Cách phòng bệnh sán lá gan ở người

Bệnh sán lá gan ở người tuy dễ mắc nhưng có thể phòng ngừa nếu đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và xử lý tốt nguồn thải.

1. Đặc điểm của sán lá gan

Bệnh sán lá gan ở người gồm có bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Các tác nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus. Các tác nhân gây bệnh sán lá gan lớn là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Về hình thái, cả hai loại sán lá gan lớn và nhỏ đều có hình lá, thân dẹt, các loài sán lá gan lớn có kích thước lớn hơn nhiều so với sán lá gan nhỏ. Cơ thể sán lưỡng tính nên trên cơ thể sán vừa có tinh hoàn và buồng trứng.

Đặc điểm của sán lá gan là muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, trứng sẽ bị hỏng và không phát triển được nếu ở trên cạn. Vì có vỏ mỏng nên nếu nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 70 độ trứng sẽ hỏng, khả năng tồn tại của sán lá gan trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.

2. Sán lá gan sống ở đâu?

Sán lá gan nhỏ ký sinh trong đường mật để đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Nếu trứng rơi vào môi trường nước, trứng sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Các ấu trùng lông di chuyển tự do trong nước sẽ tìm đến các loài ốc để cư trú. Trong ốc, ấu trùng lông sẽ phát triển thành ấu trùng đuôi. Các ấu trùng đuôi sau đó rời ốc và tìm đến cư trú ở các loài cá nước ngọt. Ấu trùng đuôi phát triển thành các nang ấu trùng trong thớ thịt của cá. Nếu người ăn gỏi cá sống, cá chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột, xâm nhập vào ống mật và gây bệnh sán lá gan nhỏ.

ấu trùng sán lá gan

Đối với sán lá gan lớn, sau khi xâm nhập vào nhu mô gan 2 – 3 tháng, sán sẽ tiếp tục xâm nhập đường mật, trưởng thành và đẻ trứng. Trứng theo phân bài xuất ra ngoài. Nếu gặp môi trường nước, sán sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Tương tự như sán lá gan nhỏ, ấu trùng lông sẽ ký sinh ở ốc. Trong ốc, ấu trùng lông sẽ phát triển thành ấu trùng đuôi. Các ấu trùng đuôi sau đó sẽ rời khỏi ốc và bám vào các loại thực vật thủy sinh như cải xoong, rau ngổ, ngó sen,… để thành nang ấu trùng hoặc bơi tự do khoảng 1 giờ trong nước. Nếu người hoặc các động vật trâu, bò,… ăn phải các thực vật thủy sinh mang nang ấu trùng hoặc uống nước có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán là gan lớn.

Bệnh sán lá gan ở người rất phổ biến ở nước ta. Bệnh sán lá gan lớn đã phát hiện được ở 47 tỉnh thành trong cả nước và có xu hướng ngày càng tăng. Sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh ở người nhiều năm, nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây tổn thương biểu mô đường mật, viêm và xơ hóa đường mật, tắc mật, ung thư biểu mô đường mật, viêm tụy cấp,…

Trong khi đó, sán lá gan nhỏ được xác định đã phân bổ ít nhất ở 21 tỉnh, thành phố trong cả nước. Một số địa phương như Nam Định, Bình Định, Phú Yên có tỷ lệ nhiễm lên tới 15 – 37%. Sán lá gan nhỏ ký sinh ở gan gây ra những tổn thương gan nghiêm trọng. Do sán bám chặt vào ống mật hút thức ăn nên lâu ngày gan sẽ bị xơ hóa lan tỏa và thoái hóa mỡ. Độc tố do sán tiết ra có thể gây thiếu máu, dị ứng.

xơ hóa gan

3. Phòng chống bệnh sán lá gan ở người