Firenze – Wikipedia tiếng Việt
-
- “Florence” được chuyển hướng đến đây. Với những mục đích tìm kiếm khác, vui lòng xem Florence (định hướng).
Firenze (/fiˈrɛntse/ (nghe) hay còn phổ biến với tên gọi Florence trong tiếng Anh và tiếng Pháp) là thủ phủ của vùng Toscana, miền Trung nước Ý. Với dân số 358.881 người, đây là thành phố đông dân thứ tám của quốc gia này, đồng thời là cối lõi trung tâm của Thành phố đô thị Firenze cũng như là trái tim của vùng đô thị Firenze-Prato-Pistoia với 1,5 triệu dân.
Được Julius Caesar thành lập năm 59 TCN làm khu định cư cho các cựu chiến binh La Mã, qua nhiều thế kỷ Firenze trở thành trung tâm của tuyến giao thương và tài chính quan trọng bậc nhất của châu Âu thời Trung Cổ và là một trong những thành bang giàu có nhất và tiến bộ nhất thời kỳ bấy giờ. Nơi đây được nhiều học giả nhận định là nơi khai sinh của phong trào văn hóa Phục Hưng và được gọi với biệt danh “Thành Athens của thời Trung Cổ”. Lịch sử chính trị đầy thăng trầm và biến động của nó bao gồm các thời kỳ cai trị của gia tộc Medici quyền lực cũng như nhiều cuộc cách mạng tôn giáo và cộng hòa, cùng sức mạnh tài chính và giao thương cùng những ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực văn hóa đã khiến thành phố trở thành bước ngoặc lớn trong lịch sử Ý và châu Âu, tạo ảnh hưởng sâu sắc trong tiến trình lịch sử thế giới. Từ năm 1865 đến năm 1871, thành phố đóng vai trò là kinh đô lâm thời của Vương quốc Ý còn non trẻ. Phương ngữ Firenze tạo thành nền tảng tiêu chuẩn của tiếng Ý và trở thành ngôn ngữ văn hóa chính thức trên khắp chiều dài đất nước do uy tín từ những tác phẩm xuất chúng của Dante Alighieri, Petrarca, Giovanni Boccaccio, Niccolò Machiavelli và Francesco Guicciardini.
Thành phố được công nhận toàn cầu là một trong những cái nôi của nghệ thuật và kiến trúc, nhờ bề dày văn hóa và di sản Phục Hưng, tiêu biểu nhất trong số đó bao gồm Vương cung thánh đường Đức Bà Ngàn Hoa, Santa Croce, Santa Maria Novella, Uffizi, Ponte Vecchio, Piazza della Signoria, Palazzo Vecchio và Palazzo Pitti. Những cống hiến nghệ thuật và khoa học của những bậc thầy thiên tài và các vĩ nhân Phục Hưng như Brunelleschi, Michelangelo, Giotto, Botticelli, Leonardo da Vinci, Donatello, Lorenzo de’ Medici, Galileo Galilei là vô giá, kiến tạo nên Trung tâm lịch sử Firenze là một trong số ít những khu vực có mật độ tập trung dày đặc nhiều kiệt tác nhất trên thế giới, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm và được trao tặng danh hiệu Di sản UNESCO của nhân loại vào năm 1982 cũng như được lựa chọn là một trong những Thủ đô Văn hóa của châu Âu. Sự phong phú và đồ sộ của các di sản lịch sử-nghệ thuật, khoa học, thiên nhiên và cảnh quan làm cho trung tâm của thành phố và các ngọn đồi xung quanh trở thành một “bảo tàng sống” thực sự vĩ đại, mà từ đó Forbes đã xếp Firenze là một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới. Firenze còn đóng vai trò quan trọng trong thời trang Ý, và được xếp hạng thứ 13 trong top những kinh đô thời trang hàng đầu thế giới; ngoài ra, đây còn là trung tâm kinh tế trong điểm quốc gia, với thu nhập bình quân cao thứ 17 ở Ý.
Mục lục
Cảnh quan thành phố[sửa|sửa mã nguồn]
Đền đài, hoàng cung và kho lưu trữ bảo tàng[sửa|sửa mã nguồn]
Tường thành và cổng thành[sửa|sửa mã nguồn]
Quảng trường, đường phố và những cây cầu[sửa|sửa mã nguồn]
Công viên và khoảng trống xanh[sửa|sửa mã nguồn]
Nhân khẩu học[sửa|sửa mã nguồn]
Lễ hội truyền thống cuội nguồn và văn hóa truyền thống dân gian[sửa|sửa mã nguồn]
Điện ảnh và truyền thông online[sửa|sửa mã nguồn]
Đại học và giáo dục bậc cao[sửa|sửa mã nguồn]
Thư viện và cục tàng trữ[sửa|sửa mã nguồn]
Trường đào tạo và giảng dạy và điều tra và nghiên cứu[sửa|sửa mã nguồn]
Tổ chức hành chính và chính quyền sở tại[sửa|sửa mã nguồn]
Chính quyền thành phố[sửa|sửa mã nguồn]
Phân chia hành chính[sửa|sửa mã nguồn]
Thành phố đô thị và vùng[sửa|sửa mã nguồn]
Các thể chế, tổ chức triển khai và hiệp hội[sửa|sửa mã nguồn]
Công nghiệp, thương mại và dịch vụ[sửa|sửa mã nguồn]
Phương tiện công cộng[sửa|sửa mã nguồn]
Quan hệ quốc tế[sửa|sửa mã nguồn]
Lãnh sự quán[sửa|sửa mã nguồn]
Thành phố kết nghĩa[sửa|sửa mã nguồn]
Quan hệ đối tác chiến lược[sửa|sửa mã nguồn]
Danh nhân văn hóa Firenze[sửa|sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]
Bạn đang đọc: Firenze – Wikipedia tiếng Việt
Source: https://thoitrangredep.vn
Category: Thương Hiệu