Tâm sự về nghề dạy học

Tâm sự về nghề dạy học

Tôi gắn bó với nghề dạy học đến nay đã là 28 năm. Giờ đây, nếu ai hỏi : Bạn có yêu nghề không ? ” Tôi lu « n tự hào mà nói : “ Tôi luôn yêu nghề mà tôi đã chọn. ”

Ra trường năm 1987, tôi được nhận công tác ở một xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Thanh Sơn – Trường Phổ thông cơ sở Thượng Cửu huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ban đầu khi mới vào trường nhận công tác, nơi đây còn rất hoang sơ, chỉ nghe thấy tiếng gió và tiếng suối chảy rì rầm. Khu Sinh Tàn thuộc xã Thượng Cửu là vùng rừng núi hoang vu, nổi tiếng với dịch bệnh sốt rét. Không những thế, đường sá đi lại khó khăn, đường đi đến khu lẻ Sinh Tàn của trường như những con đường lên nương, lên rẫy của người đồng bào dân tộc. Từ nhà tôi vào đến trường gần 100 cây số và phải đi  qua gần 20 con suối lớn nhỏ. Vào mùa mưa muốn xuống đến trung tâm huyện phải mất gần một ngày đường. Vô vàn  những khó khăn vất vả của những người giáo viên nơi đây. Những khó khăn vất vả đó tưởng như làm cho người ta chùn bước. Nhưng lòng yêu nghề, mến trẻ, ý chí và quyết tâm đã cho tôi động lực để vượt qua những thử thách ấy. Tôi và những đồng nghiệp của mình đã đem “cái chữ” đến cho những trẻ em người dân tộc thiểu số nơi đây.

Bạn đang đọc: Tâm sự về nghề dạy học

Đến năm 1994, tôi được chuyển về công tác tại trường Tiểu học Khải Xuân, huyện Thanh Ba và được phân công giảng dạy ở khối 4-5. Vừa tự hào nhưng cũng đầy áp lực với tôi. Bởi đây là ngôi trường thuộc xã miền núi huyện Thanh Ba nhưng có một bề dày thành tích. Với lòng yêu nghề, mến trẻ, tôi đã xác định cho mình việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là vô cùng quan trọng, giúp tôi có thể hòa nhịp, đáp ứng với môi trường công tác mới. Mỗi buổi lên lớp với tôi là một thử thách và cũng là một trải nghiệm đầy thú vị. Tôi luôn có ý thức chuẩn bị bài bắt đầu từ khâu soạn bài: xác định rõ được mục tiêu của mỗi bài học, mỗi tiết day; các hoạt động dự kiến sẽ diễn ra trong giờ học, phương pháp sử dụng trong mỗi hoạt động nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Sau mỗi buổi dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp hay được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, tôi tự rút cho mình bài học, kinh nghiệm giảng dạy, để lựa chọn áp dụng vào bài giảng của mình phù hợp với học sinh lớp mình. Nhiều đêm tôi ngồi cặm cụi chấm chữa, ghi chép lại những lỗi mà học sinh mắc để hôm sau giúp các em sửa chữa hay suy ngẫm về những bài giảng, về những học sinh học còn chậm tiến bộ…

Mặt khác, tôi luôn ý thức được thầy, cô giáo không chỉ phân phối kiến thức và kỹ năng mà còn giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học trò. Như vậy, công cụ đa phần của lao động sư phạm là người thầy với hàng loạt nhân cách của mình. Nhân cách này càng chuẩn mực, thì mẫu sản phẩm tạo ra ( học trò ) càng triển khai xong. Vì vậy nó yên cầu ở người giáo viên một ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm cao và sự am hiểu nghề nghiệp nhất định. Tôi luôn lắng nghe quan điểm học trò nhiều hơn, tạo thời cơ để những em thể hiện tâm lý của mình qua những bài giảng. Chỉ được nghe lời chào cô, chỉ được nhìn ánh mắt trìu mến, những cánh tay nhiệt huyết tham gia quan điểm góp phần thiết kế xây dựng bài của trò … cũng khiến tôi niềm hạnh phúc, hứng thú giảng dạy và cảm thấy yêu nghề, yêu trò hơn .

Qua  nhiều năm gắn bó với nghề, tôi hiểu rằng: “Nghề nào cũng có những cái vất vả, nhưng nghề dạy học thì vất vả hơn rất nhiều, muốn vượt qua vất vả ấy, người giáo viên không chỉ cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, mà quan trọng hơn cả phải có tình thương và tâm huyết với nghề. Thành công lớn nhất của người giáo viên là sự kính trọng của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Để đạt được điều này người giáo viên phải không ngừng phấn đấu trong suốt cả cuộc đời”.

Tôi sẽ mãi tự hào với nghề mà tôi đã chọn. Những câu hát “ Trên những nẻo đường của Tổ quốc xanh tươi, có những loài hoa luôn hoa luôn đậm đà sắc hương, có những bài ca nghe rạo rực lòng người, bài ca ấy, loài hoa ấy, đẹp như em người giáo viên nhân nhân ” luôn nhắc nhở và thôi thúc tôi nỗ lực xứng đáng là người giáo viên nhân dân.

Người viết

                                                                                                                                                                                               Trần Phương