Văn hóa trang phục (văn hóa mặc) : – Tài liệu text
( áo dài truyền thống của người Việt Nam )
Mỗi dân tộc có một cách ăn mặc riêng, vì vậy mặc đã trở thành biểu tượng cho văn
hóa dân tộc. Ở những vùng có khi hậu nóng, nhiều ánh sáng con người sử dụng các
loại vải mỏng mát, màu sáng. Ngược lại ở những vùng có khí hậu giá lạnh con người
đã biết sử dụng các loại vải giấy, chất len sợi để đỡ lạnh hơn. Hay ở những vùng rừng
núi con người đã biết ăn mặc hòa đồng với thiên nhiên bằng các loại vải có màu sắc
sặc sỡ tượng trưng cho thiên nhiên núi rừng. Cái riêng trong cách ăn mặc của người
Việt trước hết là cái chất nông nghiệp trong chất liệu may mặc – đó là các chất liệu có
nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là chất liệu may mặc nhẹ
thoáng phụ hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Đó là sợi gai, đay, chuối,
bông, tơ tằm,… Trang phục thường được chọn các màu âm tính như đen, nâu, chằm,
gụ, tím,.. và thường sử dụng các trong phụ có màu sắc dương tính như đỏ, điều, vàng,
xanh trong các dịp lễ hội.
Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chị phối bởi hai nhân tố chính
là khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước.
Đồ mặc ở phía dưới của phụ nữ tiêu biểu và ổn định hơn cả là váy. Sở dĩ trải qua bao
thời đại cái váy vẫn được người dân ưa chuộng một phần vì nó là trang phục truyền
thống, một phần vì mặc váy không chỉ mát, ứng phó hiệu quả với khí hậu nóng bức
mà còn rất phù hợp với công việc đồng áng. Đối với nam giới thì cái khố mặc mát,
phù hợp với khí hậu nóng bức, dễ dàng thao tác trong lao động. Khi chiếc quần thâm
nhập vào Việt Nam nó được cải biến một cách linh hoạt thành quần lá tọa vừa thích
hợp với khí hậu nóng vừa thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp.
9
Đồ mặc phía trên của phụ nữ là chiếc yếm, đàn ông cởi trần. Có thành ngữ “váy vận
yếm mang”, “cởi trần đóng khố” đã miêu tả chính xác trang phục lao động truyền
thống. Cách mặc với mục đích ứng phó với môi trường tự nhiên dần dần trở thành
một quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam. Ngoài xa khi lao động họ còn mặc áo
cánh, áo bà ba, áo tứ thân.
–
Một số trang phục truyền thống của phụ nữ Việt :
( yếm và váy của phụ nữ Việt xưa)
( áo bà ba )
–
( áo tứ thân )
Một số trang phục truyền thống của đàn ông Việt :
10
( Khố và cách đóng _ Trang phục nam Việt Nam cổ )
( áo dài nam truyền thống )
( trang phục nam với quần lá tọa )
Do đặc điểm nước ta nắng lắm mưa nhiều cho nên để ứng phó với khí hậu ấy nét đặc
thù chung. Đội nón rộng vành để tránh nóng và có mái dốc để nhanh thoát nước, che
mưa. Và nón là cũng là đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Ngoài ra người việc còn đội
mũ, áo tơi che mưa bằng cọ, một loài cây đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa.
11
( tơi che mưa bằng cọ )
( Nón lá )
3. Văn hóa ở và đi lại :
Việc ở là để đối phó với các hiện tượng tự nhiên, những hiện tượng tự nhiên này luôn
tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Con người không thể biến đổi được tự
nhiên mà chỉ có thể dựa vào tự nhiên và từng bước thích nghi với môi trường tự nhiên
để tồn tại.
Đối với người nông nghiệp, ngôi nhà là cái tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, mưa
nắng, gió bão, là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống định
cư ổn định. Nằm trong khu vực là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người Việt
truyền thống cũng mang đậm dấu ấn của môi trường sông nước. Những người chài
lưới, chèo đò thường lấy ngay thuyền bè làm nhà ở, nhiều gia đình tụ họp với nhau lại
tạo nên các làng chài, xóm chài…. Rồi nhiều người, tuy không sống bằng nghề sông
nước nhưng cũng làm nhà sàn để ứng phó với lũ lụt quanh năm. Đây là kiểu nhà rất
phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn. Ngôi nhà Việt cổ thường làm với chiếc mái
cong mô phỏng hình thuyền – kỉ niệm sông nước.
Để ứng phó với môi trường tự nhiên, tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc
phải là nhà cao cửa rộng, tạo không gian thoáng mát giao hòa với thiên nhiên. Nơi
được chọn phải đáp ứng những yêu cầu trong việc chọn hướng nhà, hướng đất. Hướng
nhà tiêu biểu là hướng Nam vì Việt Nam gần biển, trong khu vực gió mùa, trong 4
hướng chỉ có Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từ phương Tây, cái bão từ
phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc, nhưng lại tận dụng được
cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng.
Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũng là để thích nghi với môi trường tự nhiên.
12
Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con
người ít có nhu cầu đi lại, có đi thì đi gần nhiều hơn xa, đồng thời địa hình không
đồng đều, địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích vậy nên giao thông trước kia kém
phát triển. Đến TK XIX mới chỉ có đường nhỏ, phương tiện đi lại vận chuyển, ngoài
sức trâu, ngựa, voi thì phổ biến là đôi chân, quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu.
( Xe ngựa )
( Xe kéo )
( Quan lại di chuyển bằng cáng )
Tuy nhiên ở Việt Nam, đường thủy và phương tiện đi lại bằng đường thủy lại khá phát
triển vì có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển dài, với các loại
thuyền, xuồng, bè, mảng, phà, tàu,…
13
Source: https://thoitrangredep.vn
Category: Phong Cách