăng dân
số (N/N). Đường GG cắt trục hoành tại W*. Mức lương được tính bằng khoảng
cách từ (0) đến W* được coi là mức lương tối thiểu vừa đủ cho người lao động
và gia đình anh ta sống, đồng thời, giữ cho quy mô hộ gia đình bình quân và
tổng dân số không thay đổi.
Đường GG dốc lên biểu thị mối quan hệ khi mức lương vượt quá W* ( do
tăng cầu lao động hoặc giảm cung lao động) đều dẫn tới tăng dân số. Sự tăng lên
theo cấp số nhân trong lực lượng lao động được biểu hiện bởi tốc độ tăng dân số
sẽ dẫn đến dư thừa cung lao động và mức lương giảm về W*.
Phần II: Gia tăng dân số và phát triển tại Việt Nam,
thực trạng, nguyên nhân, tác động
I. Thực trạng gia tăng dân số ở Việt Nam :
1. Tình hình gia tăng dân số:
a. Trong thời gian gần đây, tốc độ tăng dân số đã hạ nhiệt
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kể từ năm 2003, tốc độ tăng dân số
Việt Nam đã liên tục giảm. Tốc độ tăng dân số qua các năm lần lượt là: 1,47
(2003); 1,40 (2004); 1,31 (2005); 1,24 (2006); 1,21 (2007). Khuynh hướng

giảm hợp lý trong một thời gian dài như vậy dự báo rằng nó sẽ còn tiếp tục
trong tương lai, nếu như các chương trình dân số, vốn là một yếu tố tích cực
tạo nên kết quả này, sẽ tiếp tục được duy trì.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu đáng tin cậy để đánh giá tốc độ tăng dân số là
tổng tỷ suất sinh (TFR) và tỷ suất tăng dân số tự nhiên (CRNI) cũng đã cho
thấy một kết quả tương tự về việc tốc độ tăng dân số đang giảm dần.
Cụ thể, theo báo cáo “Thực trạng dân số Việt Nam 2007” của UNFPA, Quỹ
Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: số liệu của các cuộc điều tra cho thấy xu
hướng TFR (Tổng tỷ suất sinh) giảm là rõ ràng mặc dù có sự tăng lên đôi chút
trong các cuộc điều tra năm 2002 và 2004. Đặc biệt, TFR đã giảm nhanh trong 3
cuộc điều tra gần nhất và tiếp tục ở dưới mức sinh thay thế (2,07).
Cũng giống như TFR, số liệu của các cuộc điều tra cho thấy tỷ suất tăng dân
số tự nhiên (CRNI) có xu hướng giảm. Tỷ suất này không tính đến mức tăng
hoặc giảm dân số do di cư quốc tế mà được tính bằng cách lấy tỷ suất sinh thô
(CBR) trừ đi tỷ suất chết thô (CDR).
CBR (Tỷ suất sinh thô) có xu hướng giảm, ngoại trừ sự gia tăng chút ít trong
hai cuộc điều tra năm 2002 và 2004. Biểu đồ dưới đây cho thấy CBR đã giảm
tới 1,2 phần nghìn trong cuộc điều tra năm 2006 so với cuộc điều tra 2005.
Tương tự, CBR trong cuộc điều tra 2007 là 16,9 phần nghìn đã giảm so với cuộc
điều tra 2006 là 17,4 phần nghìn.
Trong khi đó, tỷ suất chết thô (CDR) lại tương đối thấp và thay đổi không
nhiều:
Tổng tỉ suất sinh theo các cuộc điều tra từ 1999-2007
Do vậy, sự thay đổi của CRNI chủ yếu phụ thuộc sự thay đổi tỷ suất sinh thô.
Biểu đồ dưới cho thấy CRNI của Việt Nam tiếp tục giảm từ 2001 đến nay mặc
dù có sự tăng lên chút ít vào năm 2004.
Tuy nhiên cũng cần chú ý là tỷ suất tăng dân số tự nhiên giảm, không có
nghĩa là dân số Việt Nam sẽ không tăng nữa mà nó chỉ làm cho tốc độ gia tăng
chậm lại.
b. Cùng với gia tăng dân số là hiện tượng chênh lệch giới tính tăng lên

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) là số trẻ em trai được sinh ra trên 100 trẻ em
gái. Bình thường tỷ số này là 105 (dao động từ 103-107). Tuy nhiên các cuộc
điều tra về biến động dân số gần đây đã cho thấy hiện tượng chênh lệch giới tính
ngày càng biểu hiện rõ rệt hơn. Nếu như cách đây 10 năm tỉ lệ giới tính ở Việt
Nam ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới là cứ 100 bé gái thì có 105-
107 bé trai thì, tỷ số giới tính thu được trong điều tra trên phạm vi cả nước năm
2007 là 112, cao hơn so với năm 2006 là 110. Theo báo cáo của Tổng cục thống
kê năm 2006, trong số 64 tỉnh, thành phố chỉ có 19 tỉnh, thành phố có SRB từ
110 trở lên. Con số này đã tăng lên thành 35 vào năm 2007, theo báo cáo của Bộ
Y tế.
Mặc dù chưa có những nghiên cứu khẳng định sự phổ biến của hiện tượng
lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng hiện nay việc dễ dàng tiếp cận các kỹ thuật
cao như siêu âm cho phép người dân biết được giới tính của thai nhi ngay từ các
tháng đầu. Nếu có tư tưởng thích con trai, phá thai có thể xảy ra nếu biết được
giới tính của thai nhi là gái. Kinh nghiệm của nhiều nước có tỷ số giới tính khi
sinh cao đã cho thấy những hậu quả về kinh tế- xã hội và nhân khẩu học rất
nghiêm trọng.
2. Đánh giá tình hình gia tăng dân số:
a. Khái quát tình hình gia tăng dân số thế giới:
Trước hết, chúng ta cùng điểm qua các mốc phát triển dân số thế giới :

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy dân số thế giới đã không ngừng gia tăng qua
các năm. Trong thời gian gần đây, tốc độ tăng dân số thế giới có khuynh hướng
giảm dần. Đây cũng là xu hướng phù hợp với lý thuyết “ sự thay đổi nhân khẩu
học” đã được đề cập ở trên.
Tuy nhiên, đà gia tăng dân số đang ngày càng chuyển sang các nước nghèo
hơn trên thế giới. Theo văn phòng Thông tin dân số ở thủ đô Washington thì các
nước nghèo nhất thế giới nằm trong nhóm nước có sinh suất cao hơn và có dân
số trẻ hơn, so với các nước công nghiệp hóa thịnh vượng.
Vì vậy chưa bao giờ khoảng cách dân số giữa 2 nhóm này cao như hiện nay.

Theo phúc trình thống kê dân số thế giới được phổ biến trong tháng 8/2008, vào
khoảng năm 2050 dân số thế giới sẽ tăng lên đến 9,3 tỉ so với con số hiện nay là
6,7 tỉ.
Trong nhiều thập kỷ tới đây, dân số ở nhiều nước giàu nhất thế giới đã thực
sự giảm xuống. Các nước không bị tình trạng này, như Hoa Kỳ chẳng hạn, là do
số di dân gia tăng, hơn là do sinh suất cao.
Các dự báo cho tương lai Dân số thế giới năm 2017 sẽ là 7 tỷ người. Dân số
thế giới năm 2050 sẽ là 9 tỷ người. Trong đó, số dân tại các quốc gia kém phát
triển sẽ tăng từ 5,3 tỷ lên đến 7,8 vào năm 2050. Tuy nhiên, dân số của các
nước phát triển sẽ gần như không thay đổi và duy trì ở mức 1,2 tỷ.
b. Nhận định tình hình gia tăng dân số Việt Nam:
Hiện giờ, nhờ nỗ lực của cả xã hội, tỷ lệ tăng dân số nhanh đã được khống
chế, nhưng quy mô dân số lớn và tiếp tục tăng hơn 1 triệu người mỗi năm. Theo
số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2007, dân số của Việt Nam là 85 154 900
người, trong đó nam giới có 41 855 300 người, nữ giới có 43 299 600 người.
Mức tăng dân số trong các năm có khác nhau, tốc độ tăng trong các năm từ 2000
đến 2002 liên tục giảm và chỉ còn 1,32%, năm 2003 là 1,47%, và năm 2004 tuy
có giảm nhưng vẫn ở mức 1,40% – cao hơn so với năm 2000 (1,37%), năm 2005
là 1,31%, năm 2006 là 1,24%, năm 2007 là 1,21%.
Như vậy, dân số Việt Nam trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu người.
Theo ước tính, đến năm 2024, dân số nước ta có khoảng 100 triệu người; đến
năm 2050, có khoảng 115 triệu người, và các chuyên gia hy vọng rằng dân số
Việt Nam sẽ ổn định ở con số này.
Một vấn đề đáng phải bàn đến, là chất lượng dân số Việt Nam, nhìn chung là
thấp. Mặc dù dân số nước ta khá trẻ, tỷ lệ người biết chữ và tuổi thọ cao, nhưng
tỷ lệ suy sinh dưỡng ở trẻ sơ sinh cao, dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai thiếu,
chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư lớn, chất lượng lực lượng lao động
thấp, đời sống người già chưa được bảo đảm, chất lượng sống của người dân còn
thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng Chỉ số phát triển con người của Việt
Nam mới đứng thứ 109 trong số 177 nước được so sánh.

Như vậy, bên cạnh mục tiêu giảm tốc độ tăng dân số, thì việc gia tăng chất
lượng dân số Việt Nam cũng là một vấn đề đáng phải lưu ý và quan tâm.
II. Nguyên nhân gia tăng dân số
Gia tăng dân số là sự tổng hợp của gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
1. Gia tăng tự nhiên:
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử đã giảm đáng kể trong khi tỷ lệ sinh vẫn
ở mức cao dẫn đến việc tăng dân số quá nhanh.
+ Tỉ lệ sinh cao là do các nguyên nhân:
– Yếu tố tự nhiên – sinh học
Sinh đẻ trước hết là hiện tượng sinh học của tự nhiên. Con người không phải
ở bất cứ độ tuổi nào cũng có khả năng sinh đẻ. Vì vậy cơ cấu tuổi và giới có ảnh
hưởng rất lớn đến mức sinh. Nơi nào cơ cấu tuổi và giới thuận lợi cho sự phát
triển sinh sản thì nơi đó có mức sinh cao và ngược lại. Ở Việt Nam là một nước
đông dân ( dân số t13 trên TG) kết cấu dân số trẻ, phần lớn dân số trong độ tuổi
sinh đẻ và kết cấu về giới tương đối đồng đều vì vậy tỉ lệ sinh ở Việt Nam ngày
càng gia tăng.
– Phong tục tập quán và tâm lí xã hội
Ở mỗi xã hội, mỗi dân tộc đều có các phong tục tập quán và tâm lý XH khác
nhau. Tập quán và tâm lý XH có liên quan đến mức sinh. Tập quán kết hôn sớm,
muốn có nhiều con, thích con trai là tập quán và tâm lý chung của XH phong
kiến cũ. Các quan điểm “ trọng nam khinh nữ”,”trời sinh voi, sinh cỏ”, “lắm con
nhiều phúc”… dư luận XH cũng lên án những người không hôn nhân con cái đã
khuyến khích đẻ nhiều và người ta tự hào khi có nhiều con.
Nhóm nhân tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau, ảnh
hưởng của nó đối với biến động tự nhiên dân số nói chung và mức sinh nói
riêng. Theo quan niệm của đa số các nhà nhân khẩu học thì đời sống thấp sẽ sinh
đẻ cao và ngược lại. Mức sinh trong thời đại phong kiến cao hơn mức sinh dưới
thời CNTB. Dân số ở các nước kém phát triển tăng nhanh hơn các nước kinh tế
phát triển. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu kĩ cũng
đưa ra kết luận rằng mức sinh tỷ lệ nghịch với mức sống.

Nước ta vẫn còn là một nước chậm phát triển vì vậy cũng không phải là
ngoại lệ với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, hiện tại
là một nước nông nghiệp, nhu cầu về lao động chân tay lớn cũng là nguyên nhân
dẫn tới gia tăng tỉ lệ sinh.
– Trình độ phát triển của khoa học công nghệ:
Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, y
học cũng ngày càng có những tiến bộ vượt bậc, tạo điều kiện cho con người chủ
động được về mức sinh, có thể thụ tinh nhân tạo, theo dõi chăm sóc được thai
ngay từ khi hình thành, việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng có kế hoạch và chủ động
với điều kiện ngày càng tốt hơn.
– Trình độ dân trí và hiểu biết về sức khỏe sinh sản còn thấp, chưa ý thức
được tác hại của việc sinh quá nhiều, còn tình trạng tảo hôn, quan hệ tình dục
sớm và bừa bãi, gây ra hậu quả là việc sinh con sớm và ngoài ý muốn.
+ Tỉ lệ tử thấp :
– Các tiến bộ về mặt y tế và khoa học – kỹ thuật:
Ở trẻ em, việc tiêm phòng được đầy đủ, giảm tỉ lệ tử vong do các bệnh ho
lao, uốn ván, sởi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Ở người lớn, y tế phát triển làm tăng khả năng chữa các bệnh hiểm nghèo, từ
đó hạn chế tử vong và nâng cao tuổi thọ bình quân của con người.
– Nhờ sự phát triển kinh tế – xã hội:
Kinh tế xã hội phát triển làm mức sống và thu nhập ngày càng được cải thiện,
đời sống được nâng cao, con người ngày càng thỏa mãn nhiều nhu cầu, điều
kiện dinh dưỡng được chăm lo tốt, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cũng giảm, tuổi thọ
được kéo dài hơn.
– Các nguyên nhân dẫn tới tỉ suất tử thô cao chủ yếu là kinh tế – xã hội ( đói
nghèo, bệnh tật…) và thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt…) có xu
hướng giảm.
– Ngoài ra nhà nước còn ban hành nhiều chính sách y tế phúc lợi xã hội, đặc
biệt là đối với người cao tuổi. Độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam do đó
đã cao hơn trong một vài năm gần đây (72 tuổi).

* Gia tăng cơ giới
+ Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận:
Xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi
cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi
là hiện tượng gia tăng cơ học.
Trên phạm vi thế giới gia tăng cơ học không làm ảnh hưởng tới số dân nhưng
trên phạm vi quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩa quan
trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và tác động không nhỏ tới
kinh tế – xã hội.
Gia tăng cơ học chủ yếu là do 2 nguyên nhân
– Di dân một cách bừa bãi, ồ ạt giữa các vùng, thành thị và nông thôn. Do
tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, sức hút từ đô thị hóa, và do chênh lệch lớn
về kinh tế giữa nông thôn và thành thị dẫn đến tình trạng dân cư ở các vùng
nông thôn đổ về các thành phố, hay các khu công nghiệp kiếm việc làm. Đối
tượng di dân chủ yếu các diện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, các dân
tộc thiểu số. Các khu vực nóng về tình trạng di dân tự do hiện nay là Hà Nội,
Tây Nguyên, Lào Cai, … Điều này gây ra khó khăn không nhỏ đến phát triển
kinh tế xã hội và sự quản lí của nhà nước.
– Di dân đến các vùng kinh tế mới theo chiến lược phát triển kinh tế của nhà
nước. Nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế đồng đều giữa
các vùng miền, nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở đồng
thời đưa ra các chính sách thu hút nhà đầu tư, lao động, tập trung dân cư tới
những khu kinh tế mới. Ví dụ việc đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu
kinh tế Dung Quất với nhà máy lọc dầu Dung Quất là trung tâm phát triển kinh
tế miền Trung, nhằm phát triển đồng đều cân đối giữa 3 miền,khai thác hiệu quả
nguồn tài nguyên, các điều kiện thuận lợi của khu vực Trung bộ, tập trung dân
cư góp phần ổn định nâng cao an ninh quốc phòng tình hình chính trị của khu
vực…
III. Tác động của gia tăng dân số và phát triển
1.Tác động gia tăng dân số đến phát triển

Khái niệm phát triển bền vững đã được nhắc đến với ý nghĩa là sự thống
nhất, hài hòa giữa 3 mặt tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo
vệ môi trường. Vì vậy, để đánh giá tác động của gia tăng dân số đến phát triển ta
xem xét ở từng khía cạnh.
* Gia tăng dân số ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế
Trước hết, tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở tổng thu nhập của toàn bộ
nền kinh tế hoặc thu nhập bình quân đầu người. Xét về mặt lý thuyết, Malthus
đã đánh giá sự tác động này thông qua việc biểu diễn mối quan hệ tuyến tính
giữa tốc độ gia tăng dân số và mức thu nhập bình quân trên 1 lao động. Tức là
cứ thu nhập bình quân tăng thì dân số cũng tăng lên trong đó, lương thực, thực
phẩm sản xuất tăng theo cấp số cộng và dân số tăng theo cấp số nhân. Vì thế cho
đến khi không đáp ứng đủ lượng lương thực, thực phẩm cần thiết cho toàn bộ
nền kinh tế thì 1 lượng dân số sẽ bị đào thải 1 cách tự nhiên do chiến tranh
lương thực…
Tuy nhiên trên thực tế, ở giai đoạn 3 của lý thuyết “ Sự thay đổi nhân khẩu
học” tốc độ gia tăng dân số giảm, đồng thời lúc đó mức lương bình quân lại cao
hơn. Do đó, đường biểu diễn mối quan hệ trên sẽ không phải là một đường
tuyến tính mà sau khi tăng đến 1 mức cố định sẽ giảm biểu thị bằng đường vòng
xuống. ( hình vẽ trong lý thuyết Malthus phần lý luận)
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các nhà kinh tế hiện
đại. Họ cho rằng lương thực thực phẩm không chỉ tăng theo mức số cộng do sự
tiến bộ của khoa học hiện đại mà có thể đạt mức cao hơn. Hơn nữa, cho dù mức
sống được nâng lên, gia tăng dân số vẫn có thể kiềm chế bằng rất nhiều biện
pháp. Vì thế, có lý thuyết cho rằng với mỗi quốc gia đều có một mức dân số
thích hợp mà tại đó nguồn lực được tận dụng nhất, nếu lớn hơn sẽ xảy ra thất
nghiệp.
Như vậy, xét trên thực tế có thể thấy sự phát triển dân số tạo nên nguồn lực –
nhân tố quyết định của mọi quá trình phát triển. Nếu dân số quá thấp hạn chế sự
phân công lao động xã hội, do đó không tận dụng được hết đầu vào. Nguồn lực
con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh

tế – xã hội. Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực của con
người được huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực của con
người. Trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng
cho sự phát triển. Đặc biệt, đối với nước ta có nền kinh tế đang phát triển, dân số
đông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất.
Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển.
Dân số tăng nhanh sẽ hạn chế sự tích luỹ để tái sản xuất trong phạm vi từng
gia đình cũng như phạm vi toàn xã hội. Khi quy mô mở rộng sản xuất thì cả quy
mô cũng như vốn đầu tư cho một chỗ làm việc giảm đi. Hậu quả của quá trình
này là năng suất lao động tăng chậm hoặc không tăng, thu nhập/người cũng như
điều kiện sống và làm việc đều giảm.
Sự gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế, phải đáp
ứng thêm lương thực cho khoảng một triệu nguời mỗi năm. Sự gia tăng dân số
cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra áp lực lớn với việc đảm
bảo an ninh lương thực bởi tăng số người tiêu dùng và giảm diện tích trồng cây
lương thực. Khủng hoảng lương thực vừa qua đã tác động đến tất cả các nước dù
là giàu hay nghèo, tuy nhiên tác động nặng nề nhất vẫn là những người nghèo,
bởi vì chi phí cho lương thực chiếm một phần lớn trong chi tiêu hàng ngày của
họ. Trên thực tế, sự biến động về thời tiết trong những tháng gần đây ở châu Á,
đặc biệt ngập lụt ở Hà Nội trong tháng 11/2008; tình trạng tăng giá lương thực
một cách đột biến trong nửa đầu năm 2008 đã đưa đến sự lo ngại về vấn đề
đảm bảo lương thực. Hiện nay mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm 1 triệu
người (bằng dân số của 1 tỉnh cỡ trung bình, cho dù mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2
con) và dự báo chỉ 10 năm nữa dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người.
Dân số gia tăng đòi hỏi phải đáp ứng về điều kiện cơ sở hạ tầng như nhà ở,
công trình giao thông Với tình trạng gia tăng dân số hiện nay, các thành phố ở
Việt Nam chưa thể có được chuẩn bị sẵn sàng cho sự gia tăng thêm một triệu
người mỗi năm.
*Tác động của gia tăng dân số đến xã hội
Dân số Việt Nam là cơ cấu dân số trẻ, sức ép cho nền kinh tế vẫn chưa giảm

nhiều. Mặc dù với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, ta phải giải quyết được
nhiều việc làm, xuất khẩu lao động cũng giúp giải quyết thêm một số việc làm
nữa. Nhưng sức ép về lao động việc làm trong điều kiện đất đai ngày càng hạn
hẹp, tài nguyên thiên nhiên không giàu thì đó là sức ép rất đáng kể mà chúng ta
phải tính đến, vì lực lượng lao động không sử dụng sẽ làm nảy sinh các vấn đề
khác về mặt xã hội. Ước tính mỗi năm chúng ta có thêm khoảng 1,1 đến 1,2
triệu lao động mới, vấn đề tạo ra thêm việc làm đã đè nặng lên mục tiêu phát
triển. Khi chúng ta không thể giải quyết được việc làm, thì số lao động không có
việc làm này sẽ gây ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm…và những hệ
lụy của chúng. Hơn thế nữa, vấn đề lao động thất nghiệp đổ về các thành phố
càng làm nghiêm trọng thêm những vấn đề về xã hội.
Về mặt y tế trong những năm qua đã được cải thiện rõ rệt, tuổi thọ trung bình
của chúng ta đã đạt 72 tuổi. Thế nhưng mức phát triển của y tế vẫn chưa thể theo
kịp để đáp ứng được với mức tăng dân số hiện tại. Hơn thế nữa, vượt cấp đang
là một vấn đề nhức nhối, các cơ sở y tế xã, huyện không đủ cơ sở hạ tầng để
phục vụ và người dân việc người dân kéo nhau lên các cơ sở y tế trung tâm là
điều tất yếu, dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu của người dân là hết sức khó khăn.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu về y tế của dân số càng cao, vượt xa so với tốc
độ phát triển của y tế, cộng với tốc độ tăng dân số hiện nay, yêu cầu hệ thống y
tế cần được nâng cấp và phát triển hơn rất nhiều. Dân số tăng quá nhanh vượt
quá mức cung ứng sẽ dẫn đến dịch bệnh gia tăng, giảm sức lao động, thương tật,
tử vong. Các vấn đề về môi trường là một nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới
sức khỏe của người dân. Hiện nay tại các thành phố lớn, người dân đang phải
sống trong điều kiện không khí với lượng bụi lơ lửng gấp nhiều lần mức cho
phép, hay cả vấn đề nước ô nhiễm, rác thải công nghiệp,… Vấn đề nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân là là một vấn đề khá phức tạp.
Về mặt giáo dục, dân số tăng nhanh có thể vượt mức đáp ứng của hệ thống
giáo dục cộng với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn làm tăng tình trạng thất
học, bỏ học dẫn đến trình độ dân trí trung bình giảm thấp, ảnh hưởng đến sự
phát triển chung của xã hội cũng như chất lượng cuộc sống.

*Tác động của gia tăng dân số đến môi trường
Dân số tăng nhanh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Gia tăng dân số đang
gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất giữ nguyên nhưng
số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho các chính phủ và môi
trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn tồn tại,
con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia
súc. Từ năm 1950 đến 1993, diện tích canh tác theo đầu người giảm từ 0,23 ha
xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích canh tác được thủy lợi hóa
tính theo đầu người cũng đang giảm nhanh. Theo thống kê từ năm 1950 đến năm
1978, diện tích đất tưới tăng nhanh, mỗi năm trung bình 2,8%. Nhưng giai đoạn
1978 đến 1991 chỉ tăng 1,4% một năm, không theo kịp tốc độ tăng dân số nên
diện tích được thủy lợi hóa tình theo đầu người đã giảm 8% vào năm 2000. Phân
bón là nguyên liệu đầu vào lớn thứ 3 giúp tăng sản lượng lương thực. Lượng
phân bón được sử dụng đã tăng từ 14 triệu tấn năm 1950 lên 146 triệu tấn năm
1989 nhưng lại giảm xuống còn 126 triệu tấn năm 1993. Kết quả là diện tích
canh tác, diện tích thủy lợi hóa và lượng phân bón tính theo đầu người cũng
giảm và xu thể này còn tiếp diễn chừng nào số dân còn tiếp tục tăng. Chúng ta
có thể thấy được việc sử dụng nhiều phân hóa học sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn
nước và đất một cách nghiêm trọng.
Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999 chỉ còn lại 86
triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi tròng thủy sản phát triển và gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật
bị suy thoái.
Ở nước ta, nếu năm 1975, tổng dân số xấp xỉ là 47 triệu người thì đến năm
2003, con số này là 80 triệu người. Diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Theo báo
cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000, mỗi năm chúng ta mất đi từ
120.000 đến 150.000 ha rừng. Chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất
trồng đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Tất
cả sông hồ của Việt Nam đều bị ô nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau do chất thải

chưa xử lý được xả trực tiếp ra sông.
Đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải.
Năm 1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với
năm 1950. Theo dự án của Liên Hợp Quốc thì tới năm 2006, sẽ có một nửa dân
số thế giới sống ở thành thị. Những thách thức về môi trường bắt nguồn từ một
phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% CO2 trên toàn cầu vì
sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tiêu thụ 75% lượng gỗ công nghiệp thế giới.
Tốc độ đô thị hóa nhanh, những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và
nước đang trở nên tồi tệ ở những nơi chính phủ không đủ năng lực xây dựng và
quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông, nước và xử lý rác thải. Hiện nay có 220
triệu người trong các thành phố thuộc các nước phát triển đang trong tình trạng
thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt trong bầu không khí bị ô
nhiễm, 2.6 tỷ người vẫn chưa tiếp cận được các điều kiện vệ sinh.
2. Tác động của phát triển đến sự gia tăng dân số
Dân số đóng vai trò quan trọng trong SX và đời sống, là yếu tố chủ yếu của
sự phát triển. Nhưng dân số phát triển như thế nào và phát triển đến mức nào
cho phù hợp với điều kiện phát triển của từng nước đang là vấn đề cấp bách nhất
cần giải quyết của tất cả các nước trên thế giới. Việc hạn chế sinh sản, chống lại
bệnh tật và cái chết, kéo dài tuổi thọ, di cư, kết hôn và li hôn là những hoạt động
có ý thức. Giáo dục trực tiếp, mở rộng, nâng cao sự hiểu biết ý thức của con
người cộng với sự can thiệp trực tiếp của y học vào quá trình tái SX dân số sẽ
giúp cho sự điều chỉnh phát triển dân số cân bằng hợp lý.
* Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình dân số: Giáo dục là quá trình hoạt
động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người mới những
kinh nghiệm đấu tranh và SX, những tri thức về tự nhiên, về XH và về tư duy,
để họ có đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống XH.
Giáo dục có tác động rất lớn đến sự hiểu biết thái độ và hành vi dân số của
mọi người trong mọi lứa tuổi. Giáo dục có ảnh hưởng đến mức sinh và mức
chết, ảnh hưởng đến di cư. Con người càng có trình độ hiểu biết, càng có năng
lực mới có thể điều chỉnh hành vi sinh sản, KHHGĐ của mình đến mức hợp lý

tối đa. Đối với phụ nữ, nhờ có giáo dục, năng lực làm việc được nâng cao, họ có
địa vị trong gia đình và ngoài XH. Với nam giới, họ sẵn sàng chấp nhận 1 quan
hệ bình đẳng và chia sẻ trách nhiệm.
Giáo dục ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ tử vong của trẻ em vì đối với trẻ em
các nhu cầu về dinh dưỡng, vệ sinh, chữa bệnh đều phụ thuộc vào người lớn,
đặc biệt là người mẹ. Nhìn chung trình độ học vấn được nâng cao thì tỷ lệ tử
vong của trẻ giảm xuống. Cứ tăng năng lực học vấn của các bà mẹ lên 1% thì có
thể giảm tỷ lệ chết của trẻ là 3%. Chênh lệch về tỷ lệ chết sơ sinh của các bà mẹ
mù chữ và hết cấp 1 là 25%.
Giáo dục thúc đẩy sự di cư từ nông thôn về thành thị. Qui luật này tác động
đến những người có học vấn cao và lớn hơn so với những người có học vấn
thấp. Tác động đến người trẻ mạnh hơn người già
* Ảnh hưởng của y tế đến quá trình dân số: với những thành tựu của KHKT,
đặc biệt là của ngành y tế, ngày nay con người đã có phương pháp và phương
tiện điều chỉnh hành vi sinh đẻ, đấu tranh chống lại bệnh tật, giảm bớt mức chết,
kéo dài tuổi thọ.
Ảnh hưởng đến mức sinh: Mỗi năm ngành y tế chăm sóc cho hàng triệu bà
mẹ mang thai, hỗ trợ cho hàng triệu đứa trẻ ra đời và làm công tác KHHGĐ.
Ngành y tế áp dụng KHKT để chữa vô sinh, cho ra đời trẻ em từ ống nghiệm
đem lại hạnh phúc cho nhiều gia đình. Ngành y tế đóng vai trò trực tiếp và là
giai đoạn cuối cùng cho việc hạn chế sinh. Ngành y tế tạo ra các phương tiện và
các phương pháp tránh thai đồng thời tổ chức các dịch vụ tránh thai. Ngành y tế
chăm sóc sức khỏe tốt cho người già, giảm bớt mức chết của trẻ sơ sinh. Như
vậy y tế có tác động gián tiếp đến giảm mức sinh.
Nếu tác động của ngành y tế tới mức sinh chỉ giới hạn đối với những người
trong độ tuổi sinh đẻ thì việc làm giảm mức chết có liên quan đến mọi người,
mọi lứa tuổi. Ngày nay trẻ em được tiêm phòng các bệnh sởi, lao, ho gà, uốn
ván, do đó mức chết giảm nhiều, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với
người lớn, y tế đã chữa được nhiều loại bệnh gây tử vong cao trong quá khứ như
lao, sốt rét, uốn ván từ đó hạn chế mức chết và tăng tuổi thọ bình quân.

* Tóm lại, giáo dục và y tế có ảnh hưởng lớn đến quá trình dân số, muốn có
tỷ suất sinh ổn định phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục và y tế. Ngoài ra phải
đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam chủ
trương của nhà nước là phải phổ cập văn hóa ít nhất phải hết cấp 1 và nâng cao
dân trí trong toàn lãnh thổ. Ngành y tế hàng năm làm nhiệm vụ KHHGĐ cho
hàng triệu người. Vai trò và đóng góp của ngành y tế và giáo dục ở Việt Nam từ
những năm 1960 trở lại đây trong việc giảm mức sinh là rất rõ ràng.
Phần III: Giải pháp hạn chế gia tăng dân số
và thúc đẩy phát triển tại Việt Nam
1. Giảm tốc độ gia tăng dân số bằng nhiều biện pháp:
Xây dng, cng c và n  nh li h thng t chc làm công tác dân s 
các cp,   c bit là  cp c s     m bo t chc trin khai thc hin có hiu
qu ch  ng trình dân s và phát trin. Tng c  ng s lãnh  o, ch   o ca
  ng và chính quyn các cp   i vi công tác dân s. Thc hin có hiu qu
qun lý nhà n  c   i vi công tác dân s, phát huy cao nht s hp tác tích cc
gia các c quan nhà n  c và các t chc tham gia công tác dân s.
Chú trng Truyn thông – giáo dc thay   i hành vi ca ng  i dân v sinh
 . To s chuyn   i hành vi bn vng v dân s, sc khe sinh sn/k hoch
hóa gia ình trên c s cung cp   y  , chính xác thông tin vi ni dung và
hình thc phù hp vi tng khu vc, tng vùng và tng nhóm   i t  ng. Chú
trng hình thc t vn,   i thoi, vn   ng trc tip các cp v chng trong  
tui sinh  , nam gii, thanh niên và ng  i cha thành niên. Tp trung hot   ng
truyn thông – giáo dc vào nhng vùng có i  u kin kinh t – xã hi khó khn
và nhng nhóm   i t ng còn hn ch v nhn thc. M rng các hình thc giáo
dc và nâng cao cht l ng giáo dc dân s trong và ngoài nhà tr  ng.
2. Đẩy mạnh và phát triển giáo dục :
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia “, bởi vậy việc giáo dục cũng như bồi
dưỡng nhân tài là một điều mà mọi quốc gia cần phải quan tâm. Đặc biệt ở các
nước chậm và kém phát triển, đầu tư cho giáo dục lại càng cần phải được quan
tâm cho phù hợp hơn. Tuy nhiên do nguồn lực còn nhiều hạn chế ở các nước

nghèo mà việc đầu tư cho giáo dục càng cần phải có chiến lược rõ ràng để có thể
nâng cao dân trí, đồng thời phát huy năng tốt nhất khả năng của họ trong sản
xuất, nhằm đem lại giá trị gia tăng cao nhất. Với sự phát triển rất nhanh của
nền kinh tế tri thức hiện nay thì việc đầu tư cho giáo dục là một trong những
chiếc chìa khóa yếu tố then chốt để phát triển đất nước. Tuy nhiên đầu tư cho
giáo dục cũng cần phải có những sự chọn lọc đầu tư thực sự cho những mảng có
lợi thế để phát huy tốt nhất khả năng hiện có. Trên thực tế, ta hoàn toàn có thể
coi giáo dục cũng như là một ngành kinh tế, ở đó có cung của giáo dục, giá cả
của giáo dục, và nhu cầu của giáo dục. Như trong phần lớn tại các nước đang
phát triển cung giáo dục phần lớn là nhà nước, còn cầu giáo dục chủ yếu phụ
thuộc vào bốn nhân tố chính như sau :
1. Khác biệt về mức lương hay thu nhập (giữa người có học và không học).
2. Khả năng thành công trong việc tìm kiếm công ăn việc làm trong khu vực
hiện đại (tỷ lệ thất nghiệp của người có học và thất học).
3. Các chi phí riêng trực tiếp cho giáo dục (tiền học phí).
4. Chi phí cơ hội hay gián tiếp cho giáo dục (tiền có thể kiếm được thay vì
không đi học).
Cùng với những phân tích trên, các biện pháp khuyến khích cho giáo dục
bao gồm
Thứ nhất, cần chú trọng đến phổ cập giáo dục phổ thông và tiến đến phổ cập
giáo dục phổ thông. Với những cấp học cao hơn như cao đẳng và đại học và cao
hơn thì phải sàng lọc để lựa chọn những ai có đủ tố chất, từ đó mới có thể tập
trung những nguồn lực hiện có để có thể đào tạo nguồn nhân lực có chiều sâu .
Cần phải hạn chế việc giáo dục tràn lan không hiệu quả, không có sàng lọc mà
hệ quả tiêu biểu là “thừa thầy thiếu thợ” vô hình chung làm cung lao động
không đáp ứng nhu cầu của xã hội, làm giảm chất lượng của đào tạo, lãng phí
nguồn lực của xã hội do đầu tư không hiệu quả
Thứ hai, về nội dung giáo dục cần phải đi sát với thực tế của xã hội, tránh
tình trạng nặng về lý thuyết mà thiếu đi tính thực tiễn. Mục tiêu của giáo dục
đặt ra phải là những con người có tri thức, có khả năng làm việc, phù hợp với

nhu cầu của lao động của thị trường.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi về việc làm cùng với những ưu đãi nhằm
khuyến khích các nguồn chất xám cao cấp phục vụ trong nước, hạn chế trường
hợp nguồn nhân lực mà chúng ta tập trung đào tạo chảy ra nước ngoài
3. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông thôn trong nông nghiệp .
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì xu thế chuyển
dịch cơ cấu là một xu thế tất yếu của sự phát triển .Đối với những nước đang
phát triển có trình độ kì thuật tương đối thấp thì nông nghiệp vẫn là một trong
những ngành quan trọng nhất thể hiện ở hai mặt là ngành cung cấp lương thực
thực phẩm cho toàn xã hội, chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP và đặc biệt số
lượng lao động trong ngành này chiếm một tỷ trọng lớn ( Như ở Việt Nam là
khoảng 70% lao động ) bởi vậy những thay đổi trong ngành này thường có
nhiều tác động bên cạnh những tác động kinh tế đem lại. Do đó, để phù hợp
với sự phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa thì khu vực nông thôn cần
phải :
Thứ nhất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ
trọng tuyệt đối lao động trong ngành nông nghiệp, từ đó tăng hiệu quả của
ngành này thông qua chuyên môn hóa, thâm canh trên một diện tích lớn hơn
( khi chuyển dịch ngày này thì một bộ phận lớn lao động sẽ chuyển sang ngành
khác và đương nhiên tỷ lệ lao đông/ diện tích đất canh tác sẽ tăng, từ đó là cơ sở
để có thể thực hiện canh tác trên một diện tích rộng hơn, phát triển nông nghiệp
theo nền kinh tế hàng hóa nhờ chuyên môn hóa canh tác, tránh tình trạng manh
mún do có quá ít đất canh tác trên đầu người.
Thứ hai, đối với nông dân chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp thì
cần phải đào tạo cho họ những kì năng, dạy nghề để họ có cơ hội làm việc trong
nhưng khu công nghiệp mà mới được xây dựng từ khu vực nông nghiệp trước
đây .Thực hiện khuyến khích cho hoạt động xuất khẩu lao động có tay nghề cao
tại nông thôn sang các nước phát triển lao động, đem lại giá trị kinh tế cao ( như
Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia…)
4. Thực hiện gia tăng đầu tư cho phát triển đất nước :

Để có thể phát huy được hết các thế mạnh của một nước đang phát triển với
dân số trẻ, đông thì một trong những mục tiêu của chính phủ đặt ra chính là
tạo nhiều việc làm, phát huy thế mạnh về nguồn lao động. Các biện pháp gia
tăng đầu tư bao gồm :
Khuyến khích đầu tư trong nước thông qua các ưu đãi về lãi suất, đặc biệt
với các dự án trong những ngành phát huy được thế mạnh cạnh tranh quốc gia ,
hướng tới các thị trường nước ngoài để xuất khẩu ( da giầy, may mặc …)
khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương
Thứ hai, mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra những cơ
chế chính sách phù hợp để các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất lâu dài tại Việt
Nam .
5. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững :
Bất kì một nước nào trong quá trình phát triển cũng phải cần đánh đổi những
mục tiêu kinh tế cũng như xã hội trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên để có
thể phát triển bền vững thì mục tiêu môi trường và bền vững cần phải được quan
tâm đúng mức .Về phía nhà nước cần phải có những biện pháp quản lý môi
trường, đặc biệt với các dự án trong những ngành sản xuất nhiều năng lượng dễ
gây ô nhiễm, gần khu dân cư, hạn chế những ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường tới sức khỏe.
Quan tâm tập trung tới giáo dục và thể chất, đặc biệt là lứa tuổi trẻ em, tạo
ra môi trường lành mạnh để chúng có thể phát triển khỏe mạnh, từng bước nâng
cao thể trạng chung cho thế hệ mai sau .
khoảng trống của dân số trong độ tuổi lao động. Sự biến động của dân số thườngđược điều tra và nghiên cứu trải qua sự dịch chuyển tự nhiên và dịch chuyển cơ học. Biến động dân số tự nhiên do ảnh hưởng tác động của sinh đẻ và tử trận. Trong đó, tỷlệ sinh đẻ và tử trận nhờ vào vào trình độ tăng trưởng kinh tế tài chính và mức độ thànhcông của chủ trương trấn áp dân số. Các nước đang tăng trưởng thường có tỷ suất sinh cũng như vận tốc tăng dân sốcao hơn so với những nước tăng trưởng. Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tài chính tăngchậm đã làm cho mức sống dân cư của những nước đang tăng trưởng chậm được cảithiện và tạo ra áp lực đè nén lớn trong xử lý việc làm. Biến động dân số cơ học là do ảnh hưởng tác động của di dân. Ở những nước đang pháttriển, di dân là một trong những tác nhân rất quan trọng tác động ảnh hưởng đến quy mô vàcơ cấu lao động đặc biệt quan trọng cơ cấu tổ chức lao động nông thôn và thành thị. Trong bài sẽ liên tục đề cập đến khái niệm tỷ suất gia tăng dân số tựnhiên hay do sự di cư được tính bằng tỷ số giữa lượng dịch chuyển và tổng dân số, cũng tương tự như mang đặc thù so sánh nhưng về mặt tương đối. 2. Phát triển bền vữngCó rất nhiều ý niệm về tăng trưởng vững chắc và theo thời hạn, khái niệmphát triển bền vững và kiên cố ngày càng được triển khai xong. Khái niệm tăng trưởng bền vữnglần tiên phong được WB đề cập hầu hết nhấn mạnh vấn đề góc nhìn sử dụng có hiệu quảnguồn tài nguyên vạn vật thiên nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên sống cho con người trongquá trình tăng trưởng. Ngày nay, ý niệm về tăng trưởng vững chắc đã vừa đủ hơn, đó là quy trình tăng trưởng có sự tích hợp ngặt nghèo, hài hòa và hợp lý, hòa giải giữa 3 mặt củasự tăng trưởng gồm : tăng trưởng kinh tế tài chính, cải tổ những yếu tố xã hội và bảo vệ môitrường. Vì vậy, tiêu chuẩn để nhìn nhận sự tăng trưởng bền vững và kiên cố là sự tăng trưởngkinh tế không thay đổi, thực thi tốt văn minh và công minh xã hội, khai thác hài hòa và hợp lý, sửdụng tiết kiệm chi phí tài nguyên vạn vật thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trườngsống. Trong đó, tăng trưởng kinh tế tài chính được xem là một trong những yếu tố quantrọng trong nghiên cứu và điều tra kinh tế tài chính tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế tài chính là sự gia tăng thunhập của nền kinh tế tài chính trong 1 khoảng chừng thời hạn nhất định thường là 1 năm. Sự giatăng bộc lộ ở quy mô và vận tốc. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, tốcđộ được sử dụng với nghĩa so sánh tương đối phản ánh sự gia tăng nhanh haychậm giữa những thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế tài chính bộc lộ qua giá trị chính là chỉsố GDP, GNI được tính cho toàn nền kinh tế tài chính hoặc trung bình đầu người. II. Một số lý thuyết1. Lý thuyết về sự biến hóa nhân khẩu họcĐể làm rõ về cơ cấu tổ chức của sự bùng nổ dân số tại những nền kinh tế tài chính đang pháttriển, người ta lấy tỉ lệ tăng dân số tương tự với tỉ lệ sinh trừ đi tỉ lệ tử. Tỉ lệgia tăng dân số trong một nền kinh tế tài chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nền kinh tế tài chính đócùng với sự kiểm soát và điều chỉnh của di cư từ hoặc đến một nền kinh tế tài chính khác ( sự thay đổivề mặt xã hội trong dân cư ). Sự di dời dân cư đóng một vai trò quan trọngtrước đây, ví dụ như thể quy trình tăng trưởng của những lục địa mới, nhưng trở nênít quan trọng hơn trên quốc tế khi mà việc lan rộng ra những vùng chủ quyền lãnh thổ mới đãchấm dứt. Vì thế, tất cả chúng ta sử dụng những điều kiện kèm theo của tỉ lệ gia tăng tự nhiên làmđại diện cho tỉ lệ gia tăng dân số. Lý thuyết về “ Sự biến hóa nhân khẩu học ” lý giải sự biến hóa tỉ lệ gia tăngtự nhiên trải qua tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử trong 3 thời kỳ. Ban đầu cả tỉ lệ sinh và tửđều cao trong xã hội cận đại và tỉ lệ gia tăng tự nhiên duy trì ở mức thấp. Cùngvới sự tăng trưởng của nền kinh tế tài chính văn minh, thời kì đầu của sự biến hóa bắt đầutừ khi tỉ lệ tử mở màn giảm trong khi tỉ lệ sinh duy trì ở mức không đổi, kết quảlà tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn. Trong thời kì thứ 2, tỉ lệ tử không giảm nữa, đồng thời tỉ lệ sinh vẫn giữ ở mức cao cùng với những yếu tố duy trì tỉ lệ gia tăngtự nhiên cao. Đến thời kì thứ 3, tỉ lệ sinh khởi đầu giảm với mức độ nhanh hơn tỉlệ tử dẫn đến một tỉ lệ thấp của gia tăng dân số tự nhiên. 2. Lý thuyết của Malthus ( 1798 ) Học thuyết về dân số của Malthus hoàn toàn có thể tóm tắt như sau : cũng như nhữngloài động vật hoang dã khác, loài người có bản năng tự nhiên sinh nhiều con đến mức tốiđa, dưới “ đam mê cố hữu ” này dân số có xu thế nhân lên theo cấp số nhân, trong khi hoạt động giải trí sản xuất lương thực, thực phẩm bị hạn chế bởi đầu vàokhông đổi khác của nguồn lực tự nhiên đặc biệt quan trọng là đất đai, chỉ hoàn toàn có thể tăng theocấp số cộng, lượng thức ăn nhiều hơn mức đủ sống sẽ được số dân số ra thêmtiêu dùng hết, dân số liên tục tăng hơn nữa sẽ bị hạn chế lại do nạn đói, thiên taivà những đại chiến giành lương thực ; do đó trong dài hạn mức sống và thunhập trung bình đầu người chỉ được duy trì ở mức vừa đủ sống. N / NW * Mối quan hệ giữa mức lương và sự gia tăng dân sốHọc thuyết này được diễn đạt bởi đường GG trong hình trên, bộc lộ mối quan hệgiữa mức lương ( W ) hay thu nhập trung bình trên 1 lao động và vận tốc tăng dânsố ( N / N ). Đường GG cắt trục hoành tại W *. Mức lương được tính bằng khoảngcách từ ( 0 ) đến W * được coi là mức lương tối thiểu vừa đủ cho người lao độngvà mái ấm gia đình anh ta sống, đồng thời, giữ cho quy mô hộ mái ấm gia đình trung bình vàtổng dân số không biến hóa. Đường GG dốc lên bộc lộ mối quan hệ khi mức lương vượt quá W * ( dotăng cầu lao động hoặc giảm cung lao động ) đều dẫn tới tăng dân số. Sự tăng lêntheo cấp số nhân trong lực lượng lao động được biểu lộ bởi vận tốc tăng dân sốsẽ dẫn đến dư thừa cung lao động và mức lương giảm về W *. Phần II : Gia tăng dân số và tăng trưởng tại Nước Ta, tình hình, nguyên do, tác độngI. Thực trạng gia tăng dân số ở Nước Ta : 1. Tình hình gia tăng dân số : a. Trong thời hạn gần đây, vận tốc tăng dân số đã hạ nhiệtTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, kể từ năm 2003, vận tốc tăng dân sốViệt Nam đã liên tục giảm. Tốc độ tăng dân số qua những năm lần lượt là : 1,47 ( 2003 ) ; 1,40 ( 2004 ) ; 1,31 ( 2005 ) ; 1,24 ( 2006 ) ; 1,21 ( 2007 ). Khuynh hướnggiảm hài hòa và hợp lý trong một thời hạn dài như vậy dự báo rằng nó sẽ còn tiếp tụctrong tương lai, nếu như những chương trình dân số, vốn là một yếu tố tích cựctạo nên hiệu quả này, sẽ liên tục được duy trì. Bên cạnh đó, những chỉ tiêu đáng an toàn và đáng tin cậy để nhìn nhận vận tốc tăng dân số làtổng tỷ suất sinh ( TFR ) và tỷ suất tăng dân số tự nhiên ( CRNI ) cũng đã chothấy một tác dụng tựa như về việc vận tốc tăng dân số đang giảm dần. Cụ thể, theo báo cáo giải trình “ Thực trạng dân số Nước Ta 2007 ” của UNFPA, QuỹDân số Liên Hiệp Quốc tại Nước Ta : số liệu của những cuộc tìm hiểu cho thấy xuhướng TFR ( Tổng tỷ suất sinh ) giảm là rõ ràng mặc dầu có sự tăng lên đôi chúttrong những cuộc tìm hiểu năm 2002 và 2004. Đặc biệt, TFR đã giảm nhanh trong 3 cuộc tìm hiểu gần nhất và liên tục ở dưới mức sinh thay thế sửa chữa ( 2,07 ). Cũng giống như TFR, số liệu của những cuộc tìm hiểu cho thấy tỷ suất tăng dânsố tự nhiên ( CRNI ) có xu thế giảm. Tỷ suất này không tính đến mức tănghoặc giảm dân số do di cư quốc tế mà được tính bằng cách lấy tỷ suất sinh thô ( CBR ) trừ đi tỷ suất chết thô ( CDR ). CBR ( Tỷ suất sinh thô ) có khuynh hướng giảm, ngoại trừ sự gia tăng chút ít tronghai cuộc tìm hiểu năm 2002 và 2004. Biểu đồ dưới đây cho thấy CBR đã giảmtới 1,2 phần nghìn trong cuộc tìm hiểu năm 2006 so với cuộc tìm hiểu 2005. Tương tự, CBR trong cuộc tìm hiểu 2007 là 16,9 phần nghìn đã giảm so với cuộcđiều tra 2006 là 17,4 phần nghìn. Trong khi đó, tỷ suất chết thô ( CDR ) lại tương đối thấp và biến hóa khôngnhiều : Tổng tỉ suất sinh theo những cuộc tìm hiểu từ 1999 – 2007D o vậy, sự đổi khác của CRNI hầu hết nhờ vào sự đổi khác tỷ suất sinh thô. Biểu đồ dưới cho thấy CRNI của Nước Ta liên tục giảm từ 2001 đến nay mặcdù có sự tăng lên chút ít vào năm 2004. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan tâm là tỷ suất tăng dân số tự nhiên giảm, không cónghĩa là dân số Nước Ta sẽ không tăng nữa mà nó chỉ làm cho vận tốc gia tăngchậm lại. b. Cùng với gia tăng dân số là hiện tượng kỳ lạ chênh lệch giới tính tăng lênTỷ số giới tính khi sinh ( SRB ) là số trẻ em trai được sinh ra trên 100 trẻ emgái. Bình thường tỷ số này là 105 ( xê dịch từ 103 – 107 ). Tuy nhiên những cuộcđiều tra về dịch chuyển dân số gần đây đã cho thấy hiện tượng kỳ lạ chênh lệch giới tínhngày càng biểu lộ rõ ràng hơn. Nếu như cách đây 10 năm tỉ lệ giới tính ở ViệtNam ngang bằng với mức độ trung bình của quốc tế là cứ 100 bé gái thì có 105 – 107 bé trai thì, tỷ số giới tính thu được trong tìm hiểu trên khoanh vùng phạm vi cả nước năm2007 là 112, cao hơn so với năm 2006 là 110. Theo báo cáo giải trình của Tổng cục thốngkê năm 2006, trong số 64 tỉnh, thành phố chỉ có 19 tỉnh, thành phố có SRB từ110 trở lên. Con số này đã tăng lên thành 35 vào năm 2007, theo báo cáo giải trình của BộY tế. Mặc dù chưa có những nghiên cứu và điều tra chứng minh và khẳng định sự thông dụng của hiện tượnglựa chọn giới tính thai nhi, nhưng lúc bấy giờ việc thuận tiện tiếp cận những kỹ thuậtcao như siêu âm được cho phép người dân biết được giới tính của thai nhi ngay từ cáctháng đầu. Nếu có tư tưởng thích con trai, phá thai hoàn toàn có thể xảy ra nếu biết đượcgiới tính của thai nhi là gái. Kinh nghiệm của nhiều nước có tỷ số giới tính khisinh cao đã cho thấy những hậu quả về kinh tế tài chính – xã hội và nhân khẩu học rấtnghiêm trọng. 2. Đánh giá tình hình gia tăng dân số : a. Khái quát tình hình gia tăng dân số quốc tế : Trước hết, tất cả chúng ta cùng điểm qua những mốc tăng trưởng dân số quốc tế : Nhìn vào biểu đồ, hoàn toàn có thể thấy dân số quốc tế đã không ngừng gia tăng quacác năm. Trong thời hạn gần đây, vận tốc tăng dân số quốc tế có khuynh hướnggiảm dần. Đây cũng là khuynh hướng tương thích với kim chỉ nan “ sự đổi khác nhân khẩuhọc ” đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, đà gia tăng dân số đang ngày càng chuyển sang những nước nghèohơn trên quốc tế. Theo văn phòng tin tức dân số ở Hà Nội Thủ Đô Washington thì cácnước nghèo nhất quốc tế nằm trong nhóm nước có sinh suất cao hơn và có dânsố trẻ hơn, so với những nước công nghiệp hóa thịnh vượng. Vì vậy chưa khi nào khoảng cách dân số giữa 2 nhóm này cao như lúc bấy giờ. Theo phúc trình thống kê dân số quốc tế được phổ cập trong tháng 8/2008, vàokhoảng năm 2050 dân số quốc tế sẽ tăng lên đến 9,3 tỉ so với số lượng lúc bấy giờ là6, 7 tỉ. Trong nhiều thập kỷ tới đây, dân số ở nhiều nước giàu nhất quốc tế đã thựcsự giảm xuống. Các nước không bị thực trạng này, như Hoa Kỳ ví dụ điển hình, là dosố di dân gia tăng, hơn là do sinh suất cao. Các dự báo cho tương lai Dân số quốc tế năm 2017 sẽ là 7 tỷ người. Dân sốthế giới năm 2050 sẽ là 9 tỷ người. Trong đó, số dân tại những vương quốc kém pháttriển sẽ tăng từ 5,3 tỷ lên đến 7,8 vào năm 2050. Tuy nhiên, dân số của cácnước tăng trưởng sẽ gần như không đổi khác và duy trì ở mức 1,2 tỷ. b. Nhận định tình hình gia tăng dân số Nước Ta : Hiện nay, nhờ nỗ lực của cả xã hội, tỷ suất tăng dân số nhanh đã được khốngchế, nhưng quy mô dân số lớn và liên tục tăng hơn 1 triệu người mỗi năm. Theosố liệu của Tổng cục Thống kê năm 2007, dân số của Nước Ta là 85 154 900 người, trong đó phái mạnh có 41 855 300 người, phái đẹp có 43 299 600 người. Mức tăng dân số trong những năm có khác nhau, vận tốc tăng trong những năm từ 2000 đến 2002 liên tục giảm và chỉ còn 1,32 %, năm 2003 là 1,47 %, và năm 2004 tuycó giảm nhưng vẫn ở mức 1,40 % – cao hơn so với năm 2000 ( 1,37 % ), năm 2005 là 1,31 %, năm 2006 là 1,24 %, năm 2007 là 1,21 %. Như vậy, dân số Việt Nam trung bình mỗi năm tăng khoảng chừng 1,1 triệu người. Theo ước tính, đến năm 2024, dân số nước ta có khoảng chừng 100 triệu người ; đếnnăm 2050, có khoảng chừng 115 triệu người, và những chuyên viên kỳ vọng rằng dân sốViệt Nam sẽ không thay đổi ở số lượng này. Một yếu tố đáng phải bàn đến, là chất lượng dân số Nước Ta, nhìn chung làthấp. Mặc dù dân số nước ta khá trẻ, tỷ suất người biết chữ và tuổi thọ cao, nhưngtỷ lệ suy sinh dưỡng ở trẻ sơ sinh cao, dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai thiếu, chênh lệch mức sống giữa những nhóm dân cư lớn, chất lượng lực lượng lao độngthấp, đời sống người già chưa được bảo vệ, chất lượng sống của người dân cònthấp và có sự chênh lệch giữa những vùng Chỉ số tăng trưởng con người của ViệtNam mới đứng thứ 109 trong số 177 nước được so sánh. Như vậy, bên cạnh tiềm năng giảm vận tốc tăng dân số, thì việc gia tăng chấtlượng dân số Nước Ta cũng là một yếu tố đáng phải chú ý quan tâm và chăm sóc. II. Nguyên nhân gia tăng dân sốGia tăng dân số là sự tổng hợp của gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. 1. Gia tăng tự nhiên : Ở những nước đang tăng trưởng, tỷ suất tử đã giảm đáng kể trong khi tỷ suất sinh vẫnở mức cao dẫn đến việc tăng dân số quá nhanh. + Tỉ lệ sinh cao là do những nguyên do : – Yếu tố tự nhiên – sinh họcSinh đẻ trước hết là hiện tượng kỳ lạ sinh học của tự nhiên. Con người không phảiở bất kỳ độ tuổi nào cũng có năng lực sinh đẻ. Vì vậy cơ cấu tổ chức tuổi và giới có ảnhhưởng rất lớn đến mức sinh. Nơi nào cơ cấu tổ chức tuổi và giới thuận tiện cho sự pháttriển sinh sản thì nơi đó có mức sinh cao và ngược lại. Ở Nước Ta là một nướcđông dân ( dân số t13 trên TG ) cấu trúc dân số trẻ, hầu hết dân số trong độ tuổisinh đẻ và cấu trúc về giới tương đối đồng đều thế cho nên tỉ lệ sinh ở Nước Ta ngàycàng gia tăng. – Phong tục tập quán và tâm lí xã hộiỞ mỗi xã hội, mỗi dân tộc bản địa đều có những phong tục tập quán và tâm ý XH khácnhau. Tập quán và tâm ý XH có tương quan đến mức sinh. Tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai là tập quán và tâm ý chung của XH phongkiến cũ. Các quan điểm “ trọng nam khinh nữ ”, ” trời sinh voi, sinh cỏ “, ” lắm connhiều phúc ” … dư luận XH cũng lên án những người không hôn nhân gia đình con cháu đãkhuyến khích đẻ nhiều và người ta tự hào khi có nhiều con. Nhóm tác nhân này rất phong phú và ảnh hưởng tác động theo nhiều hướng khác nhau, ảnhhưởng của nó so với dịch chuyển tự nhiên dân số nói chung và mức sinh nóiriêng. Theo ý niệm của đa phần những nhà nhân khẩu học thì đời sống thấp sẽ sinhđẻ cao và ngược lại. Mức sinh trong thời đại phong kiến cao hơn mức sinh dướithời CNTB. Dân số ở những nước kém tăng trưởng tăng nhanh hơn những nước kinh tếphát triển. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và điều tra kĩ cũngđưa ra Tóm lại rằng mức sinh tỷ suất nghịch với mức sống. Nước ta vẫn còn là một nước chậm tăng trưởng vì thế cũng không phải làngoại lệ với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn lỗi thời, hiện tạilà một nước nông nghiệp, nhu yếu về lao động chân tay lớn cũng là nguyên nhândẫn tới gia tăng tỉ lệ sinh. – Trình độ tăng trưởng của khoa học công nghệ tiên tiến : Trong thời hạn gần đây, cùng với sự tăng trưởng của khoa học công nghệ tiên tiến, yhọc cũng ngày càng có những tân tiến vượt bậc, tạo điều kiện kèm theo cho con người chủđộng được về mức sinh, hoàn toàn có thể thụ tinh nhân tạo, theo dõi chăm nom được thaingay từ khi hình thành, việc chăm nom trẻ sơ sinh cũng có kế hoạch và chủ độngvới điều kiện kèm theo ngày càng tốt hơn. – Trình độ dân trí và hiểu biết về sức khỏe thể chất sinh sản còn thấp, chưa ý thứcđược tai hại của việc sinh quá nhiều, còn thực trạng tảo hôn, quan hệ tình dụcsớm và bừa bãi, gây ra hậu quả là việc sinh con sớm và ngoài ý muốn. + Tỉ lệ tử thấp : – Các tân tiến về mặt y tế và khoa học – kỹ thuật : Ở trẻ nhỏ, việc tiêm phòng được khá đầy đủ, giảm tỉ lệ tử trận do những bệnh holao, uốn ván, sởi, đặc biệt quan trọng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ở người lớn, y tế tăng trưởng làm tăng năng lực chữa những bệnh hiểm nghèo, từđó hạn chế tử trận và nâng cao tuổi thọ trung bình của con người. – Nhờ sự tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội : Kinh tế xã hội tăng trưởng làm mức sống và thu nhập ngày càng được cải tổ, đời sống được nâng cao, con người ngày càng thỏa mãn nhu cầu nhiều nhu yếu, điềukiện dinh dưỡng được chăm sóc tốt, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cũng giảm, tuổi thọđược lê dài hơn. – Các nguyên do dẫn tới tỉ suất tử thô cao hầu hết là kinh tế tài chính – xã hội ( đóinghèo, bệnh tật … ) và thiên tai ( động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt … ) có xuhướng giảm. – Ngoài ra nhà nước còn phát hành nhiều chủ trương y tế phúc lợi xã hội, đặcbiệt là so với người cao tuổi. Độ tuổi trung bình của dân cư Nước Ta do đóđã cao hơn trong một vài năm gần đây ( 72 tuổi ). * Gia tăng cơ giới + Gia tăng cơ học gồm có hai bộ phận : Xuất cư ( những người rời khỏi nơi cư trú ) và nhập cư ( những người đến nơicư trú mới ). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọilà hiện tượng kỳ lạ gia tăng cơ học. Trên khoanh vùng phạm vi quốc tế gia tăng cơ học không làm tác động ảnh hưởng tới số dân nhưngtrên khoanh vùng phạm vi vương quốc và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩa quantrọng, làm biến hóa số lượng dân cư, cơ cấu tổ chức tuổi, giới và tác động ảnh hưởng không nhỏ tớikinh tế – xã hội. Gia tăng cơ học đa phần là do 2 nguyên do – Di dân một cách bừa bãi, ồ ạt giữa những vùng, thành thị và nông thôn. Dotình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, sức hút từ đô thị hóa, và do chênh lệch lớnvề kinh tế tài chính giữa nông thôn và thành thị dẫn đến thực trạng dân cư ở những vùngnông thôn đổ về những thành phố, hay những khu công nghiệp kiếm việc làm. Đốitượng di dân hầu hết những diện kinh tế tài chính khó khăn vất vả, trình độ dân trí thấp, những dântộc thiểu số. Các khu vực nóng về thực trạng di dân tự do lúc bấy giờ là TP.HN, Tây Nguyên, Tỉnh Lào Cai, … Điều này gây ra khó khăn vất vả không nhỏ đến phát triểnkinh tế xã hội và sự quản lí của nhà nước. – Di dân đến những vùng kinh tế tài chính mới theo kế hoạch tăng trưởng kinh tế tài chính của nhànước. Nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội, tăng trưởng kinh tế tài chính đồng đều giữacác vùng miền, nhà nước đã góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở đồngthời đưa ra những chủ trương lôi cuốn nhà đầu tư, lao động, tập trung chuyên sâu dân cư tớinhững khu kinh tế tài chính mới. Ví dụ việc góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng khu kinh tế tài chính mở Chu Lai, khukinh tế Dung Quất với xí nghiệp sản xuất lọc dầu Dung Quất là TT tăng trưởng kinhtế miền Trung, nhằm mục đích tăng trưởng đồng đều cân đối giữa 3 miền, khai thác hiệu quảnguồn tài nguyên, những điều kiện kèm theo thuận tiện của khu vực Trung bộ, tập trung chuyên sâu dâncư góp thêm phần không thay đổi nâng cao bảo mật an ninh quốc phòng tình hình chính trị của khuvực … III. Tác động của gia tăng dân số và phát triển1. Tác động gia tăng dân số đến phát triểnKhái niệm tăng trưởng bền vững và kiên cố đã được nhắc đến với ý nghĩa là sự thốngnhất, hòa giải giữa 3 mặt tăng trưởng kinh tế tài chính, cải tổ những yếu tố xã hội và bảovệ môi trường tự nhiên. Vì vậy, để nhìn nhận ảnh hưởng tác động của gia tăng dân số đến tăng trưởng taxem xét ở từng góc nhìn. * Gia tăng dân số ảnh hưởng tác động đến sự tăng trưởng kinh tếTrước hết, tăng trưởng kinh tế tài chính được bộc lộ ở tổng thu nhập của toàn bộnền kinh tế tài chính hoặc thu nhập trung bình đầu người. Xét về mặt triết lý, Malthusđã nhìn nhận sự tác động ảnh hưởng này trải qua việc trình diễn mối quan hệ tuyến tínhgiữa vận tốc gia tăng dân số và mức thu nhập trung bình trên 1 lao động. Tức làcứ thu nhập trung bình tăng thì dân số cũng tăng lên trong đó, lương thực, thựcphẩm sản xuất tăng theo cấp số cộng và dân số tăng theo cấp số nhân. Vì thế chođến khi không cung ứng đủ lượng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho toàn bộnền kinh tế tài chính thì 1 lượng dân số sẽ bị đào thải 1 cách tự nhiên do chiến tranhlương thực … Tuy nhiên trên trong thực tiễn, ở quá trình 3 của kim chỉ nan “ Sự biến hóa nhân khẩuhọc ” vận tốc gia tăng dân số giảm, đồng thời lúc đó mức lương trung bình lại caohơn. Do đó, đường trình diễn mối quan hệ trên sẽ không phải là một đườngtuyến tính mà sau khi tăng đến 1 mức cố định và thắt chặt sẽ giảm bộc lộ bằng đường vòngxuống. ( hình vẽ trong lý thuyết Malthus phần lý luận ) Điều này cũng trọn vẹn tương thích với quan điểm của những nhà kinh tế tài chính hiệnđại. Họ cho rằng lương thực thực phẩm không riêng gì tăng theo mức số cộng do sựtiến bộ của khoa học văn minh mà hoàn toàn có thể đạt mức cao hơn. Hơn nữa, mặc dầu mứcsống được nâng lên, gia tăng dân số vẫn hoàn toàn có thể kiềm chế bằng rất nhiều biệnpháp. Vì thế, có triết lý cho rằng với mỗi vương quốc đều có một mức dân sốthích hợp mà tại đó nguồn lực được tận dụng nhất, nếu lớn hơn sẽ xảy ra thấtnghiệp. Như vậy, xét trên trong thực tiễn hoàn toàn có thể thấy sự tăng trưởng dân số tạo nên nguồn lực – tác nhân quyết định hành động của mọi quy trình tăng trưởng. Nếu dân số quá thấp hạn chế sựphân công lao động xã hội, do đó không tận dụng được hết nguồn vào. Nguồn lựccon người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinhtế – xã hội. Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể và toàn diện những năng lượng của conngười được kêu gọi vào quy trình sản xuất, thì năng lượng đó là nội lực của conngười. Trong khoanh vùng phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọngcho sự tăng trưởng. Đặc biệt, so với nước ta có nền kinh tế tài chính đang tăng trưởng, dân sốđông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất. Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự tăng trưởng. Dân số tăng nhanh sẽ hạn chế sự tích luỹ để tái sản xuất trong khoanh vùng phạm vi từnggia đình cũng như khoanh vùng phạm vi toàn xã hội. Khi quy mô lan rộng ra sản xuất thì cả quymô cũng như vốn góp vốn đầu tư cho một chỗ thao tác giảm đi. Hậu quả của quá trìnhnày là hiệu suất lao động tăng chậm hoặc không tăng, thu nhập / người cũng nhưđiều kiện sống và thao tác đều giảm. Sự gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng tác động không nhỏ đến hàng loạt nền kinh tế tài chính, phải đápứng thêm lương thực cho khoảng chừng một triệu nguời mỗi năm. Sự gia tăng dân sốcùng với quy trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra áp lực đè nén lớn với việc đảmbảo bảo mật an ninh lương thực bởi tăng số người tiêu dùng và giảm diện tích quy hoạnh trồng câylương thực. Khủng hoảng lương thực vừa mới qua đã tác động ảnh hưởng đến toàn bộ những nước dùlà giàu hay nghèo, tuy nhiên ảnh hưởng tác động nặng nề nhất vẫn là những người nghèo, do tại ngân sách cho lương thực chiếm một phần đông trong tiêu tốn hàng ngày củahọ. Trên trong thực tiễn, sự dịch chuyển về thời tiết trong những tháng gần đây ở châu Á, đặc biệt quan trọng ngập lụt ở TP.HN trong tháng 11/2008 ; thực trạng tăng giá lương thựcmột cách đột biến trong nửa đầu năm 2008 đã đưa đến sự lo lắng về vấn đềđảm bảo lương thực. Hiện nay mỗi năm dân số Nước Ta tăng thêm 1 triệungười ( bằng dân số của 1 tỉnh cỡ trung bình, mặc dầu mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con ) và dự báo chỉ 10 năm nữa dân số Nước Ta sẽ đạt 100 triệu người. Dân số gia tăng yên cầu phải phân phối về điều kiện kèm theo hạ tầng như nhà tại, khu công trình giao thông vận tải Với thực trạng gia tăng dân số lúc bấy giờ, những thành phố ởViệt Nam chưa thể có được chuẩn bị sẵn sàng chuẩn bị sẵn sàng cho sự gia tăng thêm một triệungười mỗi năm. * Tác động của gia tăng dân số đến xã hộiDân số Nước Ta là cơ cấu tổ chức dân số trẻ, sức ép cho nền kinh tế tài chính vẫn chưa giảmnhiều. Mặc dù với vận tốc tăng trưởng kinh tế tài chính như lúc bấy giờ, ta phải xử lý đượcnhiều việc làm, xuất khẩu lao động cũng giúp xử lý thêm một số ít việc làmnữa. Nhưng sức ép về lao động việc làm trong điều kiện kèm theo đất đai ngày càng hạnhẹp, tài nguyên vạn vật thiên nhiên không giàu thì đó là sức ép rất đáng kể mà chúng taphải tính đến, vì lực lượng lao động không sử dụng sẽ làm phát sinh những vấn đềkhác về mặt xã hội. Ước tính mỗi năm tất cả chúng ta có thêm khoảng chừng 1,1 đến 1,2 triệu lao động mới, yếu tố tạo ra thêm việc làm đã đè nặng lên tiềm năng pháttriển. Khi tất cả chúng ta không hề xử lý được việc làm, thì số lao động không cóviệc làm này sẽ gây ra những tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm … và những hệlụy của chúng. Hơn thế nữa, yếu tố lao động thất nghiệp đổ về những thành phốcàng làm nghiêm trọng thêm những yếu tố về xã hội. Về mặt y tế trong những năm qua đã được cải tổ rõ ràng, tuổi thọ trung bìnhcủa tất cả chúng ta đã đạt 72 tuổi. Thế nhưng mức tăng trưởng của y tế vẫn chưa thể theokịp để phân phối được với mức tăng dân số hiện tại. Hơn thế nữa, vượt cấp đanglà một yếu tố nhức nhối, những cơ sở y tế xã, huyện không đủ hạ tầng đểphục vụ và người dân việc người dân kéo nhau lên những cơ sở y tế TT làđiều tất yếu, dẫn đến việc cung ứng nhu yếu của người dân là rất là khó khăn vất vả. Xã hội càng tăng trưởng, nhu yếu về y tế của dân số càng cao, vượt xa so với tốcđộ tăng trưởng của y tế, cộng với vận tốc tăng dân số lúc bấy giờ, nhu yếu mạng lưới hệ thống ytế cần được tăng cấp và tăng trưởng hơn rất nhiều. Dân số tăng quá nhanh vượtquá mức đáp ứng sẽ dẫn đến dịch bệnh gia tăng, giảm sức lao động, thương tật, tử trận. Các yếu tố về môi trường tự nhiên là một nguyên do trực tiếp ảnh hưởng tác động tớisức khỏe của dân cư. Hiện nay tại những thành phố lớn, người dân đang phảisống trong điều kiện kèm theo không khí với lượng bụi lơ lửng gấp nhiều lần mức chophép, hay cả yếu tố nước ô nhiễm, rác thải công nghiệp, … Vấn đề nâng caochất lượng đời sống cho người dân là là một yếu tố khá phức tạp. Về mặt giáo dục, dân số tăng nhanh hoàn toàn có thể vượt mức phân phối của hệ thốnggiáo dục cộng với điều kiện kèm theo kinh tế tài chính mái ấm gia đình khó khăn vất vả làm tăng thực trạng thấthọc, bỏ học dẫn đến trình độ dân trí trung bình giảm thấp, ảnh hưởng tác động đến sựphát triển chung của xã hội cũng như chất lượng đời sống. * Tác động của gia tăng dân số đến môi trườngDân số tăng nhanh gây ảnh hưởng tác động xấu đến thiên nhiên và môi trường. Gia tăng dân số đanggây sức ép nặng nề tới thiên nhiên và môi trường toàn thế giới. Diện tích toàn cầu giữ nguyên nhưngsố dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho những chính phủ nước nhà và môitrường không phân phối được những nhu yếu cơ bản của con người. Muốn sống sót, con người buộc phải phá rừng để lan rộng ra diện tích quy hoạnh canh tác và chăn nuôi giasúc. Từ năm 1950 đến 1993, diện tích quy hoạnh canh tác theo đầu người giảm từ 0,23 haxuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích quy hoạnh canh tác được thủy lợi hóatính theo đầu người cũng đang giảm nhanh. Theo thống kê từ năm 1950 đến năm1978, diện tích quy hoạnh đất tưới tăng nhanh, mỗi năm trung bình 2,8 %. Nhưng giai đoạn1978 đến 1991 chỉ tăng 1,4 % một năm, không theo kịp vận tốc tăng dân số nêndiện tích được thủy lợi hóa tình theo đầu người đã giảm 8 % vào năm 2000. Phânbón là nguyên vật liệu nguồn vào lớn thứ 3 giúp tăng sản lượng lương thực. Lượngphân bón được sử dụng đã tăng từ 14 triệu tấn năm 1950 lên 146 triệu tấn năm1989 nhưng lại giảm xuống còn 126 triệu tấn năm 1993. Kết quả là diện tíchcanh tác, diện tích quy hoạnh thủy lợi hóa và lượng phân bón tính theo đầu người cũnggiảm và xu thể này còn tiếp nối chừng nào số dân còn liên tục tăng. Chúng tacó thể thấy được việc sử dụng nhiều phân hóa học sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồnnước và đất một cách nghiêm trọng. Năm 1996 lượng cá đánh bắt cá đạt 93 triệu tấn đến năm 1999 chỉ còn lại 86 triệu tấn. Do lượng đánh bắt cá giảm nên nuôi tròng thủy hải sản tăng trưởng và gây ônhiễm môi trường tự nhiên nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, những hệ động thực vậtbị suy thoái và khủng hoảng. Ở nước ta, nếu năm 1975, tổng dân số giao động là 47 triệu người thì đến năm2003, số lượng này là 80 triệu người. Diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Theo báocáo thực trạng thiên nhiên và môi trường Nước Ta năm 2000, mỗi năm tất cả chúng ta mất đi từ120. 000 đến 150.000 ha rừng. Chất lượng đất cũng giảm rõ ràng, diện tích quy hoạnh đấttrồng đồi núi trọc chiếm tới 30 % diện tích quy hoạnh tự nhiên. Nước thải hoạt động và sinh hoạt và nướcthải công nghiệp làm ô nhiễm thiên nhiên và môi trường đặc biệt quan trọng tại những thành phố, thị xã. Tấtcả sông hồ của Nước Ta đều bị ô nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau do chất thảichưa giải quyết và xử lý được xả trực tiếp ra sông. Đô thị hóa với vận tốc nhanh cũng gây ra những yếu tố thiên nhiên và môi trường nan giải. Năm 1999, số dân thành thị trên toàn quốc tế là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so vớinăm 1950. Theo dự án Bất Động Sản của Liên Hiệp Quốc thì tới năm 2006, sẽ có một nửa dânsố quốc tế sống ở thành thị. Những thử thách về thiên nhiên và môi trường bắt nguồn từ mộtphần từ những đô thị. Chính những thành phố đã sản sinh ra 75 % CO2 trên toàn thế giới vìsử dụng nguyên vật liệu hóa thạch và tiêu thụ 75 % lượng gỗ công nghiệp quốc tế. Tốc độ đô thị hóa nhanh, những yếu tố thiên nhiên và môi trường như ô nhiễm không khí vànước đang trở nên tồi tệ ở những nơi cơ quan chính phủ không đủ năng lượng kiến thiết xây dựng vàquản lý hạ tầng về giao thông vận tải, nước và giải quyết và xử lý rác thải. Hiện nay có 220 triệu người trong những thành phố thuộc những nước tăng trưởng đang trong tình trạngthiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt trong bầu không khí bị ônhiễm, 2.6 tỷ người vẫn chưa tiếp cận được những điều kiện kèm theo vệ sinh. 2. Tác động của tăng trưởng đến sự gia tăng dân sốDân số đóng vai trò quan trọng trong SX và đời sống, là yếu tố đa phần củasự tăng trưởng. Nhưng dân số tăng trưởng như thế nào và tăng trưởng đến mức nàocho tương thích với điều kiện kèm theo tăng trưởng của từng nước đang là yếu tố cấp bách nhấtcần xử lý của toàn bộ những nước trên quốc tế. Việc hạn chế sinh sản, chống lạibệnh tật và cái chết, lê dài tuổi thọ, di cư, kết hôn và li hôn là những hoạt độngcó ý thức. Giáo dục trực tiếp, lan rộng ra, nâng cao sự hiểu biết ý thức của conngười cộng với sự can thiệp trực tiếp của y học vào quy trình tái SX dân số sẽgiúp cho sự kiểm soát và điều chỉnh tăng trưởng dân số cân đối hài hòa và hợp lý. * Ảnh hưởng của giáo dục đến quy trình dân số : Giáo dục đào tạo là quy trình hoạtđộng có ý thức, có mục tiêu, có kế hoạch nhằm mục đích truyền cho lớp người mới nhữngkinh nghiệm đấu tranh và SX, những tri thức về tự nhiên, về XH và về tư duy, để họ có đủ năng lực tham gia vào lao động và đời sống XH.Giáo dục có tác động ảnh hưởng rất lớn đến sự hiểu biết thái độ và hành vi dân số củamọi người trong mọi lứa tuổi. Giáo dục đào tạo có tác động ảnh hưởng đến mức sinh và mứcchết, ảnh hưởng tác động đến di cư. Con người càng có trình độ hiểu biết, càng có nănglực mới hoàn toàn có thể kiểm soát và điều chỉnh hành vi sinh sản, KHHGĐ của mình đến mức hợp lýtối đa. Đối với phụ nữ, nhờ có giáo dục, năng lượng thao tác được nâng cao, họ cóđịa vị trong mái ấm gia đình và ngoài XH. Với phái mạnh, họ chuẩn bị sẵn sàng gật đầu 1 quanhệ bình đẳng và san sẻ nghĩa vụ và trách nhiệm. Giáo dục đào tạo tác động ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất tử trận của trẻ nhỏ vì so với trẻ emcác nhu yếu về dinh dưỡng, vệ sinh, chữa bệnh đều phụ thuộc vào vào người lớn, đặc biệt quan trọng là người mẹ. Nhìn chung trình độ học vấn được nâng cao thì tỷ suất tửvong của trẻ giảm xuống. Cứ tăng năng lượng học vấn của những bà mẹ lên 1 % thì cóthể giảm tỷ suất chết của trẻ là 3 %. Chênh lệch về tỷ suất chết sơ sinh của những bà mẹmù chữ và hết cấp 1 là 25 %. Giáo dục đào tạo thôi thúc sự di cư từ nông thôn về thành thị. Qui luật này tác độngđến những người có học vấn cao và lớn hơn so với những người có học vấnthấp. Tác động đến người trẻ mạnh hơn người già * Ảnh hưởng của y tế đến quy trình dân số : với những thành tựu của khoa học kỹ thuật, đặc biệt quan trọng là của ngành y tế, ngày này con người đã có chiêu thức và phươngtiện kiểm soát và điều chỉnh hành vi sinh đẻ, đấu tranh chống lại bệnh tật, giảm bớt mức chết, lê dài tuổi thọ. Ảnh hưởng đến mức sinh : Mỗi năm ngành y tế chăm nom cho hàng triệu bàmẹ mang thai, tương hỗ cho hàng triệu đứa trẻ sinh ra và làm công tác làm việc KHHGĐ.Ngành y tế vận dụng khoa học kỹ thuật để chữa vô sinh, cho sinh ra trẻ nhỏ từ ống nghiệmđem lại niềm hạnh phúc cho nhiều mái ấm gia đình. Ngành y tế đóng vai trò trực tiếp và làgiai đoạn sau cuối cho việc hạn chế sinh. Ngành y tế tạo ra những phương tiện đi lại vàcác giải pháp tránh thai đồng thời tổ chức triển khai những dịch vụ tránh thai. Ngành y tếchăm sóc sức khỏe thể chất tốt cho người già, giảm bớt mức chết của trẻ sơ sinh. Nhưvậy y tế có tác động ảnh hưởng gián tiếp đến giảm mức sinh. Nếu tác động ảnh hưởng của ngành y tế đến hơn cả sinh chỉ số lượng giới hạn so với những ngườitrong độ tuổi sinh đẻ thì việc làm giảm mức chết có tương quan đến mọi người, mọi lứa tuổi. Ngày nay trẻ nhỏ được tiêm phòng những bệnh sởi, lao, ho gà, uốnván, do đó mức chết giảm nhiều, đặc biệt quan trọng so với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đối vớingười lớn, y tế đã chữa được nhiều loại bệnh gây tử trận cao trong quá khứ nhưlao, sốt rét, uốn ván từ đó hạn chế mức chết và tăng tuổi thọ trung bình. * Tóm lại, giáo dục và y tế có ảnh hưởng tác động lớn đến quy trình dân số, muốn cótỷ suất sinh không thay đổi phải đặc biệt quan trọng chăm sóc đến giáo dục và y tế. Ngoài ra phảiđặc biệt chăm sóc đến việc tăng trưởng kinh tế tài chính của quốc gia. Ở Nước Ta chủtrương của nhà nước là phải phổ cập văn hóa truyền thống tối thiểu phải hết cấp 1 và nâng caodân trí trong toàn chủ quyền lãnh thổ. Ngành y tế hàng năm làm trách nhiệm KHHGĐ chohàng triệu người. Vai trò và góp phần của ngành y tế và giáo dục ở Nước Ta từnhững năm 1960 trở lại đây trong việc giảm mức sinh là rất rõ ràng. Phần III : Giải pháp hạn chế gia tăng dân sốvà thôi thúc tăng trưởng tại Việt Nam1. Giảm vận tốc gia tăng dân số bằng nhiều giải pháp : Xây d  ng, c  ng c  và  n   nh l  i h  th  ng t  ch  c làm công tác làm việc dân s   những c  p,   c bi  t là  c  p c  s      m b  o t  ch  c tri  n khai th  c hi  n có hi  uqu  ch   ng trình dân s  và phát tri  n. T  ng c   ng s  lãnh   o, ch    o c  a   ng và chính quy  n những c  p   i v  i công tác làm việc dân s . Th  c hi  n có hi  u qu  qu  n lý nhà n   c   i v  i công tác làm việc dân s , phát huy cao nh  t s  h  p tác tích c  cgi  a những c  quan nhà n   c và những t  ch  c tham gia công tác làm việc dân s . Chú tr  ng Truy  n thông – giáo d  c thay   i hành vi c  a ng   i dân v  sinh  . T  o s  chuy  n   i hành vi b  n v  ng v  dân s , s  c kh  e sinh s  n / k  ho  chhóa gia  ình trên c  s  cung c  p   y  , đúng chuẩn thông tin v  i n  i dung vàhình th  c phù h  p v  i t  ng khu v  c, t  ng vùng và t  ng nhóm   i t   ng. Chútr  ng hình th  c t  v  n,   i tho  i, v  n   ng tr  c ti  p những c  p v  ch  ng trong   tu  i sinh  , nam gi  i, người trẻ tuổi và ng   i ch  a thành niên. T  p trung ho  t   ngtruy  n thông – giáo d  c vào nh  ng vùng có  i  u ki  n kinh t  – xã h  i khó kh  nvà nh  ng nhóm   i t   ng còn h  n ch  v  nh  n th  c. M  r  ng những hình th  c giáod  c và nâng cao ch  t l   ng giáo d  c dân s  trong và ngoài nhà tr   ng. 2. Đẩy mạnh và tăng trưởng giáo dục : “ Hiền tài là nguyên khí của vương quốc “, thế cho nên việc giáo dục cũng như bồidưỡng nhân tài là một điều mà mọi vương quốc cần phải chăm sóc. Đặc biệt ở cácnước chậm và kém tăng trưởng, góp vốn đầu tư cho giáo dục lại càng cần phải được quantâm cho tương thích hơn. Tuy nhiên do nguồn lực còn nhiều hạn chế ở những nướcnghèo mà việc góp vốn đầu tư cho giáo dục càng cần phải có kế hoạch rõ ràng để có thểnâng cao dân trí, đồng thời phát huy năng tốt nhất năng lực của họ trong sảnxuất, nhằm mục đích đem lại giá trị gia tăng cao nhất. Với sự tăng trưởng rất nhanh củanền kinh tế tri thức lúc bấy giờ thì việc góp vốn đầu tư cho giáo dục là một trong nhữngchiếc chìa khóa yếu tố then chốt để tăng trưởng quốc gia. Tuy nhiên góp vốn đầu tư chogiáo dục cũng cần phải có những sự tinh lọc góp vốn đầu tư thực sự cho những mảng cólợi thế để phát huy tốt nhất năng lực hiện có. Trên trong thực tiễn, ta trọn vẹn có thểcoi giáo dục cũng như là một ngành kinh tế tài chính, ở đó có cung của giáo dục, giá cảcủa giáo dục, và nhu yếu của giáo dục. Như trong hầu hết tại những nước đangphát triển cung giáo dục phần đông là nhà nước, còn cầu giáo dục hầu hết phụthuộc vào bốn tác nhân chính như sau : 1. Khác biệt về mức lương hay thu nhập ( giữa người có học và không học ). 2. Khả năng thành công xuất sắc trong việc tìm kiếm công ăn việc làm trong khu vựchiện đại ( tỷ suất thất nghiệp của người có học và thất học ). 3. Các ngân sách riêng trực tiếp cho giáo dục ( tiền học phí ). 4. giá thành thời cơ hay gián tiếp cho giáo dục ( tiền hoàn toàn có thể kiếm được thay vìkhông đi học ). Cùng với những nghiên cứu và phân tích trên, những giải pháp khuyến khích cho giáo dụcbao gồmThứ nhất, cần chú trọng đến phổ cập giáo dục phổ thông và tiến đến phổ cậpgiáo dục phổ thông. Với những cấp học cao hơn như cao đẳng và ĐH và caohơn thì phải sàng lọc để lựa chọn những ai có đủ năng lực, từ đó mới hoàn toàn có thể tậptrung những nguồn lực hiện có để hoàn toàn có thể huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực có chiều sâu. Cần phải hạn chế việc giáo dục tràn ngập không hiệu suất cao, không có sàng lọc màhệ quả tiêu biểu vượt trội là “ thừa thầy thiếu thợ ” vô hình dung chung làm cung lao độngkhông cung ứng nhu yếu của xã hội, làm giảm chất lượng của huấn luyện và đào tạo, lãng phínguồn lực của xã hội do góp vốn đầu tư không hiệu quảThứ hai, về nội dung giáo dục cần phải đi sát với trong thực tiễn của xã hội, tránhtình trạng nặng về triết lý mà thiếu đi tính thực tiễn. Mục tiêu của giáo dụcđặt ra phải là những con người có tri thức, có năng lực thao tác, tương thích vớinhu cầu của lao động của thị trường. Thứ ba, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện về việc làm cùng với những khuyến mại nhằmkhuyến khích những nguồn chất xám hạng sang ship hàng trong nước, hạn chế trườnghợp nguồn nhân lực mà tất cả chúng ta tập trung chuyên sâu giảng dạy chảy ra nước ngoài3. Thực hiện chuyển dời cơ cấu tổ chức nông thôn trong nông nghiệp. Trong quy trình công nghiệp hóa và văn minh hóa quốc gia thì xu thế chuyểndịch cơ cấu tổ chức là một xu thế tất yếu của sự tăng trưởng. Đối với những nước đangphát triển có trình độ kì thuật tương đối thấp thì nông nghiệp vẫn là một trongnhững ngành quan trọng nhất bộc lộ ở hai mặt là ngành phân phối lương thựcthực phẩm cho toàn xã hội, chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP và đặc biệt quan trọng sốlượng lao động trong ngành này chiếm một tỷ trọng lớn ( Như ở Nước Ta làkhoảng 70 % lao động ) vì thế những biến hóa trong ngành này thường cónhiều ảnh hưởng tác động bên cạnh những tác động ảnh hưởng kinh tế tài chính đem lại. Do đó, để phù hợpvới sự tăng trưởng, công nghiệp hóa hiện đại hóa thì khu vực nông thôn cầnphải : Thứ nhất, triển khai chuyển dời cơ cấu tổ chức nông nghiệp theo hướng giảm tỷtrọng tuyệt đối lao động trong ngành nông nghiệp, từ đó tăng hiệu suất cao củangành này trải qua chuyên môn hóa, thâm canh trên một diện tích quy hoạnh lớn hơn ( khi chuyển dời ngày này thì một bộ phận lớn lao động sẽ chuyển sang ngànhkhác và đương nhiên tỷ suất lao đông / diện tích quy hoạnh đất canh tác sẽ tăng, từ đó là cơ sởđể hoàn toàn có thể triển khai canh tác trên một diện tích quy hoạnh rộng hơn, tăng trưởng nông nghiệptheo nền kinh tế tài chính sản phẩm & hàng hóa nhờ trình độ hóa canh tác, tránh thực trạng manhmún do có quá ít đất canh tác trên đầu người. Thứ hai, so với nông dân chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp thìcần phải giảng dạy cho họ những kì năng, dạy nghề để họ có thời cơ thao tác trongnhưng khu công nghiệp mà mới được kiến thiết xây dựng từ khu vực nông nghiệp trướcđây. Thực hiện khuyến khích cho hoạt động giải trí xuất khẩu lao động có kinh nghiệm tay nghề caotại nông thôn sang những nước tăng trưởng lao động, đem lại giá trị kinh tế tài chính cao ( nhưHàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia … ) 4. Thực hiện gia tăng góp vốn đầu tư cho tăng trưởng quốc gia : Để hoàn toàn có thể phát huy được hết những thế mạnh của một nước đang tăng trưởng vớidân số trẻ, đông thì một trong những tiềm năng của cơ quan chính phủ đặt ra chính làtạo nhiều việc làm, phát huy thế mạnh về nguồn lao động. Các giải pháp giatăng góp vốn đầu tư gồm có : Khuyến khích góp vốn đầu tư trong nước trải qua những tặng thêm về lãi suất vay, đặc biệtvới những dự án Bất Động Sản trong những ngành phát huy được thế mạnh cạnh tranh đối đầu vương quốc, hướng tới những thị trường quốc tế để xuất khẩu ( da giầy, may mặc … ) khuyến khích những doanh nghiệp tận dụng nguồn nhân lực tại địa phươngThứ hai, Open thị trường cho những nhà đầu tư quốc tế, tạo ra những cơchế chủ trương tương thích để những nhà đầu tư quốc tế sản xuất lâu bền hơn tại ViệtNam. 5. Bảo vệ môi trường tự nhiên và tăng trưởng bền vững và kiên cố : Bất kì một nước nào trong quy trình tăng trưởng cũng phải cần đánh đổi nhữngmục tiêu kinh tế tài chính cũng như xã hội trong thời gian ngắn và dài hạn. Tuy nhiên để cóthể tăng trưởng bền vững và kiên cố thì tiềm năng môi trường tự nhiên và vững chắc cần phải được quantâm đúng mức. Về phía nhà nước cần phải có những giải pháp quản trị môitrường, đặc biệt quan trọng với những dự án Bất Động Sản trong những ngành sản xuất nhiều nguồn năng lượng dễgây ô nhiễm, gần khu dân cư, hạn chế những ảnh hưởng tác động của ô nhiễm môitrường tới sức khỏe thể chất. Quan tâm tập trung chuyên sâu tới giáo dục và sức khỏe thể chất, đặc biệt quan trọng là lứa tuổi trẻ nhỏ, tạora thiên nhiên và môi trường lành mạnh để chúng hoàn toàn có thể tăng trưởng khỏe mạnh, từng bước nângcao thể trạng chung cho thế hệ tương lai .