nghiên cứu về trang phục học đường của sinh viên – https://thoitrangredep.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 238.58 KB, 34 trang )
Nội dung Quan niệm ý thức về trang phục học đường sinh viên

Nét đẹp của đồng phục học sinh Việt Nam May đo đồng phục tại Nghệ An - Hà Tĩnh

Đang xem:

Đang xem: Nghiên cứu về trang phục học đường của sinh viên

Nội dung Quan niệm ý thức về trang phục học đường sinh viên trường Đại học Kinh Doanh Công nghệ TP.HN

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Quan niệm ý thức về trang phục học đường sinh viên trường Đại học Kinh Doanh Công nghệ Hà Nội để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 14 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Quan niệm ý thức về trang phục học đường sinh viên trường Đại học Kinh Doanh Công nghệ TP.HN

Nghị luận về vấn đề trang phục học đường

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn hoàn toàn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng hoàn toàn có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide. Nếu sử dụng điện thoại cảm ứng thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide .

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn
bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Bộ môn
Nghiên cứu khoa học đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc
biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho em được tiếp cận với môn học mà
rất hữu ích đó là môn học “Nghiên Cứu Khoa Học”.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Lê Thị Hiền đã tận tâm hướng
dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện,
thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất
khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tuần.
Kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh
khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức
của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Bộ môn Nghiên cứu khoa
học thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của
mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài nghiên cứu này là do tự bản thân thực hiện và không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng

mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong bài nghiên cứu là có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của bài nghiên cứu.

Văn hóa học đường: Bàn về trang phục của sinh viên thời nay | Lớp Báo mạng điện tử K.30

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………………………………………1
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………………………………………………2
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1……………………………………………………………………………………………………………………………..6
KHÁT QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG…………………………………..6
1.Một số khái niệm………………………………………………………………………………………………………….6
1.1.Xây dựng………………………………………………………………………………………………………………….6
1.2.Văn hóa…………………………………………………………………………………………………………………….6
1.3.Trang phục………………………………………………………………………………………………………………..6
1.4.Trang phục học đường………………………………………………………………………………………………..7
1.5.Xây dựng văn hóa trang phục học đường……………………………………………………………………….7
1.2. Khái quát văn hóa trang phục học đường của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng hiện
nay………………………………………………………………………………………………………………………………..7
1.3. Ảnh hưởng của văn hóa trang phục học đường tới sinh viên……………………………………………9
1.4. Vai trò của văn hóa trang phục học đường trong các trường học ……………………………………10
Chương 2……………………………………………………………………………………………………………………………12
THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG CỦA ………………………………….12
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI……………………………………………………………….12
2.1. Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Thương mại…………………………………………………..12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………………………………………………12
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mạng……………………………………………………………………………………………..14
2.1.3 Đặc điểm sinh viên trường Đại học Thương mại………………………………………………………..14
2.2. Thực trạng văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương mại……….15
2.3. Nhận xét…………………………………………………………………………………………………………………19

2.3.1 Ưu điểm……………………………………………………………………………………………………………….19
2.3.2. Hạn chế………………………………………………………………………………………………………………20
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng văn hóa trang phục học đường………………………………………..20
Chương 3……………………………………………………………………………………………………………………………22
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA ………………………………………………..22

TRANG PHỤC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI………………………………22
3.1.Nguyên tắc biện pháp xây dựng văn hóa trang phục học đường………………………………………22
3.2. Các biện pháp xây dựng văn hóa học đường cho sinh viên ……………………………………………23
3.2.1. Xây dựng các quy định về văn hóa trang phục học đường ………………………………………….23
3.2.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên……………………………………………………………………………24
3.2.3. Các hoạt động truyền thông…………………………………………………………………………………..25
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………………………….28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………….30

Đồng Phục Học Sinh | Sinh Viên | Trường Học

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta cũng biết, trường học là một môi trường rất quan trọng để
rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ-những con người sống có hoài bão,
có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng
tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Hầu hết sinh viên hiện nay kế
thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành
mạnh, trung thực, đoàn kết, nhân ái và có tinh thần cộng đồng, có động cơ học
tập nghiêm túc và tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học, tích
lũy kiến thức, rèn luyện. Ngoài ra, sinh viên hiện nay năng động, thực tế hơn, tự
chủ, bộc lộ rõ cá tính, quan niệm đạo đức của sinh viên. Tuy nhiên, một bộ phận
sinh viên thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử, muốn thể hiện
vai trò cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần, một số

sinh viên có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức gay ảnh hưởng
đến bản thân, gia đình, xã hội, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc,
sống buông thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc, quy phạm pháp luật.
Xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ của con người ngày càng được nâng
cao. Trong đó trang phục đóng góp một phần vẻ đẹp của con người nó không
những thể hiện khiếu thẩm mĩ của mỗi người mà còn thể hiện nét lịch sự, văn
hóa. Ở mỗi môi trường khác nhau chúng ta lại có cách lựa chọn trang phục riêng
phù hợp với từng hoàn cảnh. Khi nhắc đến những cô, cậu học sinh – lứa tuổi học
trò hẳn ai cũng sẽ hình dung ra những bộ đồng phục áo trắng, quần sẫm màu hay
những tà áo dài trắng thướt tha của sự tinh khôi, trong sáng và hồn nhiên. Đó là
nét đẹp giản dị mà ai ở lứa tuổi này cũng đều đã từng có. Bước sang môi trường
mới đó là cánh cổng các trường Cao đẳng, Đại học sẽ không còn những quy
định khắt khe về đồng phục như thời học sinh, mà thay vào đó là ý thức của mỗi
người trong việc tự lựa chọn trang phục đến lớp sao cho văn minh, lịch sự.
Chính vì sự tự do trong trang phục khi đến trường lớp mà nhiều bạn sinh viên tại
các trường Cao đẳng, Đại học nói chung và trường Đại học Thương mại nói
1

riêng có nhiều cách thể hiện về văn hóa trang phục. Có rất nhiều bạn có ý thức
trong lựa chọn trang phục có văn hóa, phù hợp với lứa tuổi và môi trường học
đường. Có những lớp học các bạn tự tổ chức may đồng phục nhóm, lớp, khoa
phù hợp với ngành học và các hoạt động các bạn tham gia tạo hình tượng đẹp
cho môi trường học đường. Bên cạnh nhưng mặt tích cực trên không thể không
kể đến những mặt tiêu cực làm mất đi vẻ đẹp, giá trị thẩm mĩ và thuần phong mĩ
tục của con người Việt Nam. Một bộ phận sinh viên còn ăn mặc còn hở hang,
quần áo ngắn, hay kể cả những bộ đồ ngủ đến trường gây ra sự thiếu tôn trọng
thầy cô và bạn bè, không văn minh nơi trường học. Xây dựng văn hóa trang
phục có không chỉ có tác dụng làm văn minh môi trường học đường mà còn tạo
thói quen trong cách tỉ mỉ và là cơ hội để các bạn sinh viên thích nghi và sẵn

sàng làm quen với môi trường công sở phù hợp với nghành nghề mình đang theo
học. Tôi chọn Đề tài “Văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường Đại
học Thương mại” với mong muốn thay đổi ý thức của các bạn sinh viên, giúp
các bạn có cái nhìn mới hơn về văn hóa trang phục. Và sẽ tạo môi trường học
đường lành mạnh, thân thiện.
2. Lịch sử nghiên cứu
Bàn về vấn đề văn hóa và những vấn đề về văn hóa trong trang phục đã có
nhiều nhà nghiên cứu và các tác giả đã có những công trình nghiên cứu có đóng
lớn cho xã hội. Trong đó có những đề tài có đóng góp lớn:
– Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của PGS.TS Trần Ngọc Thêm cung
cấp những tri thức cơ bản cần thiết cho việc thấu hiểu một nền văn hóa, giúp bạn
đọc và sinh viên nắm được các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam.
– Cuốn tâm lý học đại cương cung cấp cho các kiến thức cơ bản về những
vấn đề chung của tâm lý học, nhận thức và sự học, nhân cách và sự hình thành
nhân cách, sự sai lệch về hành vi và xã hội. Giúp cho việc nhận thức, đánh giá
và giải quyết các vấn đề xã hội.
– Luận văn tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hương với đề tài “Văn hóa mặc truyền
thống và xu hướng phát triển thời trang hiện đại Việt Nam

2

– Cuốn sách Mấy vấn đề văn hóa Việt Nam hiện nay – thực tiễn và lý luận
(NXB Lao Ðộng) tác phẩm mới nhất của GS, TS Ðinh Xuân Dũng. Ðây là một
tập hợp các tiểu luận, chuyên đề, bài viết của tác giả được tuyển chọn từ năm
2012 đến nay, đề cập những vấn đề căn cốt và nêu bật một số nét về thực trạng
và công tác nghiên cứu lý luận văn hóa Việt Nam hiện nay.
– Và còn rất nhiều sách báo khác có đóng góp lớn cho xã hội. Tuy nhiên
nghiên cứu về vấn đề xây dựng văn hóa trang phục học đường của sinh
viên vẫn còn là vấn đề mới cần được quan tâm nhiên cứu để giữ vững truyền

thống văn hóa của các trường Đại học, cao đẳng hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về góc nhìn văn hóa trong trang phục của sinh viên
hiện nay.
Giúp các bạn sinh viên và nhà trường có một cái nhìn chi tiết hơn về thực
trạng trong vấn đề xây dựng văn hóa trang phục của sinh viên tại Trường Đại
học Thương mại.
Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khuyết điểm, hạn chế
và hoàn thiện hơn trong văn hóa học đường nói chung và văn hóa trang phục nói
riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa những khía cạnh lý thuyết về văn hóa trang phục học
đường.
– Tìm hiểu, phân tích thực trạng xây dựng văn hóa trang phục tại trường
và vạch ra những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
– Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện mục tiêu xây dựng văn hóa
trang phục cho đối tượng sinh viên trong trường.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng văn hóa trang phục của sinh
viên trường Đại học Thương mại.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
– Khảo sát thực trạng văn hóa trang phục học đường của sinh viên tại
trường Đại học Thương mại.
3

– Xác định cơ sở khoa học tác cho giải pháp công tác xây dựng văn hóa
trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương mại.
6. Đóng góp của đề tài

Sau khi đề tài được thực hiện sinh viên tại trường Đại học Thương mại
nói riêng và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói chung có một cách nhìn
nhận đúng đắn hơn về thực trạng văn hóa trang phục của sinh viên hiện nay. Từ
đó, vai trò của việc xây dựng văn hóa trang phục trang phục được khẳng định,
những mặt tích cực được phát huy và loại bỏ những hình ảnh xấu không đúng
thuần phong mĩ tục và giá trị thẩm mĩ của người Việt Nam.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã dựa vào những phương pháp nghiên cứu
sau đây:
• Phương pháp thu thập tài liệu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Tham khảo các sách, báo, tài liệu.
• Phương pháp tổng hợp phân tích
– Hệ thống hóa những số liệu và thông tin thu thập được.
– Tiến hành phân tích và đánh giá theo từng nội dung.
– Nêu lên những nhận xét, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
mục tiêu xây dựng văn hóa trang phục cho sinh viên trường Đại học Thương
Mại.

• Phương pháp quan sát thực tế
• Phương pháp phỏng vấn
8. Cấu trúc đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
– Chương1: Khái quát chung về văn hóa trang phục học đường
– Chương 2: Thực trạng văn hóa trang phục học đường của sinh viên tại

trường Đại học Thương mại.
– Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa
trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương mại.

4

Đồng phục học sinh

5

Chương 1
KHÁT QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG
1. Một số khái niệm
1.1. Xây dựng
Là làm cho hình thành một cộng đồng, một chỉnh thể về xã hội, kinh tế,
chính trị, văn hoá theo đường lối chủ trương nhất định để đạt được những mục
tiêu tốt đẹp đã đề ra.
1.2. Văn hóa
Do bản thân vấn đề văn hóa rất đa dạng và phức tạp, nên văn hóa là một
thuật ngữ đa nghĩa, được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về
đối tượng, tính chất và hình thức biểu hiện. Khái niệm văn hóa suốt hiện khá
sớm ở phương Đông và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo
hóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài
người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Tích hợp quan điểm Đông – Tây theo định nghĩa của UNESCO: “Văn
hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri
thức, linh cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng,
quốc gia, xã hội… văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những
truyền thống, tín ngưỡng…” (trích Tuyên bố chung của UNESCO về tính đa
dạng văn hóa).
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng
theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn
hóa); theo nghĩa chuyên biệt văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển của một giai

đoạn.
Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác con người với môi trường tự nhiên
và xã hội”.<3;tr 10>.
1.3. Trang phục
6

Trang phục hay y phục là tất cả các loại quần áo, khăn mũ, guốc dép, các
hình thức trang trí trên quần áo và cơ thể, các đồ trang sức… làm đẹp thêm vẻ
đẹp bên ngoài của con người.
Từ thời cổ đại cho đến nay, bất cứ hình thức trang phục nào cũng biểu
hiện hai mặt, mặt thứ nhất, nó là vật dụng do con người tạo ra nhằm mục đích
bảo vệ cơ thể nhằm chống lại những điều kiện bất thường của môi trường; thứ
hai, là một dấu hiệu biểu đạt một ý nghĩa nào đó của những đặc tính của con
người mang trên mình những trang phục dân tộc, địa phương, giới tính, tín
ngưỡng, thẩm mĩ, vị trí xã hội… Tất nhiên, trong trang phục chức năng và dấu
hiệu không thể nhau, mà chúng kết hợp với nhau một cách hài hòa.
1.4. Trang phục học đường
Trang phục học đường là trang phục gồm quần áo, giày, dép, những phụ
kiện làm cho vẻ đẹp trên cơ thể…cách thức mà học sinh, sinh viên lựa chọn mặc
đến trường học, tùy theo thẩm mĩ của mỗi người mà trang phục đến trường học
khác nhau để tôn lên vẻ đẹp bên ngoài của con người.
1.5. Xây dựng văn hóa trang phục học đường
Là quá trình làm cho môi trường học đường hình thành những chuẩn mực,
những quy tắc nhất định về cách ăn mặc, lựa chọn những bộ quần áo phù hợp
không phản cảm và đi ngược với thuần phong mĩ tục người Việt Nam có văn
hóa phù hợp với nhóm đối tượng là học sinh sinh viên theo một khuôn khổ nhất
định.

Đồng phục đẹp cho học sinh tiểu học

1.2. Khái quát văn hóa trang phục học đường của sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng hiện nay
Người xưa thường nói “Trông mặt mà bắt hình dong”. Từ cách nhận xét
đó, cũng có thể suy rộng ra: Nhìn cách ăn mặc, có thể biết bạn là người tử tế,
vốn quen với nếp sống có văn hóa hay thuộc loại đua đòi “trưởng giả học làm
sang”? Sinh viên là lớp người được xã hội coi là có học thức (tuy mới chỉ là
bước đầu), cho nên cần thể hiện rõ tính văn hóa trong phép ứng xử cũng như
cách ăn mặc, nhất là khi đến giảng đường. Nhiều khi mặc đơn giản mà vẫn đẹp
và lịch sự. Ngược lại, ăn mặc cầu kỳ một cách lố lăng hoặc quá “đơn giản” theo
7

kiểu “thiếu vải” thì dễ gây phản cảm cho mọi người, nhất là không biết tôn trọng
thầy cô giáo. Biết chọn cách ăn mặc phù hợp với môi trường cũng là nét đặc
trưng của người có học thức mà sinh viên nên quan tâm xử sự cho đúng. Đấy
cũng là nếp sống có văn hóa trong môi trường giáo dục mà vừa qua Bộ Giáo dục
& Đào tạo đã ban hành quy định đối với trang phục của học sinh và sinh viên.
Không như học sinh phổ thông thường mặc theo mẫu đồng phục, khi lên đại
học, sinh viên được thoải mái hơn, nhưng không vì thế mà coi thường phép lịch
sự và tính thẩm mỹ trong cách ăn mặc. “Trước đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo
chưa có quy định về trang phục của học sinh, sinh viên, những “mốt” thời trang
mới nhất được nhiều sinh viên ở thành thị chưng diện khi lên giảng đường.
Không phủ nhận những trang phục đó là đẹp với tuổi trẻ, nhưng e rằng làm mất
đi tính văn hóa trong môi trường học đường. Nếu ở bậc học tiểu học, trung học
cơ sở và trung học phổ thông hầu như các trường đều bắt học sinh mặc đồng
phục khi đến trường thì lên Đại học, như một sự giải phóng khỏi khuôn khổ do
nhà trường quy định, sinh viên có thể thoải mái mặc những gì mình thích.
Nhưng đôi khi, chính sự thoải mái trong môi trường Đại học, khiến nhiều sinh
viên ăn mặc theo phong cách thái quá, vượt qua giới hạn về văn hóa ăn mặc
trong môi trường học đường. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một nữ sinh ăn

mặc quá mát mẻ: áo sơ mi sát nách, quần soóc, hay những chiếc áo được khoét
cổ quá sâu, váy ngắn,… trên các giảng đường Đại học. Một số sinh viên còn
biến giảng đường thành sàn biểu diễn thời trang, thích gì mặc nấy, xem như
không có ai nhìn mình. Dường như bất cứ một trang phục nào cũng được mặc
lên lớp để thể hiện phong cách ăn mặc, gu ăn mặc của sinh viên mà không quan
tâm đến người khác nghĩ gì.
Không ít bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là giới trẻ thị thành thường có suy nghĩ
“tôi mặc những gì tôi thích”. Nhưng giá trị đạo đức thể hiện qua cách ăn mặc
luôn có những chuẩn mực nhất định và không thể vượt qua giới hạn cho phép
bằng một chữ “tùy”. Thừa nhận, những người trẻ là người đón đầu trào lưu mới.
Và cách ăn mặc du nhập từ nước ngoài cũng được sinh viên tiếp nhận nhanh
chóng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta phải biết mặc ở đúng
8

nơi, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Tự do ăn mặc là điều tất yếu, song bạn phải tôn
trọng những nơi mà bạn đến để có trang phục phù hợp. Đừng biến giảng đường
đại học thành một sân khấu thời trang cho mình phô trương. Thay vào đó, hãy
thể hiện cách mặc của bạn ngay chính tại giảng đường. Ở đây, không nói đến
toàn bộ sinh viên đang khiến văn hóa mặc tại môi trường học đường đi xuống.
Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên trong các trường Đại học đang làm mất đi nét
đẹp của ăn mặc trong môi trường học đường, gây thiếu thiện cảm cho chính thầy
cô giáo của mình.
1.3. Ảnh hưởng của văn hóa trang phục học đường tới sinh viên
• Tích cực
Khi xây dựng được văn hóa trang phục học đường của sinh viên sẽ có
những tác động nhất định về mặt ý thức, những kiến thức được trang bị về mặt
kỹ năng mềm cho sinh viên. Tạo môi trường học đường lành mạnh, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc.Tránh được các sự mai một về văn hóa học đường; trang
phục được sáng tạo phù hợp với ngành nghề học tập của sinh viên; tạo thói quen

lành mạnh phù hợp với môi trường công sở. Xóa bỏ những suy nghĩ lệch lạc về
nhận thức văn hóa trong trang phục. Khẳng định sự cần thiết trong cách lựa chọn
trang phục phù hợp đối với sinh viên khi đến trường học.
Khi sinh viên lựa chọn trang phục phải bỏ ra những khoản tiền hàng hiệu
đắt tiền mua những bộ quần áo phụ kiện trang phục nhưng không phù hợp với
hoàn cảnh sẽ dẫn đến những mặt trái, chi tiêu lãng phí; thay vào đó nếu chúng ta
biết cách nhận thức đúng đắn về ý thức văn hóa và thẩm mĩ sẽ tiết kiệm được
những khoản tiền nhất định để các bạn đầu tư phục vụ cho học tập. Tránh được
tình trạng ăn chơi, đua đòi, làm mất trật tự xã hội, giảm được các tệ nạn xã hội
về văn hóa.
Xây dựng văn hóa trang phục đường góp phần phát huy giá trị tuyền
thống của nhà trường, tạo nếp sống văn hóa lành mạnh, gắn kết mối quan hệ
thầy trò, bạn bè. Mặc quần áo đồng phục khi đến lớp để tạo một môi trường gần
gũi, thân thiện, đặc biệt là tránh việc chê bai, phân biệt giàu nghèo trong lớp
học.
9

Giao lưu, học hỏi những kĩ năng mềm, cách lựa chọn trang phục phù hợp
với độ tuổi, ngành nghề đang theo học, quan niệm về thẩm mĩ có sự hài hòa về
cái đẹp giữa nội dung và hình thức. Ngoài vẻ đẹp về trí tuệ sinh viên sẽ tự biết
chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình, câu ca dao “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ người đẹp
vì lụa, lúa tốt vì phân” đã phản ánh phần nào quan niệm về cái đẹp phải hài hòa
với nhau để con người hoàn thiện mình hơn.
• Tiêu cực
Xây dựng văn hóa trang phục của sinh viên trong trường học không được
chú ý quan tâm sẽ dẫn đến tình trạng sinh viên không tự chủ ý thức bản thân như
thế nào là văn hóa trang phục học đường. Việc lựa chọn và ăn mặc không phù
hợp của sinh viên không chỉ làm mất đi vẻ đẹp thẩm mĩ của trường học mà còn
làm ảnh hưởng không tốt tới chất lượng dạy và học, thiếu tôn trọng và gây phản

cảm với mọi người xung quanh;
1.4. Vai trò của văn hóa trang phục học đường trong các trường học
Văn hóa trang phục học đường là một trong những nội dung được đề cập
của văn hoá học đường nói chung. Tuy đây không phải là một chủ đề rộng
nhưng văn hóa trang phục học đường đã và đang là một vấn đề nổi cộm trong
các trường học nói chung và các trường Cao đẳng, Đại học nói riêng mà nhiều
người quan tâm, qua đó nó khẳng định vai trò và tầm quan trọng nhất định trong
nét đẹp văn hóa của mỗi học sinh, sinh viên.
Văn hóa trang phục học đường trong các trường học có một vai trò quan
trọng đối với học sinh, sinh viên nó không chỉ thể hiện vẻ đẹp thẩm mĩ của mỗi
cá nhân mà còn xây dựng một môi trường học đường văn minh. Trang phục đẹp
tạo sự tự tin, thoải mái, thể hiện cá tính riêng của mỗi người, bên cạnh đó qua
cách lựa chọn trang phục phù hợp, có ý thức và có văn hóa giúp cho sinh viên
dần tạo cho bản thân mình sự chủ động để khi rời khỏi giảng đường của trường
học hòa nhập vào môi trường làm việc mới các bạn sẽ có những cơ hội thích
ứng nhanh với sự lựa chọn trang phục phù hợp khi tham gia vào các cuộc phỏng
vấn thực tập, xin việc tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng qua hình thức bên
ngoài.
10

Qua nét đẹp đơn thuần chỉ bằng những hình ảnh mộc mạc của các bạn
sinh viên với trang phục phù hợp và đặc trưng riêng; cách thể hiện văn hóa học
đường đơn giản, không cầu kì nhưng lại là cơ hội để các trường học quảng bá,
giới thiệu hình ảnh nhà trường, các ngành đào tạo. Tạo ra sự tin tưởng đối với
các bạn học sinh đang có ý định lựa chọn vào môi trường học đường phù hợp
với mình.
TIỂU KẾT
Tóm lại, Chương 1 đã trình bày những lý thuyết khác nhau làm cơ sở cho
việc phân tích đề tài, bao gồm: các khái niệm về xây dựng, văn hóa, trang phục

học đường; những lý thuyết này là cơ sở cho những phân tích trong chương thực
trạng của văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương
mại. Chương 1 còn khái quát vấn đề về thực trạng văn hóa trang phục của sinh
viên các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay và Vai trò của văn hóa trang phục
học đường trong các trường học. Các vấn đề về xây dựng văn hóa trang phục
của sinh viên trường Đại học Thương mại sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2.

11

Đồng Phục Học Sinh Cấp 1 – ĐỒNG PHỤC TOÀN QUỐC – CTY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MIỀN NAM

Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
2.1. Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Thương mại
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Đại học Thương mại là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân nước Cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam. Trường là cơ sở đào tạo cử
nhân, thạc sỹ, tiến sỹ các ngành/chuyên ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo
duyệt, tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công
nghệ trong các lĩnh vực thương mại, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nhà
trường, xây dựng đội ngũ, phát triển hợp tác quốc tế và quản lý tài chính, tài sản
tiến tới tự chủ về tài chính.
*) Lịch sử hình thành:

Trường được xây dựng năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp

Trung ương.

Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp .

Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại .

Năm năm ngoái, Trường thành lập Trường Đại học Thương mại cơ sở Hà

Năm năm nay, Trường được Thủ tướng nhà nước được cho phép tự chủ, tự

Nam.
chịu trách nhiệm.
*) Cơ sở đào tạo

Cơ sở TP.HN : Số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, Q.

Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Cơ sở Hà Nam : Đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong ,

thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
*) Đội ngũ giảng viên:
Tổng số cán bộ viên chức của nhà trường hiện nay trên 600 người. Trong
đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu có 2 giáo sư, 40 phó giáo sư, 100 tiến sĩ và

400 thạc sĩ. Phần lớn cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên
12

cứu tại các nước và vùng lãnh thổ: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ,
Đức, Thuỵ Điển, Úc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan.
*) Cơ sở vật chất
Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ
Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện
tích 380.000 m2. Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên
đẹp nhất trong các trường đóng tại Hà Nội.
Khuôn viên trung tâm – Trường Đại học Thương mại

Các giảng đường ship hàng đào tạo và giảng dạy : Tòa nhà C ( 3 tầng, những giảng đường

60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ, các môn chuyên ngành), Tòa nhà
D (3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ và các
phòng máy phục vụ môn tin học), Tòa nhà H (2 giảng đường 150 chỗ phục vụ
học tập và hội thảo, 1 giảng đường hai tầng với 1.000 chỗ ngồi, phục vụ học tập
và các chương trình, sự kiện), Tòa nhà G (5 tầng, các giảng đường từ 120-150
chỗ ngồi, tầng 5 là các phòng máy tính), Tòa nhà V (7 tầng, từ 60-120 chỗ ngồi).
Ngoài các giảng đường, sinh viên có thể tự học, học nhóm tại các phòng thảo
luận (nhà C, nhà D và nhà V), mỗi phòng có 15-20 chỗ ngồi. Tất cả giảng đường
đều được trang bị hệ thống máy chiếu, quạt điện, quạt trần và điều hoà nhiệt độ.
Tổng diện tích phục vụ đào tạo: 46.000m2.

Thư viện : 2 tầng, tầng 1 có phòng đọc với 150 chỗ ngồi, những phòng

mượn giáo trình, photocopy tài liệu, tầng 2 có các phòng đọc sách báo, phòng
đọc sách nước ngoài, phòng hội thảo. Tổng diện tích thư viện: 2.500m2.

Phòng thí nghiệm : có tổng diện tích quy hoạnh 450 mét vuông .

Nhà xưởng thực hành thực tế : có tổng tổng diện tích quy hoạnh 960 mét vuông .

Ký túc xá : Tòa nhà A ( 3 tầng, ship hàng sinh viên trong nước ), Tòa nhà

B (3 tầng, chủ yếu phục vụ sinh viên quốc tế). Tổng diện tích ký túc xá:
5.600m2.

Sân bóng đá : Sân nhà V, sân nhà G .

Sân bóng chuyền : Sân nhà E .

Sân tenis : Sân Bộ môn Thể dục – Quân sự .

Nghị luận về trang phục học đường

13
13Xem thêm : Kiểu Tóc Cho Người Hói Đỉnh Đầu, 7 Cho Nam Giới

Sân cầu lông : Sân nhà I, Sân ký túc xá .

Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương mại có tổng diện tích
500.000m2, đóng tại đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố
Phủ Lý.
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mạng
– Đào tạo sinh viên ở bậc đại học và sau đại học với chất lượng tốt nhằm
đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội, đóng góp hiệu
quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
– Tạo điều kiện cho sinh viên, trong khung cảnh toàn cầu hóa giáo dục đã
đào tạo ban đầu tại trường, được di chuyển tới những môi trường giáo dục tiên
tiến trên thế giới để tiếp tục học tập, nghiên cứu và thực tập, qua các ký kết hợp
tác và trao đổi sinh viên với những trường đại học nước ngoài danh tiếng.
– Phấn đấu đào tạo cho trường và xã hội một đội ngũ các nhà nghiên cứu
khoa học có năng lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học vào thực tiễn,
có khả năng hợp tác với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để
đạt hiệu quả tốt.
– Triển khai nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy và
gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo của nhà trường với nhu cầu thực tiễn
của xã hội. Xây dựng trường trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa
học và công nghệ.
2.1.3 Đặc điểm sinh viên trường Đại học Thương mại
Tuổi thanh niên là giai đoạn tâm sinh lý con người phát triển, “cái tôi”
trong mỗi cá nhân được hình thành và có những biểu hiện thay đổi về nhận thức
xã hội hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Và sinh viên là những con người trong độ
tuổi này; so với các thế hệ trước đây sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại
học Thương mại nói riêng hiện nay có những đột phá đáng ghi nhận. Sự năng
động, nhiệt tình, dễ thay đổi để thích nghi với môi trường mới là điểm mạnh của

mỗi sinh viên. Bên cạnh công cuộc thi đua học tập tốt, sinh viên trường Đại học
Thương mại luôn sáng tạo và đổi mới để thích ứng nhanh với những biến đổi xã

14

hội. Hầu hết các bạn đều các bạn đều có lối tư duy logic và tiến bộ, khắc phục
được lối tư duy lạc hậu và hạn hẹp.
Theo như điều tra thì phần lớn sinh viên trường có tính cách, đặc trưng
theo ngành nghề đào tạo, khi ra trường họ có mong muốn làm việc tại các cơ
quan kinh tế, hành chính, quản lý,… Chính vì vậy nhận thức về xây dựng văn
hóa học đường là cơ sở nền tảng cho nhận thức và đánh giá đúng về văn hóa
công sở sau này khi sinh viên rời khỏi cánh cổng trường học để bước ra xã hội
với công việc mới.
Xã hội ngày càng phát triển, các xu hướng văn hóa giữa các dân tộc, quốc
gia được mở rộng và giao lưu với nhau. Bên cạnh những mặt tích cực khi chúng
ta biết chắt lọc, lựa chọn những tinh hoa văn hóa để làm tăng thêm giá trị văn
hóa dân tộc thì bên cạnh đó vẫn còn những mặt tiêu cực của xã hội luôn rình rập,
có khả năng “ăn mòn” và làm mai một dễ mất đi những truyền thống dân tộc.
Văn hóa trang phục học đường cũng là một vấn đề đáng bàn luận của xã hội khi
cái đẹp và giá trị văn hóa đang dần có nguy cơ hòa nhập, xu hướng trang phục tự
do khi đến trường với những cách lựa chọn không phù hợp đã và đang làm
không đẹp hình ảnh môi trường học đường. Sinh viên của trường luôn được giáo
dục và xây dựng các chuẩn mực văn hóa.
2.2. Thực trạng văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường
Đại học Thương mại
Xu thế toàn cầu hóa đang mở rộng, việc giao lưu của sinh viên giữa các
trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước đã và đang góp phần hình thành
và xây dựng được tiếng nói chung trong giáo dục. Bên cạnh học tập kiến thức tại
trường sinh viên cũng phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm nhất định đề

hòa nhập dễ dàng hơn khi bước vào môi trường làm việc. Mỗi trường đại học
đều có những đặc điểm văn hóa truyền thống của sinh viên khác nhau, do đặc
điểm ngành nghề đạo tạo, môi trường học đường có sinh viên là không giống
nhau. Sinh viên trường Đại học Thương mại là một ngôi trường có truyền thống
văn hóa trải qua hơn 56 năm hình thành và phát triển, các thế hệ sinh viên nhà
trường luôn không ngừng học hỏi, phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa
15

học đường. Trong đó văn hóa trang phục học đường của sinh viên góp phần làm
nên văn hóa học đường lành mạnh và tốt đẹp hơn.
Tuy nhà trường không có nội quy về mặc đồng phục của sinh viên toàn
trường vào các ngày trong tuần, không có những quy định khắt khe trong vấn đề
lựa chọn trang phục đến trường lớp, nhưng sinh viên trong trường đã chủ động
hơn khi tự ý thức được vai trò của trang phục khi đến trường học, nó không chỉ
thể hiện giá trị thẩm mĩ của con người qua trang phục mà còn làm đẹp hơn hình
ảnh sinh viên thanh lịch, văn hóa của nhà trường. Những bộ quần áo quen thuộc
như áo trắng, quần âu đơn giản và quen thuộc của học sinh, sinh viên thế hệ 8X
tuy có thể nhiều người cho rằng nó đã quá lỗi “mốt” nhưng không hẳn vậy nhiều
sinh viên vẫn chọn trang phục này đến trường để khẳng định rằng, nét đẹp trang
phục học đường luôn được gìn giữ và ngày càng đẹp hơn qua cách cách tân
trang phục phù hợp hơn. Không phải chờ những quy định của Nhà trường về
đồng phục, sinh viên các khoa đã chủ động hơn trong văn hóa trang phục học
đường. Các lớp tự đề ra và sáng tạo trong lựa chọn đồng phục và quy định ngày
mặc đồng phục riêng của lớp. Các bạn sinh viên hoạt động trong các câu lạc bộ,
nhóm cũng có những bộ đồng phục riêng thể hiện được sự đoàn kết, tự tin và
năng động.
Trong quá trình quan sát thực tế trước và sau khi làm đề tài, tôi nhận thấy
rằng đa số sinh viên sinh có xu thế chọn hướng ăn mặc đơn giản như quần jeans,
áo sơ mi hoặc áo phông (chiếm tỷ lệ khoảng 80 – 90%). Đây là trang phục khá

thoải mái dễ phối hợp phụ kiện thời trang nên được các bạn ưa chuộng, giầy cao
gót hoặc dép có quai; trang phục làm các bạn tự tin và thoải mái hơn; một số nhỏ
sinh viên (khoảng 2-3%) khác lại chọn cho mình trang phục đến trường là những
bộ váy phù hợp, khá trẻ trung năng động nhưng vẫn kín đáo. Tùy theo quan
điểm mỗi người lại lựa chọn cho mình những cách phối hợp và lựa chọn trang
phục riêng, tuy sự lựa chọn là khác nhau nhưng cần ý thức về văn hóa trang
phục khi đến trường học
Người Việt chúng ta lâu nay vẫn luôn coi trọng văn hoá truyền thống, và
hơn ai hết sinh viên chúng ta cũng cần hiểu rằng thời trang học đường không chỉ
theo xu hướng – trào lưu và hợp “mốt” mà bên cạnh đó nó còn là văn hoá. Văn
16

hoá ăn mặc của sinh viên là một phần quan trọng góp phần tạo nên văn hoá trên
giảng đường đại học. Sinh viên không chỉ tạo nên hình ảnh trẻ trung, hoạt bát
của con người hiên đại mà còn xây dựng được một môi trường văn hóa văn
minh.
Đoàn trường cũng rất quan tâm đến văn hóa học đường của sinh viên, thể
hiện khá rõ qua các buổi giao lưu văn nghệ, các cuộc thi tài năng. Qua đó cũng
góp phần nâng cao văn hóa trang phục, các bạn biết sáng tạo và lựa chọn trang
phục phù hợp cho từng chương trình.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, một bộ phận sinh viên còn chưa có ý
thức trong văn hóa trang phục học đường. Hiện tượng trang phục đến lớp còn
xềnh xoàng, chưa gọn gàng hoặc quá phô diễn. Sự thoải mái khi lựa chọn trang
phục và thể hiện không đúng nơi, đúng lúc làm mất đi vẻ đẹp thân thiện, văn
minh học đường của sinh viên.
Những đôi dép lê, quần áo chưa gọn gàng cũng còn khá phổ biến, bên
cạnh đó một số khác sinh viên lại cách tân quần áo đến lớp một cách kì lạ. Vào
mùa hè một số bạn nữ mặc trang phục như áo quá mỏng, váy quá ngắn còn trang
điểm thì lòe loẹt; nam sinh cũng không kém phần thời trang khi lựa chọn “mốt”

quần cạp trễ theo xu hướng thời trang mới, áo không cài khuy thiếu lịch sự gây
ra những sự ngạc nhiên và không hài lòng với mọi người xung quanh. Chính
những cách ăn mặc không phù hợp như vậy đã ảnh hưởng tới các bạn trong quá
trình hoạt động, sự giao lưu giữa thầy và trò cũng tạo khoảng cách. Có thể nhận
thấy rằng một bộ phận sinh viên này còn nhận thức kém và đang làm ảnh hưởng
tới văn hóa của trường học. Mỗi người đều muốn làm mình trở nên đẹp hơn,
không ai có quyền ngăn cấm điều đó. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng cứ phải
hở hang mới thể hiện được nét quyến rũ của người con gái. Sự gợi cảm cũng rất
đẹp nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết, ta sẽ tỏa sáng hơn rất nhiều khi
biết lựa chọn cho mình những bộ đồ phù hợp với lứa tuổi, với dáng người và
môi trường mình đang sống, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nét đẹp vẫn dễ
dàng bộc lộ trong sự nền nã, chuẩn mực.
Một số ý kiến thảo luận về văn hóa trang phục học đường của sinh viên
tại trường:
17

Khi được hỏi về ý thức lựa chọn trang phục khi đến trường lớp của sinh
viên, chúng tôi đã nhận được các luồng ý kiến khác nhau: bạn Trần Minh Thư,
sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh doanh chia sẻ: “Khi đến giảng đường, cứ
ăn mặc sao cho thoải mái, phù hợp với điều kiện và sở thích bản thân, miễn
không quá lố lăng, phản cảm là được! Theo mình thích gì thì mặc thôi, phổ biến
nhất vẫn là quần jeans và áo sơ mi hay áo phông vì cảm thấy thoải mái”
“Nhà trường nên quy định và có đồng phục cho sinh viên, mặc đồng phục
không những giảm được hiện tượng sinh viên ăn mặc phản cảm hoặc luộm
thuộm mà còn tạo được ý thức về trang phục có văn hóa và khi mặc áo đông
phục mình còn cảm thấy tự hào về trường mình.Tuy nhiên khi quy định đồng
phục nhà trường nên cân nhắc và lựa chọn trang phục phù hợp với ngành nghề
của từng khoa, không nên quy định quá khắt khe tạo cảm giác nhàm chán với
trang phục bắt buộc”. Bạn Phạm Thị Kim Chi, sinh viên lớp kế toán nói.

Bạn Nguyễn Văn Minh sinh viên khoa Luật chia sẻ: “ mình nghĩ Nhà
trường cũng như các khoa nên có sự khuyến khích đồng phục cho sinh viên. Một
số lớp của đã tự có trang phục riêng, kiểu cách công sở khá đẹp, phù hợp với
ngành học. Vấn đề về đồng phục chung của trường là bộ thể dục rất phù hợp với
sinh viên. Trang phục này không chỉ phù hợp cho mùa hè, mà mùa đông cũng
phù hợpkhi có áo khoác đồng phục trường”. Đây cũng là ý kiến chung được khá
nhiều bạn nhất trí đồng tình.
Như vậy, tâm lý về văn hóa trang phục học đường đã và đang được các
bạn sinh viên hình thành. Nhu cầu về trang phục đẹp đã được các bạn chú ý hơn
nhưng do chưa có sự thống nhất của tập thể nên nhiều mặt về xây dựng văn hóa
trang phục học đường của cả tập thể còn nhiều hạn chế.
Trên đây là thực trạng và một số ý kiến từ sinh viên về văn hóa trang
phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương mại. Tuy có những ưu
điểm và hạn chế nhưng sinh viên và nhà trường luôn cố gắng để cùng nhau xây
dựng hình ảnh trường Đại học Thương mại văn minh, lịch sự và thân thiện. Là
cơ hội để sinh viên nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân, học hỏi trao đổi
kinh nghiệm, hoàn thành tốt về học tập tri thức và những kĩ năng mềm nhất
định. Quảng bá và xây dựng nhà trường ngày một phát triển, có nhiều thành
18

công trong sự nghiệp giáo dục bắt đầu từ “ tiên học lễ, hậu học văn”, sinh viên
đủ “tài” và “đức” phục vụ xã hội.
2.3. Nhận xét
2.3.1 Ưu điểm
Trang phục đến trường của sinh viên đã và đang được các bạn sinh viên
chú trọng hơn. Điều đó được thể hiện khá rõ qua ý thức của mỗi sinh viên trong
việc chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp học. Sinh viên thực hiện tốt
các yêu cầu về đồng phục đối với các môn học có giờ thực hành như Giáo dục
thể chất, Giáo dục quốc phòng. Những bộ đồng phục lớp, khoa, câu lạc bộ,

nhóm cũng được các bạn thiết kế, lựa chọn phù hợp, sáng tạo với ngành của
mình. Qua các hoạt động của nhà trường, các chương trình tình nguyện sinh
viên trong nhà trường đã biết cách lựa chọn trang phục phù hợp tạo nên nét đẹp
giản dị và kín đáo, vừa mang đậm truyền thống nhưng cũng không thiếu đi sự
tinh tế của nét hiện đại.
Văn hóa trang phục cũng được đánh giá cao qua cách lựa chọn trang phục
khi các bạn sinh viên đến môi trường làm việc, học tập mới đó là các buổi kiến
tập, thực tập cuối kì, đây là cơ hội để sinh viên trường Đại học Thương mại
khẳng định kiến thức chuyên ngành và những kĩ năng mềm mà các bạn học
được tại trường học áp dụng vào thực tế.
Trang phục đến lớp học của sinh viên ngày một đẹp hơn cũng tạo môi
trường thân thiện giữa giáo viên và sinh viên. Các bạn sinh viên hòa đồng với
nhau. Cùng nhau đóng góp, thảo luận và chia sẻ những “bí kíp” làm đẹp hơn về
thẩm mĩ của mỗi cá nhân.
Nhà trường đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi cho
sinh viên như: Chương trình nhạc hội “Sắc màu VCU”kỷ niệm 5 năm ngày
truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam, “Sinh viên thanh lịch Đại học
Thương mại 2015”, “ Liên hoan tiếng hát sinh viên Thương mại 2015” đây là
những cuộc thi không chỉ thể hiện tài năng, vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp hình thức bên
trong và bên ngoài mà đây còn là cơ hội cho các bạn sinh viên giao lưu văn hóa
học đường. Các bạn được thể hiện sự sáng tạo và làm đẹp hơn hình ảnh sinh
viên của nhà trường.
19

2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những biểu hiện tích cực trên đáng được ghi nhận, chúng ta cũng
không thể không đề cập đến một số mặt hạn chế về xây dựng văn hóa trang phục
của sinh viên để cùng nhìn nhận và đánh giá và có những giải pháp khắc phục.
Thứ nhất, cách nhìn nhận về trang phục học đường của sinh viên còn

thiếu ý thức.
Tình trạng một bộ phận không nhỏ của sinh viên có thái độ chưa đúng về
văn hóa trang phục khi tới trường học. Hình ảnh sinh viên đi dép lê, đầu tóc
không gọn gàng, hay những bộ đồ ngủ ở nhà vẫn được các bạn thản nhiên
“diện” đến lớp học tạo sự thoải mái không đúng và không phù hợp khi tới môi
trường học đường.
Trái ngược với với hình ảnh luộm thuộm, không gọn gàng vừa kể trên là
một số những sinh viên khác ăn mặc quá hở hang, trang điểm lòe loẹt. Những
trang phục đến trường là những chiếc áo vải quá mỏng, chiếc váy quá ngắn;
những trang phục chỉ phù hợp đi chơi hoặc ở nhà lại được các bạn lựa chọn để
đến trường. Nếu chúng ta dạo quanh một vòng khuôn viên trường học những
hình ảnh này còn suốt hiện khá phổ biến.
Sinh viên chưa chấp hành đúng nội quy của lớp học, trong các giờ học có
môn học quy định về đồng phục như Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng
còn nhiều sinh viên mặc trái quy định của giáo viên và lớp học đề ra, gây khó
khăn trong quá trình học tập cũng như ảnh hưởng tới các bạn khác trong lớp.
Thứ hai, những quy định về văn hóa trang phục đối với sinh viên của
trường còn chưa được chú ý quan tâm, đề cập. Giáo viên cần quan tâm đề cập và
đưa ra những ý kiến góp ý giúp sinh viên thực hiện đúng, thể hiện sự tôn trọng
đối với mọi người xung quanh.
Thứ ba, trang bị kiến thức về văn hóa học đường của sinh viên chưa được
triển khai mạnh mẽ, các phong trào, hoạt động Đoàn trường của sinh viên về văn
hóa trang phục học đường còn ít. Sinh viên chưa chủ động sáng tạo trong việc tự
rèn luyện bản thân, thiếu tính tự học hỏi, tự tổ chức các hoạt động văn hóa cho
bản thân, còn phụ thuộc vào nhà trường và công tác Đoàn.
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng văn hóa trang phục học đường

20

Sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa khác nhau đã phần nào làm
ảnh hưởng đến nền văn hóa truyền thống của chúng ta. Đối tượng bị tác
động nhiều nhất có lẽ là thành phần học sinh, sinh viên. Môi trường học
đường hiện nay đang dần bị pha tạp và hòa dần bởi nhiều phong cách thời
trang khác nhau. Do ảnh hưởng hội nhập và phát triển của nền kinh tế hiện
nay, các phong cách thời trang của giới trẻ trên thế giới. Đặc biệt là ở các
quốc gia phát triển như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… được du nhập vào
nước ta trực tiếp hay gián tiếp (qua trang mạng xã hội, các video, phim
ảnh,…) ảnh hưởng đến một bộ phận giới trẻ khiến họ có suy nghĩ lệch lạc
về cách ăn mặc, thời trang, và khi du nhập vào Việt Nam thì được giới trẻ
Việt Nam biến tấu hay sao y nguyên bản, tạo nên những hình ảnh phản
cảm, dị thường; ảnh hưởng từ trong nước cách ăn mặc của những ngôi sao
ca nhạc, diễn viên… hiện nay khá nhiều những ca sĩ, diễn viên có cách ăn
mặc quá lố, hớ hênh khi xuất hiện trước công chúng hay trên truyền hình.
Với những hình ảnh như vậy ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, cách nhìn
nhận về ăn mặc của giới trẻ – không còn phù hợp với phong cách ăn mặc
thường ngày, lệch lạc với truyền thống của Việt Nam.
Bàn về trang phục học đường, nhất là đối với sinh viên, lứa tuổi đã không
còn phải mặc đồng phục thì thật muôn hình vạn trạng. Trong một lớp học, các
thành viên đền từ các vùng miền khác nhau, từ các gia đình khác nhau và môi
trường sống khác nhau, chính những cái đó đã ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và
cách ăn mặc của từng người. Ai thì cũng muốn mình đẹp trong mắt người khác,
chí ít thì cũng không bị chê là lỗi thời, “nhà quê”. Nhưng cái đẹp với mỗi người
lại là sự khác nhau và khó có thể đi đến thống nhất.
Ý thức trang phục có văn hóa đến trường chưa được quan tâm đúng mực.
Theo TS tâm lý Nguyễn Kim Quý – Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam
thì xã hội phát triển khiến con người được giải thoát cái “tôi”. Trong cấu trúc
nhân cách con người có ba thành tố là cái tôi (con người hiện thực), cái siêu tôi
(chuẩn mực của cá nhân) và phần nhu cầu của con người.
Một khi nhu cầu được phát triển một cách tự do, không có gì để khống

chế, rèn luyện cái tôi và cái siêu tôi thì rõ ràng nhu cầu sẽ thắng thế các phần
kia. Văn hóa ăn mặc cũng vậy, có thể do cá tính, luôn muốn “tỏa sáng” cái tôi ở
21

Nội dung chính

  1. Tài liệu tương quan

Tài liệu liên quan

*KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN 149 2 6
*Tài liệu Luận văn : ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU VIETTEL CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ pot 106 940 1
*Báo cáo tóm tắt ” tình hình và giải pháp nâng cao năng lực tự học của sinh viên trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn ” doc 16 1 2
*

Luận văn:Sự hài lòng của sinh viên trường đại học công nghiệp với chất lượng đào tạo doc 141 594 0

*Báo cáo ” Đặc điểm tiếp xúc không chính thức của sinh viên trường Đại học KHXH và nhân văn ” ppt 4 829 1
Xem thêm : Hướng Dẫn Cách Dùng Túi Xách Giúp Túi Luôn Như Mới, Sử Dụng Túi Xách Tay Nữ Sao Cho Đúng Cách
*Báo cáo ” Vấn đề tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội tình hình và giải pháp ” pptx 8 2 27
*