Xu hướng Maximalism: Layer càng nhiều càng tốt hay còn gì hơn thế?

 

Sự lùi bước về sau của xu hướng Tối Giản

[ text_output ] Song song với xu thế Tối Giản ( Minimalism ) thì ở một thái cực trái chiều, khuynh hướng Tối Đa ( Maximalism ) cũng được giới mộ điệu thời trang nhắc tới nhiều không kém. Trong khi Minimalism chú trọng “ less is more ” thì đương nhiên với Maximalism là “ more is more ”. Thế nhưng nếu chỉ hiểu Maximalism là cầu kì, phức tạp, diêm dúa thì có lẽ rằng là chưa đủ. Nếu cho rằng Maximalism là phong cách sống cổ vũ sự hoang phí, luôn muốn chiếm hữu nhiều và nhiều hơn nữa thì chắc như đinh là bạn sẽ bỏ lỡ những điều mê hoặc thực sự của khuynh hướng này .


Trước khi Maximalism tung hoành khắp các sàn diễn thời trang cao cấp cho tới sàn diễn đường phố thì Minimalism mới là xu hướng được gọi tên và nhận diện ở mọi nơi. Áo liền quần màu xanh navy, quần suông tối màu hàng thửa, áo khoác cashmere hai mặt được cắt may chính xác, túi xách da ít bóng không phô trương,… Tất cả từng là biểu tượng của thời trang xa xỉ. Từ năm 2009, những thiết kế này đổ bộ lên sàn diễn Celine, Jil Sander và Dior (Raf Simon).
Phong cách Tối Giản len lỏi vào những trang blog về phong cách Thuỵ Điển, ném cái nhìn mỉa mai lên khía cạnh rực rỡ, màu sắc của những cô nàng fashion blogger như thể thứ thời trang sến sẩm và lố lăng. Với một số người thì chúng là sự kín đáo lạnh lùng. Một số khác cho rằng phong cách này quá khắc khổ và nghiêm nghị. Với những thương hiệu high street như Zara, dù có sự xuống cấp về mặt chất liệu – thi Tối Giản là kiểu thẩm mỹ dễ bắt chước. Một cái mỏ hái ra tiền. Tối giản có một lực tác động mạnh mẽ đầy quyết đoán tới thế giới thời trang, dù bạn có thích nó hay không đi nữa.

Tuy nhiên, một vấn đề khiến phong cách thời trang Tối Giản gặp phải sự từ chối của các khách hàng đó là, khi bỏ một số tiền lớn (nhưng không quá khủng) để sở hữu một mẫu thiết kế xa xỉ với chất liệu đắt giá, họ trông đợi một sự đẳng cấp, khác biệt hoàn toàn. Thế nhưng so với những mẫu thiết kế tầm trung tương tự (chất liệu rẻ hơn) thì kết quả không cho thấy sự khác biệt rõ ràng như mong đợi. Vậy nếu như không thể trông tối giản hết mực và đáng kinh ngạc, tự nhiên họ sẽ tìm đến những xu hướng khác phù hợp với túi tiền hơn. Và vui hơn.
Một khía cạnh khác khiến Minimalism có lẽ phải tạm lùi khỏi ánh đèn runway, đó là bối cảnh văn hoá. Chúng ta đang sống trong kỉ “Insta”. Khi những hình ảnh mới nhảy ra liên tục trên Instagram feed, xu hướng mới sinh ra mỗi giây thì những bộ trang phục thêu đính cầu kì sẽ gây sự chú ý hơn. Các NTK thời trang rõ ràng đã chú ý tới điều này. Điều khiến phong cách Tối Giản trở nên hấp dẫn là sự tinh tế. Người ta sẽ luôn đánh giá cao một chiếc quần suông với đường cắt gọn gàng, chuẩn xác nhưng thử nghĩ xem, điều gì sẽ cướp đi sự chú ý của bạn một cách nhanh chóng: Một bộ đồ đơn giản màu xám hay một chiếc đầm tunic thêu đính, phối hợp cùng phụ kiện màu sắc rực rỡ?

Tuy nhiên, từ 2014, thế giới thời trang xa xỉ bắt đầu có những biến chuyển. Những màu sắc rực rỡ ấn tượng và đầy cảm hứng nghệ thuật xuất hiện trong show diễn của Celine hay Prada. Điều thú vị là người ta đặt ra câu hỏi:”Thời trang phổ thông (high street) sẽ theo đuổi xu hướng này như thế nào?” Theo đuổi Phong cách Tối Giản với những item thuộc phân khúc phổ thông là điều dễ dàng. Chất liệu rẻ tiền hơn có thể trông vẫn khá tuyệt, ít nhất là sau 1-2 lần giặt. Nhưng Tối Đa thì khó hơn. Blogger Susie lau của trang Style Buble đồng ý rắng:”Thời trang phổ thông có khả năng tạo ra những mẫu thiết kế gọn gàng và nhanh chóng chẳng kém hàng xa xỉ, bởi vậy những thương hiệu xa xỉ cần làm gì đó đặc biệt hơn, như sử dụng các loại thêu đính và chất liệu đặc biệt.” Cô cho rằng, rồi thì thời trang phổ thông cũng sẽ bắt kịp những xu hướng trên sàn catwalk xa xỉ theo cách riêng, song “sẽ luôn là điều khó khăn khi truyền tải những hoạ tiết Tối đa, chi tiết thêu đính cầu kì lên các mẫu thiết kế thuộc phân khúc thấp hơn bởi yêu cầu chi phí cao.”

Triết lý “cởi mở” của Maximalism


Maximalism không chỉ dừng lại ở việc thêm 1-2 lớp trang phục, phối màu sắc một cách tự do hay mang phụ kiện ồn ào. Maximalism cũng có nghĩa là “phóng đại”. Bạn sẽ dễ thấy những thiết kế “oversize, “super-size” trong hầu hết mọi BST của các thương hiệu thời trang xa xỉ hiện nay. Trong suốt các tuần lễ thời trang, từ Xuân-Hè cho tới Thu-Đông 2017, giới mộ điệu chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của những chiếc áo khoác, hoodie, quần suông quá khổ ở khắp các sàn diễn. Dĩ nhiên, hầu hết mọi vật thể đều có thể coi là một ý tưởng tạo nên khuôn dạng cho một vật khác. Tuy nhiên, xu hướng này đã biến một phong cách thời trang đầy tính nghệ thuật, “phi tính năng” (tức là hầu như rất khó ứng dụng) trở thành một xu hướng chính.

Xu hướng Maximalism chắc chắn sẽ phá vỡ sự cân bằng tự nhiên. Những chiếc áo có cầu vai lớn được lăng xê bởi Tibi, Mary Katrantzou, áo khoác oversize với ve áo quá khổ của Simone Rocha, Burberry,… là những ví dụ cho thấy các nhà thiết kế đang phóng đại và làm quá hình thể con người, chống lại cấu trúc tự nhiên thay vì tạo nên những gì vừa vặn. Thêm một vài ví dụ là những chiếc tay áo siêu rộng được giới thiệu bởi bộ đôi NTK Bồ Đào Nha Marques’Almeida, quần ống rộng (Christopher Kane, Chloé, Rejina Pyo,..), giày đế bánh mì Marc Jacob, áo phao hoodie HÆRVÆRK giới thiệu tại Copenhagen Fashion Week,…

Những thứ có kích thước lớn thì bao giờ cũng chiếm nhiều diện tích. Trong thời đại khủng hoảng nhà ở thì nhiều mà không gian xanh thì ít, những thiết kế thời trang “choán chỗ” dường như ẩn chứa ngụ ý cho những vấn đề mà thế hệ millennial đang đối mặt hàng ngày, rằng những khao khát vật chất sẽ không bao giờ được thoả mãn. Nhiều bao nhiêu cũng là không đủ.

Mặt khác, Hàm ý tích cực của tinh thần Maximalism là truy cầu không ngừng nghỉ sự mở mang về tinh thần. Và tất nhiên là truy cầu Niềm Vui. Là một người theo đuổi chủ nghĩa Maximalism, bạn phải là một người có trí tò mò, sẵn sàng thử nghiệm những suy nghĩ, những ý tưởng, những quan điểm ở chiều kích khác nhau. Theo đuổi liên tục những gì bạn coi là tốt, biết rõ rằng những cái xấu xí lọt vào là một phần của quá trình. Thời trang maximalism là một cuộc chơi để bạn khám phá những khía cạnh khác nhau của bạn thân, ngưng đặt nặng vấn đề phải chọn cái gì và từ bỏ cái gì.

Maximalism phù hợp với những công dân thế hệ millennial một cách kì lại ở khía cạnh đề cao trải nghiệm. Thay vì tuân theo những nguyên tắc thời trang đã tồn tại cả chục năm, maximalist chọn phá bỏ chúng để tạo ra luật chơi của riêng mình. Người ta có thể gọi Maximalism với cái nickname “thời trang xấu” (hãy nhìn phần bình luận sau mỗi show diễn của Gucci hay Christopher Kane). Nhưng cái “Xấu” có phần sến sẩm, màu mè, luộm thuộm, “kém sang” này lại mở ra một không gian nghệ thuật mà chúng ta có thể tha hồ trình diễn con “quái vật” bên trong mình, phô bày cá tính, sự góc cạnh, u tối hay cả sự mềm yếu, lãng mạn. Sự hỗn loạn, rõ ràng là, đang phù hợp với chúng ta hơn bao giờ hết![/text_output]