Vai trò của người mai mối trong hôn nhân xưa
Khi nhà có việc, người ta thường chọn mời những ông mối hoặc bà mối có tuổi, tính tình vui tươi, linh động. Người này càng thân thiện và có uy tín với nhà gái càng tốt. Nhưng trước hết phải là người có mái ấm gia đình toàn vẹn ( còn đủ vợ chồng ) hoà thuận, về đường con cháu là có nếp có tẻ ( có trai, có gái ) .
Vai trò của những ông mối, bà mối xưa quan trọng tới cả xã hội phải thừa nhận : “ Đẹp như rối không mối không xong ”. Trong nhiều trường hợp, người mai mối là người có công trong việc chắp mối lương duyên cho đôi trai gái nên vợ nên chồng .
Tuy nhiên, cách mai mối xưa, cũng có trường hợp người ta lừa nhau bằng cách đánh tráo người. Chẳng hạn về phía nhà trai, khi đi hỏi thì để cậu em nhanh nhẹn, mặt mũi sáng sủa đóng vai rể. Nhưng hôm cưới thì lại là cưới cho ông anh chậm chạp, xấu xí. Ngược lại, bên nhà gái đánh tráo người. Cô em xinh đẹp, trẻ trung đóng vai cô dâu. Nhưng ngày cưới, người chị lại là cô dâu về nhà chồng (trường hợp này là do cô chị tuổi đã quá lứa, không người “hỏi han”). Nhưng sự đã rồi, biết làm sao?
Bạn đang đọc: Vai trò của người mai mối trong hôn nhân xưa
“Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên” dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ. ông lão bảo cho biết đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. Còn những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cô vào chợ gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố giận, bảo đày tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ lẻn đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau, quan Thứ sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung nhan tươi đẹp, giữa lông mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo: Thuở còn bé, một bà vú họ Trần bê vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải. Vi Cố hỏi: Có phải bà vú đó chột mắt không? người vợ bảo: Đúng thế! Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.
Ngoài ra còn có những câu chuyện vui về sự tích “Ông Tơ bà Nguyệt” như sau:
… “ Tâu Thượng đế, theo hạ thần thì thượng đế không cần đòi lại trí khôn của con người, làm như vậy không khỏi mang tiếng là trời nhỏ nhen. Điều mà thượng đế nên làm là hạn chế trí khôn của con người. ”
- “Bằng cách nào”?
- “Chỉ có tình yêu – Không có gì làm con người lú lẫn đi như trong tình yêu. Trời chỉ cần phái một vị thần mang vòng dây xuống trần, cứ đôi trai gái nào ở gần nhau thì quăng cho một vòng. Người nào càng thông minh thì cần quăng thêm cho nhiều vòng. Con người chỉ luẩn quẩn trong những vòng ấy mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện lên quấy nhiễu nhà trời nữa”.
Trời khen : “ Thật là diệu kế ! ”, bèn truyền cho ông tiên già mang những chiếc vòng của trời xuống trần gian .
Từ ngày bị ông tiên già khoác vào người mình những vòng dây tình ái, con người chỉ luẩn quẩn với nhau, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau với trời nữa. Ông tiên già ấy được gọi là ông Tơ .
Source: https://thoitrangredep.vn
Category: Cưới Hỏi