Trang phục và trang sức thời Lý – Trần qua tư liệu khảo cổ học – Đại Việt Cổ Phong
Mục lục
1. Về kiểu tóc nữ giới
– Kiểu 1: Búi tóc thành một bọc tròn trên đỉnh đầu, đây là kiểu tóc đặc trưng của hình tượng chim thần Ca Lăng Tần Già (h.1,tr.20). Bản thân hình tượng này cùng với việc đi kèm dày đặc chuỗi trang sức chứng tỏ rằng đây là kiểu tóc của người nữ giới có thân phận cao quý. Đặng Ngũ Nương thời Trần được miêu tả trong Thiệu Long tự bi với hình ảnh “xung xung phượng kế” (冲冲鳳紒)[1] cho thấy búi tóc này được búi thẳng trên đỉnh đầu (h.2,3,4,5, tr.20). Riêng từ “phượng kế”đề tài đặt ra 2 giả thuyết. Thứ nhất đó chỉ đơn thuần là mĩ từ chỉ búi tóc như các từ “phượng thể”, “kim thân”, “long thể”…. Thứ hai, từ “phượng kế”cũng có thể chỉ trang sức hình phượng gài trên búi tóc.
– Kiểu 2: Búi tóc trên đỉnh đầu, uốn tóc thành hình rẻ quạt. Mặt sau của hiện vật đầu tượng bằng gốm men thời Lý kí hiệu LSb11881/GM-2640 thể hiện rõ búi tóc này có khoảng trống ở giữa (h.6,7,tr.20). So sánh tương quan với đầu tượng thì búi tóc này cao bằng khoảng ½ đến 2/3 đầu, độ cao này đòi hỏi người phụ nữ phải bôi một lớp sáp làm tăng độ cứng và giữ nếp của tóc. Trần Quang Đức trích Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi nhà Tống miêu tả người Việt thời Lý “lấy cao thơm chuốt tóc như sơn”[2]. Lê Quý Đôn chép trong Vân Đài loại ngữ “Nay, tục nước nhà, người ta hái hoa bưởi, theo cách cất rượu mà cất nước hoa. Lấy mấy giọt nước hoa ấy, bôi vào đầu thì thấy thơm mát.”[3] Chính vì sự cầu kì này, đề tài cho rằng đây là kiểu tóc của tầng lớp quý tộc. Song đến thời Trần, Trần Cương Trung lại cho rằng trên tóc của phụ nữ An Nam “ không xoa dầu xoa sáp gì cả”, cùng với đó là lối “ cắt tóc để lại 3 tấc tết ở trên đỉnh đầu, buộc lấy đầu sợi tóc rồi bút chặt lại và cài bằng trâm, ở đằng sau gáy không có tóc”[4]. Có lẽ để phù hợp với công cuộc kháng chiến mà kiểu tóc nữ giới cũng trở nên giản tiện hơn thời kỳ trước.
– Kiểu 3 : Tết tóc thành một dải rồi quấn quanh đầu. Thể hiện trên hiện vật cho thấy để tạo kiểu tóc này người phụ nữ cần có mái tóc rất dài và dày. Tuy nhiên, đây là kiểu tóc đơn thuần, nhanh gọn nên hoàn toàn có thể phổ cập hơn hai kiểu trên ( h. 8,9, tr. 20 ).
[1] Phạm Văn Ánh (2012), “Văn bia chùa Thiệu Long thời Trần”, Nghiên cứu lịch sử số 10-2012, tr.48
[2] Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.94
[3] Lê Quý Đôn, Trần Văn Giáp dịch (2006), Vân Đài loại ngữ, Nxb Văn hóa thông tin, Thanh Hóa, tr.409
[4] Lê Quý Đôn, Phạm Trọng Điểm dịch ( 2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, tr.77
Kiểu 4 : Búi tóc thành hai bọc tròn hai bên đỉnh đầu ( h. 1,2,3,4, tr. 21 ). Sự thiếu vắng kiểu tóc này trong nền mỹ thuật truyền thống cuội nguồn khiến đề tài mạnh dạn hoài nghi rằng đây là kiểu tóc của những tầng lớp nô tỳ. Qua khảo sát mạng lưới hệ thống tượng ở miền Bắc, chúng tôi nhận thấy chỉ có những tượng Phỗng mới được tạo hình với hai búi tóc xoắn hai bên như một sự “ hình thành truyền thống ” mà người thắng lợi gán cho kẻ thua cuộc với mục tiêu hạ thấp đối thủ cạnh tranh ( h. 7, tr. 21 ). Kiểu tóc này hoàn toàn có thể phối hợp với tóc mái rủ trước trán. – Kiểu 5 : Búi tóc trên đỉnh đầu, búi tóc thấp, rẽ mái sang hai bên ( h. 5,6, tr. 21 ).
2. Kiểu tóc của phái mạnh
– Kiểu 1: Búi thành búi tròn cao trên đỉnh đầu. Trần Quang Đức gọi đây là kiểu búi chuy kế và cho rằng kiểu búi tóc của người Việt thường ở phía sau đầu và thậm chí dời thấp xuống gáy[1]. Tuy nhiên, qua khảo sát nguồn tư liệu khảo cổ học, đề tài nhận thấy rằng búi tóc này có xu hướng lệch về phía trước trán (h.1, tr.22). Kiểu tóc này xuất hiện với tần suất thường xuyên nhất. Đại Việt sử ký toàn thư chép vua Lý Huệ Tông “dần dần phát điên, có khi tự xưng là Thiên tướng giáng, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc”[2]Có thể nhận định rằng đây là kiểu tóc phổ biến cả trong cung đình, quân đội lẫn đời sống thường nhật. Một số hình vẽ còn thể hiện việc người ta dùng khăn để bọc tóc (h.3,tr.22). Đại Việt sử kí toàn thư chép “các quan đội mũ chữ đinh, thêm miếng lụa bọc tóc màu tía xen màu biếc”[3] .”Có người chùm đầu bằng khăn lụa. Ngày thường ở nhà, chỉ để đầu trần, khi tiếp khách hoặc ra đường mới đội khăn”[4]
– Kiểu 2 : Búi thành búi tròn cao trên đỉnh đầu nhưng khác kiểu 1 ở chỗ người phái mạnh không giấu tóc thừa vào trong búi tóc mà để thừa ra chừng 10 cm ( h. 5, tr. 22 ). – Kiểu 3 : Buộc tóc đuôi ngựa. Hình vẽ biểu lộ lọn tóc này rủ đến tận gáy, dựa trên đối sánh tương quan với đầu người phái mạnh thực tiễn thì độ dài của tóc ước đạt 20-25 cm ( h. 7, tr. 22 ).
[1] Trần Quang Đức (2013),sdd, tr.95
[2] Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.259
[3] Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.336
[4] Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội, tr.45
– Kiểu 4: Cắt tóc ngắn. Kiểu tóc này phổ biến hơn vào thời Trần, trong cả giới quan lại, quý tộc, nên mới có quy định các vương hầu “người tóc dài đội mũ Triều Thiên, người tóc ngắn đội mũ Bao”[1] Người nữ giới cũng cắt tóc ngắn, đến thời thuộc Minh có quy định “cấm con trai, con gái không được cắt tóc”[2], song do chưa khảo được hiện vật khảo cổ nào thể hiện kiểu tóc ngắn của nữ giới nên đề tài còn bỏ ngỏ vấn đề này. Trang trí trên thạp gốm hoa nâu (h.2, tr.23), đầu tượng thời Trần tại lăng vua Trần Hiến Tông (h.1, tr.23) và hình vẽ trên Trúc lâm đại sỹ xuất sơn đồ (h.3,tr.23) cũng thể hiện kiểu tóc ngắn của nam giới, tuy độ dài có chênh lệch nhưng không nhiều.
– Kiểu 5 : Cạo trọc đầu. Kiểu tóc này đã được NNC Trần Quang Đức khảo về mặt thư tịch, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm được tư liệu khảo cổ học bộc lộ nên xin tạm bỏ ngỏ.
[1] Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.337
[2] Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.471
3. Mũ Quyển Vân / Thông Thiên
Dựa trên ghi chép trong An Nam chí lược, Quyển Vân là loại mũ dành cho vua nhà Trần, tên gọi khác là mũ Thông Thiên. “Chính vì dáng mũ Thông Thiên cao, chóp mũ uốn công ngã về phía sau, trông như áng mây cuộn lại nên được gọi với cái tên hình tượng là mũ Quyển Vân”[1] (h2, tr.24).
Đề tài không khảo được dấu vết của mũ Quyển Vân trên hiện vật khảo cổ thời Trần, tuy nhiên lại phát hiện một ấm hoa nâu thời Lý bộc lộ hình tượng chim thần Kinara đội loại mũ tựa như như miêu tả về mũ Quyển Vân. Mũ màu đen, có phần vành được trang trí bằng những hạt ngọc, chính giữa đính miếng trang sức đẹp hình lá đề, chạy dọc thân mũ là những viền trang trí màu trắng ( phỏng đoán là bạc hoặc những hạt châu kết thành dải ), hai bên thái dương có gắn miếng vải màu đen tuy nhiên chưa rõ tên gọi, dây thao cùng màu và to bản, chóp mũ uốn cong về phía sau ( h1, tr. 24 ). Cũng có một ấm men khác biểu lộ dạng thức này nhưng không có dây thao và chóp mũ cũng không uốn về phía sau. Giả thiết niên đại thời Lý của hiện vật là đúng mực thì mũ Quyển Vân / Thông Thiên đã có từ thời Lý và được nhà Trần kế thừa.
[1] Trung Quốc phục sức đại từ điển, Trần Quang Đức dẫn (2013),sdd, tr.106
4. Mũ Đinh Tự
Hình vẽ trên gốm hoa nâu thể hiện một dạng mũ hình ống màu sẫm, quây quanh trán và rủ xuống phía sau, phía sau may thêm mảnh vải hình vuông che kín gáy(h1, tr.25). Hình ảnh này phần nào khớp với miêu tả của sứ thần nhà Nguyên Trần Cương Trung về quan lại nhà Trần: Hình vẽ trên gốm hoa nâu thể hiện một dạng mũ hình ống màu sẫm, quây quanh trán và rủ xuống phía sau, phía sau may thêm mảnh vải hình vuông che kín gáy(h1, tr.25). Hình ảnh này phần nào khớp với miêu tả của sứ thần nhà Nguyên Trần Cương Trung về quan lại nhà Trần: “[…] Khăn dùng màu xanh thẫm do tơ nhuộm chế ra, khi đội khăn thì dùng dây sắt cài lại, đằng trước cao hai thước mà gập xuống đến cổ, lấy dải buộc thắt lại đằng sau, trên đỉnh có cài cái đinh bằng sắt, người có quan chức thì thêm một mảnh dải vào đinh sắt này”[1]. Trần Quang Đức lại cho rằng chữ Hạng (gáy) đã bị chép nhầm thành chữ Đỉnh (chóp), phải là (chóp), phải là “ gáy mũ có móc sắt, người có quan chức gia thêm mảnh vải vào móc”[2]. Điều này phù hợp với thể hiện trên các hình vẽ trên gốm hoa nâu với phần vải được gắn vào gáy mũ che kín gáy và một phần vai.
Toàn thư ghi nhận vào năm 1300, vua Trần Anh Tông Toàn thư ghi nhận vào năm 1300, vua Trần Anh Tông “Mùa đông, tháng 10, quy định kiểu mũ áo mới của quan văn võ. Quan văn thì đội mũ chữ đinh màu đen, tụng quan thì đội mũ toàn hoa màu xanh vẫn như quy chế cũ”[3] chứng tỏ quy chế mũ đinh tự đã có từ trước năm 1300. Đến năm sau lại ra thêm quy định chứng tỏ quy chế mũ đinh tự đã có từ trước năm 1300. Đến năm sau lại ra thêm quy định “các quan văn võ đều đội mũ chữ đinh”[4].
Một số hình ảnh bộc lộ rằng người ta buộc thắt nút ở sát đỉnh đầu, 1 số ít lại biểu lộ việc người ta để cả tóc và khăn rủ xuống gáy ( h1, tr. 25 ).
[1] Lê Quý Đôn, Phạm Trọng Điểm dịch ( 2007), sdd, tr. 76
[2] Trần Quang Đức, sdd, tr. 124
[3] Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.336
[4] Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.336
5. Trang sức tóc
Trang sức tóc gồm có các dải hoa quấn quanh trán, thông thường một dải có 5 đến 6 bông hoa giống nhau về tạo hình. Cắm vào búi tóc có loại trang sức hình bán nguyệt chạm hoa lá theo trục đối xứng. Như đã nói ở phần 1. Kiểu tóc của nữ giới, từ “phượng kế”có thể chỉ loại trang sức hình phượng gắn trên búi tóc, song loại trang sức này hiện chưa khảo được. Hai bên thái dương kết bằng dải lụa, buông thõng xuống vai và bắp tay (h1,5, tr.26).
Dấu vết hiện còn trên những đầu tượng bằng gốm men còn cho thấy dạng trang sức đẹp tóc hình bán nguyệt trên đỉnh đầu tuy không khảo được vật liệu ( h3, tr. 21 ). Phía sau búi tóc cũng có dạng trang sức đẹp tựa như, hai đầu giấu trong búi tóc, có loại rủ xuống tận gáy, có loại chỉ ở lưng chừng thì còn được gia thêm 2 dải rủ xuống ( h1, tr. 21 ). Một loại khác lại gồm một dải lụa cuốn quanh đầu, hai bên thái dương có 2 dải rủ xuống nhưng không dài tới tận bắp tay như kiểu đã trình diễn ở phần trên mà chỉ ngắn đến cổ ( h5, tr. 21 ). Một dạng trang sức đẹp khác của phái đẹp có hình dáng tương tự như mũ Phù Dung [ 1 ] được dùng để bọc búi tóc. Trang sức này gồm 4 cánh như cánh sen úp vào trong, nhìn toàn diện và tổng thể trông như một búp sen thanh thoát ( h3, tr. 26 ). Có loại mũ hình dáng tương tự như như mũ Ngũ Phật, Thất Phật ngày này tuy nhiên không trang trí bằng hình ảnh những vị Phật mà bằng những cánh hoa ( h2, tr. 26 ).
[1] Trần Quang Đức (2013), sdd, tr.107
6. Trang sức thân thể
Thiệu Long tự bi miêu tả trang sức của Đặng ngũ nương như sau: “Phụng kim xuyến nhi phó lục già, quang phi diệc dĩ; sức hương anh nhi huyền lưỡng chấn, mạt lị hà tai” (奉金釧而副六珈光妃亦已,飭香瑛而懸两瑱 末利何哉)(奉金釧而副六珈光妃亦已,飭香瑛而懸两瑱 末利何哉)[1]. Có bốn loại trang sức xuất hiện trong câu trên là “kim xuyến-奉金”- vòng vàng, có thể là vòng cổ hoặc vòng tay, “phó lục già-副六珈”- lấy ý từ câu “quân tử giai lão, phó kê lục già君子偕老副笄六珈”là sáu thứ trang sức ở trên đầu có thể là trâm hoặc dải anh lạc như ở phần 2.3.1, “hương anh飭香”- ngọc thơm và “chấn瑱”- khuyên tai. Trên thực tế, khó có thể tìm thấy khuyên tai trên các đầu tượng nữ giới, song lại thấy xuất hiện phổ biến ở các tượng Garuda và hiếm hoi ở một bức phù điêu vũ công trên bệ đá chùa Hoa Long. Như vậy, vào thời Lý- Trần, người phụ nữ tôn quý thường búi tóc cao trên đỉnh đầu, gài trâm hình phượng, tai đeo khuyên ngọc, người đeo ngọc thơm.
[1] Phạm Văn Ánh (2012), “Văn bia chùa Thiệu Long thời Trần”, Nghiên cứu lịch sử số 10-2012, tr.48
7. Áo giao lĩnh
Giao lĩnh là tên gọi của loại áo vạt chéo, dân gian thường gọi là áo tràng vạt. Toàn thư chép vua Trần Anh Tông mặc áo giao lĩnh: “Đế phục hoàng la giao lĩnh y 帝服黄羅 交領衣”, bản dịch của Nxb KHXH năm 1971-1972 dịch là “帝服黄羅 交領衣”, bản dịch của Nxb KHXH năm 1971-1972 dịch là “áo tràng vạt”[1]. Có thể coi đây là trang phục thông dụng và có lịch sử dài nhất trong hệ thống trang phục Việt Nam. Bức tượng đầu tiên thể hiện trang phục giao lĩnh là tượng Phật A di đà chùa Phật Tích có niên đại năm 1057. Tượng Phật mặc 2 lớp giao lĩnh chồng lên nhau, độ cong võng của vạt áo lớn, để lộ gần hết khuôn ngực (h2, tr.27). Vạt giao lĩnh có độ võng lớn là một trong những đặc trưng của giao lĩnh Việt, hình thành từ sự thích nghi với khí hậu nóng ẩm. Tay áo rộng khoảng 50-60cm. Đến thời Trần có quy định về độ rộng tay áo của các quan văn, võ từ 9 tấc đến 1 thước 2 tấc(khoảng 30-40cm)[2]. Tượng Phật A di đà di chùa Ngô Xá cũng thể hiện lối trang phục tương tự (h3, tr.27).
[1] Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.349
[2] Đoàn Thị Tình (2006), sdd, tr.35
8. . Áo viên lĩnh
Dạng áo cổ tròn may từ 5-6 thân vải, hình dáng giống như áo Bối Tử thời Tống. Hình vẽ trên gốm hoa nâu thể hiện một người nam giới mặc áo viên lĩnh dài quá đầu gối, không thắt đai, tay áo rộng, vạt dưới xòe ra, bên dưới mặc quần, không quây thường (h1, tr.30). Lê Tắc miêu tả “Vương hầu và thứ dân thường mặc áo cổ tròn, mặc thường màu đen, quần bằng là trắng, chuộng loại hài bằng da”[1].
Trần Cương Trung trong Nguyên thi kỷ sự – An Nam tức sự chép: “ Người trong nước đều mặc lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặc áo thâm, nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo, rộng bốn tấc, họ cho thế là là khác với áo đàn ông”[2]
Bức vẽ bên cạnh lại bộc lộ trang phục viên lĩnh chỉ dài hơn thắt lưng một chút ít, thắt đai, dưới mặc quần đùi ngắn tới đầu gối. Có lẽ do đang phải lao động ( gánh nước ) nên người ta thắt đai cho ngăn nắp chăng ?
Tượng người bằng gốm men nâu thời Lý, trưng bày tại Bảo tang LSQGVN thể hiện kiểu trang phục gồm áo giao lĩnh lót trong, áo viên lĩnh mặc bên ngoài, tay áo dài sát đất, dưới thắt tế tất, quay thường, đi giày mũi sen.(h2, tr.30)
Tượng quan hầu ở lăng vua Trần Hiến Tông tuy đã bị vỡ phần cổ nên không còn dấu vết của cấu trúc cổ áo, tuy nhiên vẫn hoàn toàn có thể phỏng đoán loại trang phục này là áo cổ tròn ( phần cổ đứng là dấu vết mới tạo gần đây khi trùng tu ). Quan hầu tóc ngắn, đội mũ Bao, mặc viên lĩnh trường bào dài sát đất, thắt đai có dây thao, trùm tế tất, bên ngoài khoác đối khâm ( h3, tr. 30 ). Kết hợp với thông tin ghi chép trong thư tịch, hoàn toàn có thể thấy viên lĩnh là trang phục dùng cho cả triều đình và dân gian. Viên lĩnh thường xẻ bốn vạt, dài quá đầu gối, tay áo rộng. Những khi phải rèn luyện, lao động, người ta mặc viên lĩnh dài quá thắt lưng, tay hẹp hoặc không tay, thắt đai, mặc quần đùi hoặc quần dài quấn xà cạp.
[1] An Nam Chí Lược, Trần Quang Đức dịch (2013), sdd, tr.151
[2] Lê Quý Đôn, Phạm Trọng Điểm dịch ( 2007), sdd, tr. 76
9. Giày Người Việt có thói quen đi chân đất, thậm chí còn trong lúc thiết triều, nhưng trong nhiều trường hợp họ vẫn đi giày da. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, vua Lý Thánh Tông định triều phục cho những quan vào chầu vua phải đi tất, đi hia và đội mũ phốc đầu [ 1 ]. Thông tin về loại hia này đến nay chưa khảo được.
Tranh Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn đồ thể hiện vua và quan lại nhà Trần đi một loại giày được may từ 4 mảnh vải hoặc da ghép lại, mũi giày hơi vếch, sáng màu (h3, tr.32). Sách An Nam kỷ lược cảo thế kỉ XVII miêu tả giày của người Việt được làm từ bông vải hoặc lụa, đế bằng da, mũi giày cong như mũi thuyền, màu đen hoặc sáng màu thêu hoa[2](h7, tr.32).
Giày của vũ công, vũ nữ là loại mũi cong và nhọn hơn hẳn loại giày của vua, quan. ( h4, 5, tr. 32 Chưa có tư liệu ghi chép về vật liệu và sắc tố của loại giày này.
[1] Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.195
[2] Đoàn Lê Giang (2015), “ Hình ảnh Việt Nam 200 năm trước qua sách Nhật Bản”, Xưa&Nay số 455- 2015, tr.125
10. Mũ Đầu hổ
Hiện loại mũ này chỉ được thể hiện trên một hiện vật hiếm hoi là tượng người trên đầu ngói bò thời Trần. Phần chóp mũ được điêu khắc hình đầu hổ với khuôn mặt dữ tợn, giáp đã được xử lí thành hình vảy cá, che kín tai và gáy (h1, tr.33). Đây có thể là mũ của tướng lĩnh hoặc của đội quân Hổ Bôn, Hổ Dực thời Trần. Trần Quang Đức dẫn Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển: “Mũ đầu hổ được gọi là Hổ quan, làm bằng sắt, xuất hiện từ thời Tùy Đường- Ngũ Đại, từ thời Tống trở về sau không thấy nữa”[1].
[1] Trần Quang Đức (2013), sdd, tr.134
11. Mũ Đâu Mâu
Đâu mâu là tên gọi khác của mụ Trụ. Toàn thư ghi nhận sự tồn tại của tên gọi này vào năm 1002 khi vua Lê Đại Hành “xuống chiếu làm mấy nghìn mũ đâu mâu, ban cho sáu quân”[1]. Tham khảo các tượng Thần tướng/Kim cương còn sót lại, chúng tôi nhận thấy hình dáng mụ trụ khá nhất quán. Mũ hình bán cầu, trên chóp có phần lồi lên có lẽ là để chụp búi tóc, viền mũ chạm nổi những bông hoa, phía sau gắn miếng vải/da che gáy.(h3, tr.33)
[1] Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.148
12. Minh Quang giáp
Minh Quang là tên loại giáp phục được đặc trưng bởi tấm hộ tâm hình tròn trụ trước ngực và miếng trang trí hình đầu hổ gắn hai bên vai. Các pho tượng Thần tướng / Kim cương còn lại đều biểu lộ loại quân phục này một cách đồng điệu ( h4, tr. 33 ).
Theo Họa thuyết Trung Quốc lịch đại giáp trụ: “Minh Quang là tên gọi của loại giáp phục cổ đại xuất hiện từ thời Nam Bắc Triều dùng cho sĩ quan và được lưu truyền đến đầu thời Đường”[1]
Sở dĩ gọi là giáp Minh Quang bởi tấm hộ tâm hình tròn trụ trước ngực làm bằng sắt phản chiếu ánh sáng. Kết cấu bộ giáp gồm có áo choàng mặc phía trong khôi giáp, dài đến đầu gối, cổ áo hình tròn trụ, lót bông để giữ ấm vào mùa đông [ 2 ].
Thư tịch không ghi chép gì về tên gọi của loại giáp này, song ghi nhận nhiều lần các vị hoàng đế Đại Việt chủ động “xin” những bộ giáp phục của nhà Tống. Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh “Thư tịch không ghi chép gì về tên gọi của loại giáp này, song ghi nhận nhiều lần các vị hoàng đế Đại Việt chủ động “xin” những bộ giáp phục của nhà Tống. Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh “lại xin áo giáp mũ trụ trang sức bằng vàng. Vua Tống bằng lòng cho”[3]
Khảo cứu những pho tượng Kim Cương thời Lý, đề tài nhận thấy tuy chịu ảnh hưởng tác động lớn từ cấu trúc của giáp Minh Quang nhưng bộc lộ trang phục trên những pho tượng này rậm rạp những dải hoa và lụa trang trí, có lẽ rằng đây chỉ là giáp phục mặc trong những dịp lễ chứ không thực sự là giáp phục mặc trên chiến trận ( h1-2, tr. 34 ). Do những tượng đều được gắn mới bằng xi-măng nên không có cơ sở phỏng đoán liệu giáp phục của Đại Việt có tấm bảo vệ cổ như Minh Quang giáp của Trung Quốc hay không.
[1]陈大威(2009), 画说中国历代甲胄,上海书店出版社,tr.95
[2]陈大威(2009), 画说中国历代甲胄,上海书店出版社,tr.95
[3] Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.153
40. Phỏng dựng Minh Quang giáp dựa trên tượng Kim Cương thời Lý. Nguồn : Tác giả
12. Trang phục màn biểu diễn
Trang phục trình diễn thời kỳ này mang đậm sắc tố Phật giáo và chịu tác động ảnh hưởng của thẩm mỹ và nghệ thuật thời Đường, bộc lộ rõ nhất là kiểu mình trần, quàng khăn vạt chéo, mặc váy gấm thông dụng trong những bức bích họa thời Đường.
Phù điêu dàn vũ công trên thành bậc tháp Chương Sơn thể hiện đoàn vũ nữ gồm các cô gái trẻ, xiêm áo mềm mại. Động tác của họ nhất quán: hai tay giơ ngang vai, gập khuỷu tay, chân trước hơi gập, chân sau duỗi thẳng. Vũ nữ búi tóc cao trên đỉnh đầu, mình đeo trang sức, quàng khăn vạt chéo, mặc váy gấm, đi giày mũi sen, mình quàng phi bạch. Motif này gần tương đồng với phù điêu vũ nữ trên mảnh tháp được tìm thấy ở Quần Ngựa, Hà Nội. Nguyễn Du Chi dẫn lời Tống Trung Tín cho rằng “ Đây là vũ điệu Tribhanga, loại điệu múa dành cho Bồ tát và các tiên nữ, vừa thể hiện được sức mạnh và sự ngưỡng vọng chân lý, vừa thể hiện được sự gần gũi trần thế”[1]. Song đây cũng có thể là điệu Đạp ca vũ, một vũ điệu dân gian đơn giản được lan truyền từ thời Hán, rất thịnh hành ở thời Đường, từng tốp tay cầm tay, chân giậm đất, theo nhịp trống vừa hát vừa múa[2]
ĐVSKTT ghi nhận Tĩnh Quốc Đại Vương Trần Quốc Khang múa điệu người Hồ, được Thượng hoàng ban áo. “Hồ vũ- theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc- là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực được truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vũ đạo dân gian Uzerbec và Ấn Độ. Phong cách của Hồ vũ phóng khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng và tinh thần văn hóa thời Đường”[3] Sự ảnh hưởng về vũ điệu này là cơ sở để phỏng đoán rằng trang phục của vũ công cũng theo lối Hồ vũ, mà cụ thể là điệu Giá chi vũ.
Phù điêu trên bệ đá chùa Hoa Long thời Trần thể hiện hai vũ công đầu đội mũ có vành uốn cong, cổ đeo trang sức, mình trần thắt dải lụa, dưới mặc váy xếp nếp, chân đi giày thêu. Lối ăn mặc này khác hẳn với những vũ công thời Lý. Vũ công này đang múa điệu Giá chi vũ. “ Giá chi vũ cũng là một điệu Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần. Điệu múa này- theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc- vào thời Đường được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các sĩ đại phu. Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt dải lụa điều, chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á”[4] Bài thơ “ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính” của Trần Nhân Tông có câu “ Giá chi vũ bãi, thí xuân sam”[5] cho thấy nhà Trần khi tiếp sứ giả thường cho múa điệu Giá chi vũ.
[1] Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, tr.159; Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần ( thế kỷ XI-XIV), Nxb Khoa học xã hội, tr. 61, 71.
[2] Bộ VHTT&DL(2010), 1000 năm âm nhạc Thăng Long-Hà Nội quyển 1: Tài liệu Hán Nôm nhạc vũ cung đình- ca trù, Nxb Âm nhạc, Hà Nội, tr. 44
[3] Bộ VHTT&DL(2010), sdd, tr. 49
[4] Bộ VHTT&DL (2010), sdd, tr. 50
[5] Ủy ban KHXHVN, Viện văn học (1988), Thơ văn Lý- Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 457
Source: https://thoitrangredep.vn
Category: Trang Phục