Phong cách Nguyễn Công Trứ qua Bài Ca ngất ngưởng – Tài liệu text

Phong cách Nguyễn Công Trứ qua Bài Ca ngất ngưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.89 KB, 2 trang )

ĐỀ: Cảm nhận của anh(chị) về phong cách của Nguyễn Công Trứ qua tác phẩm “Bài
Ca Ngất Ngưởng”
BÀI LÀM:
Trong xã hội, nhiều người có những phong cách sống khác nhau. Có người thích
phong cách cao sang, quý phái, có người lại thích một cuộc sống giản dị, nhàn nhã. Một
phong cách nữa rất đặc biệt được Nguyễn Công Trứ thể hiện trong ‘Bài Ca Ngất
Ngưởng’, đó là phong cách sống ngất ngưởng, một phong thái sống ngang tàng, kiêu bạc
trong suốt cuộc đời của nhà thơ.
‘Bài Ca Ngất Ngưởng’ như một cuốn sách sử tổng kết lại cuộc đời của Nguyễn Công
Trứ. Và thật đặc biệt, khi nhìn lại cuộc đời mình, ông tự đánh giá mình bằng hai từ ‘ngất
ngưởng’. Ông không ngất ngưởng ở một thời điểm, một giai đoạn nào đó, mà ông ngất
ngưởng trong cả cuộc đời. Ngất ngưởng tại triều, ngất ngưởng cả khi mình đã ‘cởi mũ
cáo quan’. Có thể nói rằng, với phong cách sống ‘ngất ngưởng’ này, Nguyễn Công Trứ
đã tự khẳng định mình là một con người sống rất ung dung, tự do, không bị chói buộc
vào cái vòng danh lợi hay những cái trang nghiêm của lễ giáo phong kiến.
Trong chế độ xã hội xưa, cái nợ ‘công danh’ mà nam nhi, những đấng mằy râu phải
trả, đó là cái nợ ‘đeo đẳng’ suốt cuộc đời của mỗi người con trai. Có lẽ vì thế mà Nguyễn
Công Trứ phải dấn thân vào chốn quan trường như tất cả những nhà Nho hành đạo. Cái
sống ‘ngất ngưởng’ của tác giả cũng bắt đầu từ đây. Nhà thơ đã ‘vơ’ tất cả mọi việc trong
thiên hạ này vào cái ‘túi phận sự’ nghiễm nhiên của mình:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Thật sự, không có nhiều nhà Nho có thể thốt lên câu nói đầy tự tin và bản lĩnh như
Nguyễn Công Trứ. Mọi việc trong trời đất này đều là trách nhiệm của nhà thơ phải đảm
đương, gánh vác trên vai. Và qủa thật, trong 28 năm làm việc trong triều đình, ông đã làm
được rất nhiều điều:
“Khi thủ khoa,khi thám tán,khi Tổng Đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về phủ doãn thừa thiên”
Nhà thơ không ngần ngại, ngượng ngùng khi ‘khoe’ với đời về những thành tích
trong cuộc đời ông. Đó là những ‘công danh’ mà hiếm ai trong cuộc đời có thể làm được.

Phong cách sống ‘ngất ngưởng’ của ông được nêu rõ hơn trong câu thơ thứ hai:
“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”
Ông tài chí đấy, thông minh đấy nhưng ông coi thường tất cả, không màng đến cái
vinh, cái lợi trước mắt. Nhà thơ coi việc làm quan như cái ‘nợ’ trong cuộc đời, tài hoa đã
bị trói buộc trong cái lồng vô hình. Chính vì cái sống ‘ngất ngưởng’ của ông mà đã nhiều
lúc ông giữ chức vụ cao trong triều đình, có lúc lại chỉ là một anh lính quèn. Nguyễn
Công Trứ thời trai trẻ với nhiều chức tước cao sang nhưng ông xem thường chúng, chỉ
biết cống hiến tất cả những gì mình có cho dân, cho đời. Tất cả những điều đó đã tạo nên
cho Nguyễn Công Trứ một cách sống khác người, khác đời, đầy ngang tàng, kiêu bạc.
Sự kiện ‘gác mũ về hưu’ là một việc hết sức hệ trọng trong cuộc đời người làm quan,
điều đó càng quan trọng hơn với Nguyễn Công Trứ. Khi đã về quê, sống một cuộc sống
dân dã, thôn quê ông lại có một cách sống mới không kém phần đặc biệt. Nếu như khi
còn làm quan, ông sống thoải mái, coi vinh nhục chỉ là chuyện ‘tầm phào’ thì khi đã an
nhàn tuổi hưu, ông sống rất trái khoáy, khác đời.Ông tìm cho mình những thú vui chốn
thôn quê. Ông đã đeo đạc ngựa cho bò vàng một cách ngất ngưởng. Tay cầm kiếm, cầm

cung mà giảng dạy từ bi, hiền lành. Nhà thơ còn phá tan cái thiêng liêng, uy nghi của nhà
chùa, khi đi chùa mà còn đủng đỉnh dắt theo hai cô hầu. Không biết đã có bao nhiêu
người đánh giá về những việc làm của ông, nhưng ông không quan tâm, không để ý, chỉ
coi đó là những lời khen, lời chê không đáng bận tâm đến, nhà thư vãn tiếp tục với cách
sống của riêng mình:
“Được mất dương dương, người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đong phong”
Nguyễn Công Trứ đã có một lối sống đầy tự do, thoải mái không màng đến chuyện
đời, chuyện được mất. Rốt lại, Nguyễn Công Trứ không phải là người của Phật, lại càng
không phải là ông Tiên râu dài, ông chỉ là một con người của cuộc đời chỉ có điều không
vướng tục:
“Khi ca, ki tửu, khi cắc, khi tùng
Khômg phật, không tiên, không vướng tục”

Nhịp điệu hai câu thơ gợi nên các hóm hỉnh, vui tươi trong phong thái cụ ‘Tam
Nguyên’, một phong thái nhẹ nhàng, ung dung tự tại. Ông luôn bày ra những trái ngược
với mọi người khác nhưng trong sâu thẳm của tâm hồn, lí tưởng mà ông luôn theo đuổi
suốt cuộc đời đó là lòng trung quân, giúp đời:
“Chẳng Trái, mà nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
Tôrng kết lại đời mình, ông tự rút ra kết luận cho mọi người nam nhi, đó là phải có trách
nhiệm ‘kinh bang tế thế’ và ‘đạo nghĩa vua tôi’. Nguyễn Công Trứ đã giữ chọn vẹn, hoàn
thành tốt những trách nhiệm của mình. Nhà thơ đã tư khẳng định mình là một con người
‘ngất ngưởng’, sống không giống bất cứ một ai:
“Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Qủa thật, khó có thể tìm thấy ai có cuộc sống, phong cách sống như nhà thơ Nguyễn
Công Trứ.
Qua bài thơ, người đọc, người nghe đã nhìn thấy rất rõ ràng phong cách sống đầy
thanh tao, nhưng ngang tàng, kiêu bạc. ‘Bài Ca Ngất Ngưởng’ là những câu ca, câu hát
thay lời những quan niệm, suy nghĩ của nhà thơ về một cuộc sống mới được tác giả
Nguyễn Công Trứ coi là ‘ngất ngưởng’. Nếu trong cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp ngày
nay mà ai sống như Nguyễn Công Trứ thì vui vẽ, đẹp đẽ biết bao.
Tác giả: Đoàn Công Đại.

Phong cách sống ‘ ngất ngưởng ’ của ông được nêu rõ hơn trong câu thơ thứ hai : “ Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng ” Ông tài chí đấy, mưu trí đấy nhưng ông coi thường tổng thể, không màng đến cáivinh, cái lợi trước mắt. Nhà thơ coi việc làm quan như cái ‘ nợ ’ trong cuộc sống, tài hoa đãbị trói buộc trong cái lồng vô hình dung. Chính vì cái sống ‘ ngất ngưởng ’ của ông mà đã nhiềulúc ông giữ chức vụ cao trong triều đình, có lúc lại chỉ là một anh lính quèn. NguyễnCông Trứ thời trai trẻ với nhiều chức tước cao sang nhưng ông xem thường chúng, chỉbiết góp sức tổng thể những gì mình có cho dân, cho đời. Tất cả những điều đó đã tạo nêncho Nguyễn Công Trứ một cách sống khác người, khác đời, đầy ngang tàng, kiêu bạc. Sự kiện ‘ gác mũ về hưu ’ là một việc rất là hệ trọng trong cuộc sống người làm quan, điều đó càng quan trọng hơn với Nguyễn Công Trứ. Khi đã về quê, sống một cuộc sốngdân dã, thôn quê ông lại có một cách sống mới không kém phần đặc biệt quan trọng. Nếu như khicòn làm quan, ông sống tự do, coi vinh nhục chỉ là chuyện ‘ tầm phào ’ thì khi đã annhàn tuổi hưu, ông sống rất trái khoáy, khác đời. Ông tìm cho mình những nụ cười chốnthôn quê. Ông đã đeo đạc ngựa cho bò vàng một cách ngất ngưởng. Tay cầm kiếm, cầmcung mà giảng dạy từ bi, hiền lành. Nhà thơ còn phá vỡ cái thiêng liêng, uy nghi của nhàchùa, khi đi chùa mà còn lờ đờ dắt theo hai cô hầu. Không biết đã có bao nhiêungười nhìn nhận về những việc làm của ông, nhưng ông không chăm sóc, không chú ý, chỉcoi đó là những lời khen, lời chê không đáng bận tâm đến, nhà thư vãn liên tục với cáchsống của riêng mình : “ Được mất dương dương, người thái thượngKhen chê phơi phới ngọn đong phong ” Nguyễn Công Trứ đã có một lối sống đầy tự do, tự do không màng đến chuyệnđời, chuyện được mất. Rốt lại, Nguyễn Công Trứ không phải là người của Phật, lại càngkhông phải là ông Tiên râu dài, ông chỉ là một con người của cuộc sống chỉ có điều khôngvướng tục : “ Khi ca, ki tửu, khi cắc, khi tùngKhômg phật, không tiên, không vướng tục ” Nhịp điệu hai câu thơ gợi nên các hóm hỉnh, vui vẻ trong phong thái cụ ‘ TamNguyên ’, một phong thái nhẹ nhàng, thư thả tự tại. Ông luôn bày ra những trái ngượcvới mọi người khác nhưng trong sâu thẳm của tâm hồn, lí tưởng mà ông luôn theo đuổisuốt cuộc sống đó là lòng trung quân, giúp đời : “ Chẳng Trái, mà nhạc cũng vào phường Hàn, PhúNghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung ” Tôrng kết lại đời mình, ông tự rút ra Tóm lại cho mọi người đàn ông, đó là phải có tráchnhiệm ‘ kinh bang tế thế ’ và ‘ đạo nghĩa vua tôi ’. Nguyễn Công Trứ đã giữ chọn vẹn, hoànthành tốt những nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Nhà thơ đã tư chứng minh và khẳng định mình là một con người ‘ ngất ngưởng ’, sống không giống bất kể một ai : “ Trong triều ai ngất ngưởng như ông ” Qủa thật, khó hoàn toàn có thể tìm thấy ai có đời sống, phong cách sống như nhà thơ NguyễnCông Trứ. Qua bài thơ, người đọc, người nghe đã nhìn thấy rất rõ ràng phong cách sống đầythanh tao, nhưng ngang tàng, kiêu bạc. ‘ Bài Ca Ngất Ngưởng ’ là những câu ca, câu hátthay lời những ý niệm, tâm lý của nhà thơ về một đời sống mới được tác giảNguyễn Công Trứ coi là ‘ ngất ngưởng ’. Nếu trong đời sống sinh động, sinh động ngàynay mà ai sống như Nguyễn Công Trứ thì vui vẽ, xinh xắn biết bao. Tác giả : Đoàn Công Đại .