Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành (giai đoạn 2016 – 2020)

Tháp Dinh Dưỡng Là Gì?

Chúng ta thường nghe bác sĩ và những chuyên viên nói nhiều về tháp dinh dưỡng, vậy tháp dinh dưỡng là gi ? nó được sử dụng như thế nào và nhằm mục đích mục tiêu gì ?

Tháp Dinh Dưỡng

Để cụ thể hoá những lời khuyên về việc chọn lựa thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta có thể quan sát sự trình bày mức độ ưu tiên của các nhóm thực phẩm khác nhau trong một hình tháp, mà đỉnh tháp là những thực phẩm nên hạn chế tối đa, trong khi chân tháp là những thực phẩm nên chọn ăn nhiều vì có lợi cho sức khoẻ. Cách trình bày này có thể giúp chúng ta dễ nhớ và dễ thực hiện. 

Khi sử dụng hình tháp dinh dưỡng, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây

1. Trong tháp phân loại các nhóm thực phẩm thường dùng theo với chất dinh dưỡng mà nhóm đó cung cấp. Một số thực phẩm ta sử dụng có thể không thấy đề cập trực tiếp đến nhưng ta vẫn có thể biết là chúng thuộc về nhóm nào. Chẳng hạn như các loại trái cây được xếp vào một nhóm, sữa và tất cả các sản phẩm chế biến từ sữa được xếp vào một nhóm… 

2. Sự phân loại thực phẩm trong tháp là một gợi ý tốt cho việc chọn lựa các món ăn cũng như số lượng thực phẩm để không cung cấp quá nhiều hay quá ít năng lượng, cũng như hạn chế được những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ.

3. Sự hướng dẫn của tháp chỉ mang ý nghĩa thông tin rộng rãi về những gì có lợi cho sức khoẻ, không phải là một quy định cứng nhắc bắt buộc mọi người phải tuân theo.

4. Ngoài việc chú ý chọn lựa món ăn, chúng ta cũng cần phải chú ý đến số lượng nên ăn, cân đối với số năng lượng cần cung cấp trong ngày.

5. Những khuyến nghị về việc hạn chế sử dụng chất béo, muối, đường được bộc lộ qua việc những chất này được đưa lên đỉnh tháp, với phần diện tích quy hoạnh nhỏ nhất và cao nhất, có nghĩa là hãy hạn chế tối đa, càng ít càng tốt. Đây cũng chính là những chất mà theo thói quen tất cả chúng ta rất thường hay lạm dụng .

Ý  nghĩa của tháp dinh dưỡng


 Đáy tháp là nhóm carbohydrat với các loại hạt ngũ cốc như gạo, ngô… và các thực phẩm nhiều tinh bột như khoai, bánh mì, miến, bún… Đây là thực phẩm căn bản của mọi bữa ăn. Carbohydrat cung cấp nhiều năng lượng và các vitamin, khoáng chất, chất xơ, lại có ít chất béo và cholesterol. Trong thực đơn mỗi ngày thì nhóm thực phẩm này nên được chọn với số lượng nhiều nhất. Điều cần chú ý là các loại bánh được chế biến với nhiều chất béo như như chiên, phết bơ… không được xếp vào nhóm thực phẩm này.

 Tầng hai, bên trái của tháp là nhóm rau các loại: Từ rau có lá xanh đậm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, rau có lá màu vàng đậm chứa nhiều caroten (tiền tố vitamin A), cho đến các loại rau có nhiều tinh bột hay các loại hạt đậu có nhiều chất đạm, chất xơ… Hầu hết các loại rau đều có rất ít hoặc không có chất béo, và tất cả đều không có cholesterol. Tuy nhiên, cần chú ý đến lượng chất béo hay dầu giấm, pho-mát, thịt, bơ… thêm vào khi nấu nướng thực phẩm nhóm này, vì điều đó không được tính đến khi phân loại. Thực phẩm nhóm này được xếp vào loại ưu tiên 2, nên chọn dùng nhiều, chỉ sau nhóm carbohydrat.

 Tầng hai, bên phải của tháp là nhóm các loại trái cây. Nhóm này nên được ăn ba đến bốn lần trong ngày với lượng vừa phải cho mỗi lần ăn. Rất nhiều người không có thói quen hoặc không thích ăn nhiều trái cây, nhưng trái cây chính là nguồn dinh dưỡng thiên nhiên rất phong phú, không cần chế biến và rất dễ tiêu hoá. Đặc biệt trái cây có chứa lượng đường tự nhiên rất bổ dưỡng, không gây hại như các loại đường tinh chế. Cần chú ý là các loại trái cây đóng hộp được cho thêm rất nhiều đường, không xếp vào nhóm này.

 Tầng thứ ba, bên phải của tháp là sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như bơ, pho-mát, sữa chua, kem… Nhóm này là nguồn cung cấp calci và vitamin B2 (riboflavin) nhiều nhất cho cơ thể, đồng thời cũng cung cấp nhiều chất đạm, vitamin A, vitamin D. Sữa nên được đưa vào bữa ăn hằng ngày, nhất là đối với trẻ em đang độ tuổi phát triển. Tuy nhiên, sữa tự nhiên có khá nhiều chất béo, nên người ta đã chế biến ra một số loại sữa có ít hoặc không có chất béo bằng cách loại bỏ chất béo ra khỏi sản phẩm. Trẻ em đang tăng trưởng cần uống sữa nguyên chất, người trưởng thành và người già nên dùng sữa đã lấy bớt chất béo. Một số người thiếu men lactase trong cơ thể nên không tiêu hoá được đường lactose trong sữa, có thể uống loại sữa không có lactose hoặc ăn sữa chua. Cũng xin lưu ý là một thìa cà phê bơ có đến 4g chất béo.

 Nhóm chất đạm từ thịt, cá, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, và trứng. Trong nhóm này, chúng ta thường có khuynh hướng chú ý đến thịt, cá, nhưng trong thực tế thì nhóm các loại đậu cũng cung cấp một số lượng đáng kể chất đạm với chất lượng tốt hơn, ít nguy cơ gây bệnh hơn, và thậm chí có thể thay thế hoàn toàn cho thịt cá trong bữa ăn hằng ngày, như đã có đề cập đến trong mục nói về ăn chay. Thực phẩm thuộc nhóm này nói chung chỉ nên dùng với lượng vừa phải, nhất là sự giới hạn cần chú ý đến nhóm thịt, vì thịt không chỉ cung cấp chất đạm mà còn kèm theo nhiều chất béo bão hòa, nhiều cholesterol. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa từ 150g đến 210g thịt.

 Đỉnh tháp được dành cho nhóm thực phẩm thuộc loại chỉ nên dùng “càng ít càng tốt”. Đó là muối, đường, các loại chất béo. Các loại này chỉ nên dùng rất ít, và khi cho thêm chúng vào thực phẩm thì nhất thiết phải kiểm soát được số lượng để không vượt quá những giới hạn có thể gây hại cho sức khoẻ. Với lượng nhỏ, đường, muối, chất béo đều giúp tăng vị ngon cho thực phẩm, nhưng khi dùng nhiều quá chúng sẽ gây hại. Riêng đối với đường, chỉ cung cấp năng lượng mà không có chất dinh dưỡng nên việc dùng nhiều là hoàn toàn bất lợi. Chúng ta có thể thay thế hoàn toàn lượng đường dùng trong thực phẩm hằng ngày bằng đường tự nhiên có trong trái cây. Như vậy sẽ tốt hơn nhiều cho sức khoẻ.

10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020 thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030

  1. Lời khuyên số 1: Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
  2. Lời khuyên số 2: Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
  3. Lời khuyên số 3: Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.
  4. Lời khuyên số 4: Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn.
  5. Lời khuyên số 5: Cần ăn rau quả hàng ngày.
  6. Lời khuyên số 6: Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
  7. Lời khuyên số 7: Uống đủ nước sạch hàng ngày.
  8. Lời khuyên số 8: Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
  9. Lời khuyên số 9: Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.
  10. Lời khuyên số 10: Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
                         KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
   

Nguyễn Viết Tiến

Quyết định số 189/QĐ-BYT ngày 17 tháng 1 năm 2013 về ban hành “10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020”, thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030