Phong cách học tiếng Việt là gì

Giáo trình Phong cách học tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 424.44 KB, 79 trang )

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
Chương I
MỞ ĐẦU VỀ PHONG CÁCH HỌC
I- VÀI NÉT VỀ THUẬT NGỮ PHONG CÁCH
Muốn tiến hành công việc nghiên cứu có kết quả, mỗi ngành khoa học cần
xây dựng cho mình những khái niệm cơ bản và giải thích những khái niệm này sao cho
nhất quán nhằm tránh mâu thuẫn trong việc làm. Vì vậy, việc xác định đúng thuật ngữ
của ngành học cũng như những khái niệm cơ bản của nó là một công việc trước tiên và
cần thiết.
Trên thế giới, các ngôn ngữ như : Anh, Pháp, Nga, Ðức… đều lấy căn tố có
nguồn gốc ở tiếng Latin : Stylus ( Stilus ) nghĩa là phong cách- kết hợp với một hậu tố
có nghĩa là ngành học để tạo thành thuật ngữ phong cách học. Ví dụ :
Tiếng Pháp : Styl – istique
Tiếng Anh : Styl – istics
Tiếng Ðức : Styl – istik
Tiếng Nga : Cmu – ucmuka .
Ở Việt Nam trước đây, các nhà ngôn ngữ học thường dùng thuật ngữ Tu từ
học. Ðiều này do ảnh hưởng của tu từ học truyền thống ( Hiện nay, một số nhà ngôn
ngữ học Anh, Mỹ vẫn còn sử dụng thuật ngữ Rhetorics mà không dùng Stylistics ) .
Về sau, do nhận thấy thuật ngữ phong cách học, một mặt có cách cấu tạo tương
đồng với thuật ngữ của nhiều ngôn ngữ, mặt khác, có khả năng gợi lên sự liên tưởng
đúng đến nội dung rất cơ bản của ngành khoa học này, nghiên cứu về phong cách ngôn
ngữ, nên các nhà ngôn ngữ học Việt Nam hiện nay đã dùng thống nhất thuật ngữ phong
cách học .
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHONG CÁCH HỌC:
1- Ðối tượng :
Trên những nét chung nhất, phong cách học ( PCH ) được hiểu là khoa học nghiên cứu
sự vận dụng ngôn ngữ, nói khác đi, nó là khoa học về quy luật nói viết có hiệu lực. Sử
dụng ngôn ngữ có hiệu lực cao ở đây có nghĩa là: nói, viết đạt được tính chính xác cao,
tính đúng đắn và tính thẩm mĩ trong mọi phạm vi hoạt động của giao tiếp xã hội. Nói
cách khác, ngôn ngữ được sử dụng có hiệu quả cao là ngôn ngữ phải thực hiện được tất

1

cả chức năng xã hội của nó. Do nhấn mạnh về mặt này hay mặt khác đối với việc vận
dụng ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu đã có những quan điểm khác nhau về đối tượng
nghiên cứu.
1.1- Quan điểm coi đối tượng là yếu tố biểu cảm của ngôn ngữ:
Người đề xướng quan điểm này là Charles Bally. Theo ông : Phong cách học
nghiên cứu các sự kiện biểu đạt của ngôn ngữ trên quan điểm nội dung biểu cảm của
chúng, nghĩa là sự biểu đạt các sự kiện tình cảm bằng ngôn ngữ và tác động của ngôn
ngữ đối với tình cảm .
Nhà từ điển học Tây Ban Nha, H .Casares cũng tán thành quan điểm này: Sự
nghiên cứu và đánh giá các yếu tố đi kèm theo phần thông báo trung hòa- logic thuần
trí tuệ là đối tượng của phong cách học. Ông cho rằng : Phong cách học có nhiệm vụ
tách ra các yếu tố phi quan niệm, đồng thời nghiên cứu các yếu tố phi quan niệm có
trong biểu đạt .
Nhận xét : Quan điểm của Charles Bally và những người ủng hộ quan
điểm này là đúng nhưng chưa đủ. Trong việc vận dụng ngôn ngữ, các yếu tố biểu cảm
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tài năng, sức hấp dẫn của người nói, người viết thể
hiện một cách tập trung và rõ nét trong việc vận dụng và sáng tạo các yếu tố biểu cảm.
Thế nhưng trong giao tiếp, không phải lúc nào các yếu tố biểu cảm cũng có thể có mặt.
Ví dụ như trong giao tiếp hành chính và khoa học. Trong văn bản sau, người viết đã sử
dụng những yếu tố biểu cảm nhưng lại không đạt được hiệu quả giao tiếp nếu không nói
là đã vi phạm chuẩn mực phong cách :
Thưa ông giám đốc kính mến.
Hôm qua nói chuyện với anh X, phó phòng tổ chức của xí nghiệp, tôi được biết,
ông đang cần một nhân viên đánh máy giỏi. Ðang tìm việc làm để kiếm sống, được tin
ấy, tôi như chết đuối vớ được cọc, vội viết đơn này xin ông cho tôi được dự tuyển.
Không phải mèo khen mèo dài đuôi, nhưng tôi phải khoe với ông rằng tôi đã từng là thủ
khoa khoá XX Trường quốc gia hành chánh. Nói có sách, mách có chứng, tôi xin kèm

theo đơn này văn bằng và chứng chỉ đánh máy loại ưu của tôi… ( Ðơn xin việc)
Cái quyết định tạo nên một lời nói có hiệu lực cao là ở chỗ lựa chọn các phương tiện
ngôn ngữ phù hợp với thực tế giao tiếp. Chính vì thế, quan điểm này không được các
nhà ngôn ngữ học Việt Nam ủng hộ.
2

1.2- Quan điểm coi đối tượng là các phong cách chức năng ngôn ngữ :
Một số nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc như : Havranek, Jedlicka, Dolejel… xuất
phát từ sự xác định phạm trù chung nhất của phong cách học là phong cách ngôn ngữ,
đã xem phong cách ngôn ngữ là đối tượng của phong cách học. Havranek viết : Nghiên
cứu thể văn là công việc khoa học về thể văn (phong cách) hoặc phong cách học. Còn
Dolejel cho rằng : Phạm trù chung quan trọng nhất là phong cách học.
* Nhận xét: Trong giao tiếp, PCCNNN là một trong những tiêu chuẩn để đánh
giá tính chất đúng đắn, tính có hiệu lực cao của lời nói. Mỗi cá nhân trong quá trình vận
dụng ngôn ngữ, tự giác hay không tự giác đều phải theo một PCCNNN nhất định. Do
vậy quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên là có cơ sở nhưng cũng chưa đủ.
PCCNNN phải là một trong những nội dung quan trọng của phong cách học nhưng nếu
xem đấy là nội dung duy nhất thì có phần cực đoan vì còn có vấn đề lựa chọn và vận
dụng các phương tiện ngôn ngữ biểu cảm cũng như cả các phương tiện ngôn ngữ trung
hoà. Ví dụ tuy giao tiếp được thực hiện ở một PCCNNN nào đó nhưng ta không thể rập
khuôn theo một cách nói năng ( dù thống nhất và phù hợp với PC) nếu đối tượng, tình
huống giao tiếp thay đổi. Mỗi PCCNNN cũng lại tồn tại dưới những biến thể. Ví dụ, PC
khẩu ngữ có khẩu ngữ văn hoá và khẩu ngữ thông tục ứng với những hoàn cảnh, đối
tượng và mục đích giao tiếp khác nhau.Do vậy quan điểm này cũng không được các nhà
ngôn ngữ học Việt Nam ủng hộ.
1.3- Quan điểm coi đối tượng là quy luật lựa chọn các phương tiện ngôn
ngữ :
Một số nhà ngôn ngữ học Pháp và Liên Xô như : Julies, Maroujeau, K.Moren,
R.G.Piotroski… xem việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ là

đối tượng của phong cách học.
Moren viết :Phong cách học là ngành ngữ văn độc lập, nghiên cứu những
nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu đạt một nội dung
nhất định trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định .
* Nhận xét: Trong ngôn ngữ cũng như trong lời nói, luôn luôn có khả năng
tồn tại những biến thể cùng nghĩa. Do vậy, trong giao tiếp chúng ta đều phải làm công
việc lựa chọn các biến thể cùng nghĩa:
– Lựa chọn các biến thể cùng nghĩa để nói hoặc viết khi phát tin.
3

– Lựa chọn những biến thể cùng nghĩa để hiểu khi nhận tin.
Lựa chọn là một hoạt động thường xuyên trong giao tiếp. Nội dung của sự lựa chọn là:
lựa chọn các yếu tố biểu cảm và không biểu cảm, lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ và
phương pháp diễn đạt phù hợp với phong cách. Sự lựa chọn cách nói, cách hiểu như
trên thường diễn ra trong tiềm thức, một cách tự nhiên và đôi khi nếu không để ý, ta
không nhận ra điều đó. Chỉ khi nào gặp phải trường hợp viết không ra ý, nói chẳng
thành lời chúng ta mới thấy vấn đề nói, viết không phải dễ dàng và việc lựa chọn các
phương tiện ngôn ngữ đễ diễn đạt thật quan trọng biết bao. Thao tác lựa chọn này ( và
cả thao tác kết hợp) diễn ra một cách trừu tượng. Trong sáng tác văn chương, sự lựa
chọn này rất quan trọng và bộc lộ rõ ràng hơn. Người nói càng thành thạo thao tác lựa
chọn bao nhiêu, càng tập hợp được nhiều đơn vị ngôn ngữ tương đồng và dị biệt để lựa
chọn thì hiệu quả diễn đạt của họ càng cao bấy nhiêu. Chúng ta có thể thấy hiệu quả lựa
chọn này qua Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bản thảo Bác viết: Tôi có ý
định đến ngày đó tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc để thăm hỏi đồng bào cán bộ… Kế
đó tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm viếng và cảm ơn các nước anh em… Nhưng đến
bản chính thức Bác chữa lại là : Tôi có ý định đến ngày đó tôi sẽ đi khắp hai miền Nam
Bắc để chúc mừng đồng bào cán bộ… Kế đó tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm
ơn các nước anh em. So sánh giữa bản thảo và bản chính, chúng ta thấy Bác đã thay
thăm hỏi bằng chúc mừng, thăm viếng bằng thăm. Từ thăm hỏi có hàm ý động viên, an

ủi. Ví dụ : thăm hỏi gia đình nạn nhân, thăm hỏi đồng bào bị lũ lụt… Trong khi đó,
nhân dân ta đã làm nên chiến thắng lẫy lừng nên cần phải chúc mừng chứ không phải
an ủi. Với từ thăm viếng thì yếu tố viếng có nét nghĩa liên quan đến người chết như:
viếng mộ ông bà; đi viếng nghĩa trang liệt sĩ. Trường hợp này, Bác đến các nước anh
em để cảm ơn và thăm họ vì các nước ấy đã giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc kháng
chiến chống Mĩ. Từ thăm được Bác dùng ở bản chính là chính xác, diễn tả thật đúng ý
nghĩa.
Ðể thấy được tương đối cụ thể thao tác này diễn ra như thế nào trong đầu óc con
người, chúng ta có thể đọc đoạn văn sau đây của Phêlich Pita Rođrighêt, một nhà thơ
người Cuba:
Toà nhà phủ chủ tịch đã lùi lại phiá sau khuất dần vào những màn lá cây um tùm. Ở một
góc nhà bên kia hiện ra ao nước màu trắng bạc giữa những hàng dừa sum suê. Ðó là sự
4

khắc khổ ư? Không, từ này không phải, không định nghĩa đúng điều ta muốn nói. Bởi vì
sự khắc khổ có thể là một cái gì cường điệu và bao hàm một khái niệm không thể hiện
điều mà chúng ta cảm thấy ở đây. Ðó là sự giản dị, sự khiêm nhường, khiêm tốn ư?
Những từ này cũng không thể hiện được đúng những điều chúng ta cảm thấy. Có lẽ phải
nói đó là tinh thần chí công vô tư. Người chỉ sử dụng cho mình những gì tối cần thiết,
chứ không phải là bất cứ cái gì cần thiết. Chiếc gương, tủ quần áo, chiếc bàn, chiếc ghế,
cái giá sách, những thứ cần cho công việc và nghỉ ngơi để lấy lại sức làm việc. Chỉ có
thế thôi không gì hơn nữa.
Ngôi nhà ở đó, trước mặt chúng tôi, giữa những hàng dừa. Bóng cây, những
tia nắng run rẩy xuyên qua kẽ lá, tiếng hót và những âm thanh líu ríu của chim chóc từ
trên tầng cây cao, cùng hoà vào nhau tạo nên một bầu không khí của thiên nhiên êm ảêm ả chứ không phải im lìm, tĩnh mịch hoặc siêu thực. Và bầu không khí êm ả này dễ
khiến người ta đi vào suy tưởng. (Phạm Ðình Lợi dịch)
Ở Việt Nam, quan điểm này được các nhà ngôn ngữ học ủng hộ. Thực tế giao
tiếp cho ta thấy khi vận dụng ngôn ngữ mỗi cá nhân đều bị chi phối bởi quy luật này.
Người nói luôn phải suy nghĩ đến điều kiện và hậu quả cũng như kết quả của lời nói

mình. Kho tàng tục ngữ của ta có rất nhiều câu nói về kinh nghiệm nói, viết. Ví dụ như
:

Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Ăn có nhai, nói có nghĩ.

Bút sa gà chết.

Một cá nhân trước khi nói, viết cần phải suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:

Nói, viết cho ai nghe?

Nói, viết về cái gì?

Nói, viết để làm gì?

Nói, viết như thế nào?

Nói, viết lúc nào?

Có như thế mới có thể đạt hiệu quả cao khi giao tiếp. Và để trả lời các câu hỏi
trên, chúng ta phải lựa chọn ngôn từ cho phù hợp. Như thế, lựa chọn là hoạt động cơ
bản nhất chi phối toàn bộ quá trình vận dụng ngôn ngữ. Vì vậy, có thể định nghĩa đối
tượng của phong cách học như sau: Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học
5

nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các
phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng tình cảm nhất định trong
những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định. [15, 29]
1.4- Các bước lựa chọn:
Lựa chọn để sử dụng các phương tiện ngôn ngữ đạt hiệu quả cao trong giao tiếp
là một yêu cầu tất yếu khi nói, viết. K. Pautốpxki, nhà văn Nga nổi tiếng, có viết: Trong
ba tính từ đặt bên cạnh danh từ, thế nào cũng có một tính từ chính xác hơn cả, hai tính
từ còn lại chắc chắn sẽ thua kém hơn. Bởi thế rõ ràng là tính từ duy nhất đó cần được
giữ lại, còn hai tính từ kia thì phải gạch bỏ không thương tiếc. ( Một mình với mùa thuK. Pautốpxki).
Các thao tác lựa chọn:
– Xác định nội dung biểu đạt;
– Xác định phong cách lời nói;
– Liên hội những hình thức biểu đạt cùng nghĩa;
– Thử nghiệm và lựa chọn những hình thức biểu đạt cùng nghĩa cần thiết;
– Kiểm tra lại văn bản hay phát ngôn đã lựa chọn.
2- Nhiệm vụ :
Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu, chúng ta có thể thấy hai nhiệm vụ chủ
yếu của phong cách học là :

– Chỉ ra khả năng và hiệu lực biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ trong từng
phong cách ngôn ngữ.
-Cách vận dụng các phương tiện ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp,
đúng phong cách ngôn ngữ.
Việc chỉ ra khả năng và hiệu lực biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ trong
từng PCCNNN là rất quan trọng. Các phương tiện ngôn ngữ bao giờ cũng tồn tại dưới
dạng lớn hơn một, tức dưới dạng những biến thể. Ví dụ, âm vị có các âm tố thể hiện; ý
nghĩa từ vựng có các từ cùng nghĩa thể hiện; ý nghĩa ngữ pháp có các dạng thức thể
hiện. Ðấy là chúng ta chưa kể đến vô vàn những cách nói cùng nghĩa xuất hiện rất linh
động, đa dạng và phong phú trong thực tế giao tiếp. Mỗi dạng biến thể này đều có
những đặc điểm tu từ riêng đòi hỏi cần phải nắm rõ, hiểu đúng. Có như thế mới vận
dụng phù hợp trong từng phát ngôn cụ thể.
6

PCH có liên quan mật thiết đến những vấn đề sau :

Xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ, trong đó có chuẩn mực phong cách;

Trau dồi ngôn ngữ;

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.

III- VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG CÁCH HỌC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1- Ở phương Tây:
1.1- Theo truyền thuyết, vào thế kỉ thứ V Tr.CN, ở đảo Sicie, hai nhà hùng
biện là Corax và Tisias đã sáng tạo ra môn Tu từ học, nghiên cứu hoạt động ngôn từ
với tư cách là diễn từ. Sau này, các nhà hùng biện Hi Lạp và La Mã dù có nhấn
mạnh bộ phận này hay bộ phận khác của tu từ học, nhưng về đại thể vẫn giữ lại
những nét chung tiêu biểu.
1.2- Ðến thế kỉ thứ IV- III Tr.CN, một số triết gia Hi Lạp và La Mã như :
Platon (428-347), Democrite (460- 370), Aristote (384- 322)… đã hình thành nên một
môn học được đặt tên là Rhêtorikê ( Mĩ từ pháp). Ðến thế kỉ thứ I Tr.CN, Virgile, nhà
thơ La Mã, đề xuất ý kiến về sự phân chia các PC diễn đạt. Nội dung của Mĩ từ pháp cổ
đại gồm:

Các phép mĩ từ (Figura) dùng trong diễn đạt;

Phong cách diễn đạt;

Cơ cấu một bài văn.

Mĩ từ pháp cổ đại đã có ảnh hưởng lớn đến ngôn từ hùng biện, đến nghệ thuật
viết văn thời cổ đại và sau này truyền đi khắp châu Âu.
1.3- Ðầu thế kỉ XX, khoa học ngôn ngữ trên thế giới bước vào một thời kì mới,
mở đầu bằng hệ thống các luận điểm trong bài giảng của nhà ngôn ngữ học vĩ đại người
Thụy Sĩ, Ferdinand de Saussure (1857 – 1913). Ông đã đào tạo nên nhiều nhà ngôn ngữ
học

tài

Sechehaye.

giỏi


1.3.1-

hai

trong

số

đó

:

Charles

Bally

Alber

Năm 1908, Albert Sechehaye cho xuất bản quyển Phong

cách học và ngôn ngữ học lí thuyết. Ông là người đầu tiên chỉ ra sự cần thiết phải xem
PCH là một ngành độc lập của khoa học ngữ văn.
1.3.2- Năm 1909, quyển Khảo luận về phong cách học tiếng Pháp của Charles
Bally ra đời; trong đó tác giả đề cập những vấn đề về đối tượng, nội dung, phương pháp
7

nghiên cứu của PCH. Charles Bally được coi như là người đề xướng và khai sinh cho
ngành PCH ở nước Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung.
1.3.3- Năm 1919, Leo Spilzer mở rộng sự quan tâm đến những thuộc tính phong
cách của văn bản, nhấn mạnh đến những luận điểm của Buffon Phong cách đó chính là
con người và cho rằng sự kiện phong cách bao gồm cả phần tư duy và phần tình cảm.
Khuynh hướng này được mệnh danh là phong cách mới.
1.4- Suốt nửa đầu thế kỉ, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nhiều đến
các vấn đề ngôn ngữ học đại cương, lí luận âm vị học, lí luận ngữ pháp mà ít quan tâm
đến PCH. PCH chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ XX.
2- Ở phương Ðông:
2.1- Vào thế kỉ thứ IV Tr .CN, Mặc Tử đã có những ý kiến bàn luận về sự biến
hoá của lời nói trong các văn cảnh khác nhau bằng khái niệm Thiên hành. Ðó thực chất
là bàn luận về sự hành chức của các đơn vị ngôn ngữ trong thực tiễn nói năng. Thời
Chiến Quốc, một số danh gia như Huệ Thi, Công Tôn Long cũng có những luận bàn về
mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật. Dù lập luận còn mang màu sắc ngụy biện nhưng họ
đã dùng đến các biện pháp tu từ mà nay chúng ta định danh là : so sánh, tương phản,
ngoa dụ…
2.2- Cuối thời Chiến Quốc, Tuân Tử, một đại biểu xuất sắc của phái Nho gia đã
có những phát hiện mới khi bàn về tính ước lệ (quy ước) của tên gọi nói riêng và của
ngôn ngữ nói chung: Ước lệ đã thành thói quen thì bảo là đúng; khác với thói quen thì
bảo là không đúng. Ðiều này có liên quan đến khái niệm mà PCH dùng sau này, đó là
khái niệm chuẩn mực.

3- Ở Việt Nam:
3.1- Trong các quyển Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Ðôn cho biết
các nhà trí thức Việt Nam như: Hoàng Ðức Lương (thế kỉ XV), Phùng Khắc Khoan (thế
kỉ XVI), Lê Hữu Kiều (thế kỉ XVIII)… đã có những ý kiến bàn luận về cách luyện văn,
luyện câu, luyện chữ nghĩa trong văn chương.
3.2- Từ cuối thế kỉ XIX đến khoảng trước 1964, nhiều học giả đã nghiên cứu,
khảo sát và khái quát những vấn đề về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng của tiếng Việt như:
Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Lý, Nguyễn
Hiến Lê,…
8

3.3- Năm 1964, quyển Giáo trình Việt ngữ ( tập III- phần Tu từ học ) của Ðinh
Trọng Lạc ra đời. Có thể xem giáo trình này đánh dấu sự xuất hiện thực sự của khoa học
về phong cách học ở Việt Nam. Từ đó đến nay, rất nhiều quyển giáo trình mới về PCH
được xuất bản. Tiêu biểu như : Phong cách học tiếng Việt (1982) của tập thể tác giả
Cù Ðình Tú (chủ biên), Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ; Phong cách học và đặc
điểm tu từ tiếng Việt (1983) của Cù Ðình Tú; Phong cách học tiếng Việt (1993) của
Ðinh Trọng Lạc,…
IV- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH HỌC
1-

Ðặc điểm tu từ :
Sự khác nhau giữa hệ thống tín hiệu ngôn ngữ và hệ thống tín hiệu khác là: cùng

một đối tượng, một nội dung thông báo chúng ta có nhiều cách diễn đạt. Nói cách khác,
có nhiều hình thức biểu đạt cùng nghĩa để cùng chỉ một đối tượng, một thông báo nào
đó. Trước tình hình này, người phát ngôn hay người thụ ngôn đều cần phải cân nhắc,
lựa chọn một hình thức biểu đạt nào đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Ðiều này do:
-Mỗi hình thức biểu đạt cùng nghĩa gắn với một cách thức nhìn nhận, một thái độ

đánh giá tình cảm nhất định.
-Mỗi hình thức biểu đạt cùng nghĩa cũng lại gắn với một phạm vi nói, viết một
PCCNNN nhất định.
Khái niệm đặc điểm tu từ được rút ra từ hiện tượng biểu đạt cùng nghĩa nói
trên. Ðặc điểm tu từ là phần nội dung biểu hiện bổ sung của tín hiệu ngôn ngữ khi tồn
tại dưới hình thức biểu đạt cùng nghĩa. Phần này một mặt chỉ rõ thái độ đánh giá tình
cảm của đối tượng được nói đến, một mặt chỉ rõ chức năng phong cách của tín hiệu
ngôn ngữ.
Có thể thấy rõ điều này khi so sánh đặc điểm tu từ của các từ xưng hô trong
những câu thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Aïo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
( Việt Bắc – Tố Hữu)
2- Màu sắc phong cách:
9

Ngôn ngữ là một hệ thống gồm nhiều nguyên tắc, quy luật và ước lệ mà
những người cùng sống chung trong một cộng đồng ngôn ngữ đặt ra. Trong quá trình
hành chức, do thói quen sử dụng, mỗi đơn vị ngôn ngữ thường gắn với một hoặc vài
phạm vi giao tiếp nào đó. Chính những phạm vi được hình thành do thói quen mang
tính truyền thống này mà các phương tiện ngôn ngữ thu nhận cho mình cái dấu ấn riêng
của môi trường nói vốn quen thuộc với chúng. Dấu ấn về phạm vi sử dụng của các
phương tiện ngôn ngữ được gọi là màu sắc phong cách. Vậy màu sắc phong cách của
đơn vị ngôn ngữ là nội dung biểu hiện bổ sung chỉ rõ giá trị chức năng của đơn
vị ngôn ngữ, gợi cho ta liên tưởng đến phong cách chức năng, đến môi trường, phạm vi
mà đơn vị ngôn ngữ thường được sử dụng.
Màu sắc phong cách của các phương tiện ngôn ngữ thể hiện ở tất cả các cấp độ

như : Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Căn cứ vào sự xuất hiện tự do hay hạn chế của các đơn vị ngôn ngữ khi xuất hiện
trong các PCCNNN mà người ta chia ra làm hai loại: Ða phong cách và đơn phong
cách.
Ðơn vị ngôn ngữ nào có khả năng xuất hiện trong tất cả các phong cách được gọi
là đơn vị có màu sắc đa phong cách. Ðơn vị ngôn ngữ nào chỉ xuất hiện ở một hoặc vài
PCCNNN nhất định được gọi là đơn vị có màu sắc đơn PC.
Ví dụ: – Các từ: cha mẹ, to lớn, sông núi, cây cỏ, … có phạm vi sử dụng khá rộng
rãi, phù hợp với nhiều PCCN, nên có màu sắc đa phong cách.
– Các từ: phụ mẫu, vĩ đại, giang sơn, thảo mộc,… thường chỉ xuất hiện
trong giao tiếp mang tính nghi thức, nên có màu sắc đơn phong cách.
3- Sắc thái biểu cảm :
Trong quá trình nhận thức, con người luôn luôn bày tỏ sự đánh giá, nhận xét
của mình về các đối tượng được đề cập. Sự đánh giá nhận xét này có thể được thể hiện
bằng các phương tiện ngôn ngữ hoặc các phương tiện ngoài ngôn ngữ. Trong việc thể
hiện thái độ đánh giá tình cảm của mình bằng các phương tiện ngôn ngữ, không phải
những đơn vị ngôn ngữ nào cũng mang sắc thái biểu cảm như khái niệm này. Nếu sự
thể hiện tình cảm bằng những từ định danh tình cảm như : vui, buồn, yêu, ghét, đau đớn,
phẫn nộ,… thì nó không tạo ra sắc thái biểu cảm (expressive colouring) như khái niệm
mà ta đề cập ở đây. Sắc thái biểu cảm là nội dung biểu hiện bổ sung chỉ rõ thái độ đánh
10

giá tình cảm của người nói đối với đối tượng được đề cập, được nhận thức trong các
đơn vị ngôn ngữ.
Ví dụ:

Chiều tối

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
( Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
( Mộ – Hồ Chí Minh )
Bài thơ Chiều tối không chỉ miêu tả cảnh chiều tà nơi sơn cước với cánh chim
bay, làn mây trôi và khung cảnh lao động của con người. Sắc thái biểu cảm thể hiện ở
tấm lòng yêu thương rộng lớn luôn nâng niu trân trọng mọi sự sống trên đời, tâm hồn
lạc quan luôn hướng về tương lai và ánh sáng của chủ thể trữ tình. Và, bức tranh thiên
nhiên, đời sống không chỉ là cảnh thực mà trở thành bức tranh tâm cảnh của nhà thơ.
Ðiều này có nghĩa là những thái độ đánh giá tình cảm dương tính ( tích cực) hay âm tính
( tiêu cực) bằng các đơn vị ngôn ngữ không phải xuất hiện với tư cách nội dung cơ sở
mà với tư cách nội dung biểu hiện bổ sung của một sự biểu đạt cùng nghĩa.
4- Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Phong cách chức năng ngôn ngữ (PCCNNN) là một trong những vấn đề trung tâm và
là một phạm trù cơ bản nhất của phong cách học. PCCNNN là một dạng tồn tại của
ngôn ngữ dân tộc được định hình thành những dạng nhất định bởi quy luật lựa chọn và
sử dụng các phương tiện biểu hiện do các nhân tố ngoài ngôn ngữ chi phối và quy định
[15, 45]. Ðinh Trọng Lạc có định nghĩa như sau: …phong cách chức năng ngôn ngữ
là những khuôn mẫu ( Stereotype) trong hoạt động lời nói, hình thành từ những thói
quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực, trong việc xây
dựng các lớp văn bản ( phát ngôn ) tiêu biểu.[8,18]. Hồ Lê lại có định nghĩa khác:
Phong cách ngôn ngữ là tổng thể của tất cả những biểu hiện về phong độ, phong thái,
tính cách mang tính đặc trưng trong quá trình tiến hành các quan hệ ngôn giao và
11

trong quá trình tạo ra các đơn vị ngôn giao.[11, 448]. Dù có những cách diễn đạt khác
nhau song ta thấy, suy cho cùng, các PCCNNN đều được hình thành từ sự tổng hợp hai
nhấn tố: Nhân tố ngôn ngữ và nhân tố ngoài ngôn ngữ; trong đó chính nhân tố ngoài
ngôn ngữ là nhân tố quyết định.
4.1- Các nhân tố tạo nên phong cách chức năng ngôn ngữ :
Phong cách chức năng ngôn ngữ được tạo nên bởi hai nhân tố: nhân tố
ngôn ngữ và nhân tố ngoài ngôn ngữ.
4.1.1- Nhân tố ngôn ngữ : Bao gồm các phương tiện ngôn ngữ như: ngữ
âm, từ vựng, cú pháp. Các yếu tố này giữ vai trò là phương tiện biểu hiện, tức làm rõ
diện mạo, cụ thể hóa diện mạo của PCCNNN. Chính nhờ các phương tiện này mà chúng
ta có thể khảo sát các đặc trưng diễn đạt và đặc điểm ngôn ngữ của từng phong cách.
4.1.2- Nhân tố ngoài ngôn ngữ :
Có rất nhiều các nhân tố chi phối việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi
giao tiếp. Ví dụ như hoàn cảnh của người nói ( viết) và người đọc (nghe); hoàn cảnh xã
hội; nói điều gì cho thích hợp; nói để làm gì và nhằm mục đích gì; tổ chức nội dung và
cách thức nói năng như thế nào cho thích hợp; thời điểm giao tiếp…Nói cách khác, khi
nói năng, chúng ta phải xử lí hàng loạt các vấn đề như: Phát ngôn cho ai? Tình huống
phát ngôn như thế nào? Phát ngôn về cái gì? Phát ngôn để làm gì? Phát ngôn như thế
nào? Tuy nhiên, chúng ta thấy có ba nhân tố quan trọng nhất chi phối việc chúng ta lựa
chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp và cũng chính từ ba nhân tố này (tất nhiên
cùng cả những nhân tố có liên quan khác) đã góp phần hình thành nên các PCCNNN.
Ðó là: Ðối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp.
* Ðối tượng giao tiếp : Ðối tượng tham gia giao tiếp là nhân tố quan trọng
nhất có tác dụng quyết định đến việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp.
Mỗi người trong giao tiếp bao giờ cũng xuất hiện với một tư cách, một cương vị nhất
định mà mối quan hệ gia đình và xã hội đã quy định. Nói cho ai nghe ? Viết cho ai đọc ?
Người nghe là ai ? Tâm tư tình cảm thế nào, quan hệ với chúng ta ra sao? Trình độ học
vấn, nghề nghiệp ?… Tất cả những điều đó ta cần phải tìm hiểu, xác định rõ trước khi
nói viết. Có như thế mới đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
* Hoàn cảnh giao tiếp : Giao tiếp xã hội hiện nay thường được xuất hiện và tồn tại ở hai

dạng : giao tiếp theo nghi thức và giao tiếp không theo nghi thức. Hoàn cảnh theo nghi
12

thức là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành vi giao tiếp bằng lời nói mang tính chất
đúng đắn, nghiêm túc, hoàn chỉnh. Hoàn cảnh không theo nghi thức là hoàn cảnh xã hội
trong đó diễn ra hành vi giao tiếp mang tính chất tự nhiên, thoải mái, đôi khi tùy tiện.
Do hoàn cảnh giao tiếp khác nhau nên có những phương tiện ngôn ngữ phù hợp cho mỗi
dạng. Giao tiếp có hoàn cảnh không theo nghi thức thì việc vận dụng các phương tiện
ngôn ngữ không cần gọt giũa lắm, ít chú ý hay có ý thức hướng tới chuẩn mực, thường
tự do thoải mái trong phát âm, ít khi chuẩn bị trước. Giao tiếp thuộc hoàn cảnh theo
nghi thức thì việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có những yêu cầu và đòi hỏi
ngược lại.
* Mục đích giao tiếp: Mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được
trong hoạt động có ý thức của con người. Mọi hành vi lời nói đều hướng tới một mục
đích thực tiễn nhất định, song mặt khác, mọi hành vi lời nói đều cần phải chọn một hình
thức diễn đạt thích hợp. Cùng một nội dung, nhưng nếu xuất phát từ những mục đích
giao tiếp khác nhau như ; thông báo, trao đổi, tác động, chứïng minh, sai khiến hay
thẩm miî… sẽ dẫn đến cách dùng từ, đặt câu và phương pháp diễn đạt khác nhau.
4.2- Phong cách ngôn ngữ và lời nói cá nhân:
Trong nói năng, dù muốn hay không, mọi người đều nói, viết theo một phong cách ngôn
ngữ nhất định. Tuy nhiên, việc vận dụng đó còn tuỳ thuộc vào năng lực ngôn ngữ của
mỗi người, không phải ai cũng sử dụng phù hợp, đúng đắn, sâu sắc và tinh tế như nhau.
Lời nói cá nhân là kết quả của việc thực hiện phong cách ngôn ngữ của mỗi cá nhân ở
trong thực tế. Lời nói cá nhân vừa bao hàm cái chung, phong cách ngôn ngữ, vừa chứa
đựng cái riêng, do cá nhân sử dụng. PCCNNN là cái chung, cái trừu tượng tồn tại trong
ý thức của mỗi người, còn lời nói cá nhân là cái riêng, cái cụ thể tồn tại trong những
phát ngôn cụ thể. Mối quan hệ giữa PCCNNN và lời nói cá nhân là mối quan hệ giữa
cái chung và cái riêng, cái có tính logic và cái có tính lịch sử. PCCNNN không chỉ quy
định lời nói cá nhân mà ngược lại nó còn được lời nói cá nhân nuôi dưỡng. Mỗi biến đổi

của PCCNNN đều bắt đầu từ lời nói cá nhân. Xét cho cùng, mối quan hệ giữa PCCNNN
và lời nói cá nhân được xây dựng và xác định trên cơ sở của mối quan hệ biện chứng
giữa ngôn ngữ và lời nói.
V- CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ VÀ CHUẨN MỰC PHONG CÁCH:
1- Chuẩn mực ngôn ngữ:
13

Chuẩn mực ngôn ngữ là hệ thống các phương tiện biểu hiện tốt nhất, hợp lí
nhất và được mọi người thừa nhận, cùng sử dụng để giao tiếp với nhau trong một thời
kỳ nhất định. Chuẩn mực ngôn ngữ được thể hiện trong các phạm vi: Phát âm, chữ viết,
dùng từ và đặt câu.
Ví dụ:

* Về cách phát âm:

Chuẩn mực

Không chuẩn mực

– Hà Nam Ninh

– Hà Lam Linh

– Cá rô

– Cá gô

– Con trâu trắng nằm trong

– Con tâu tắng nằm tong bụi te.

bụi tre.
Chuẩn mực ngôn ngữ phụ thuộc vào lịch sử, nó thể hiện những quy luật lịch sử
của sự phát triển của ngôn ngữ cũng như những khuynh hướng phát triển tiêu biểu của
thời đại. Do đó, chuẩn mực ngôn ngữ là tập hợp những phương tiện ngôn ngữ phù hợp
với yêu cầu của xã hội, rút ra từ sự lựa chọn trong các yếu tố ngôn ngữ. Ðể lựa chọn tốt,
tìm những yếu tố ngôn ngữ nhằm sử dụng phù hợp tất phải có sự so sánh. Cho nên ,
chuẩn mang tính chất so sánh. Vì thế, không có biến thể, không có sự lựa chọn biến thể
thì không có sự so sánh và chuẩn. Giải quyết vấn đề biến thể là công việc của chuẩn
mực ngôn ngữ. Chức năng của chuẩn chính là sự quy định và điều chỉnh cách sử dụng
các biến thể ngôn ngữ. Chuẩn mực ngôn ngữ chỉ trả lời câu hỏi Dùng có đúng với ngôn
ngữ văn hóa hay không ?. Chuẩn mực ngôn ngữ chỉ giải quyết vấn đề nên sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ nào cho phù hợp với cái chung. Việc sử dụng ngôn ngữ như thế
nào để đạt hiệu quả cao thì chuẩn mực ngôn ngữ không bàn đến.
2- Chuẩn mực phong cách:
Chuẩn mực phong cách là toàn bộ cách chỉ dẫn thể hiện tíïnh quy luật bắt buộc ở
một thời kì nhất định của một ngôn ngữ sao cho phù hợp với phong cách của hoạt động
lời nói và với các kiểu và thể loại văn bản. Chuẩn mực phong cách gắn với phạm vi đặc
trưng của hoạt động lời nói, với một kiểu, một thể loại văn bản cụ thể. Cho nên, chuẩn
mực phong cách chỉ trả lời câu hỏi Dùng có phù hợp với ngữ cảnh hay hoàìn cảnh này
không ? .

14

Ví dụ: – Trong nói năng thân mật hàng ngày, dùng các từ như : Cây số, kí,
cân, lạng, thước… là phù hợp nhưng trong phong cách khoa học chúng ta phải dùng:
Kilomet, kilogam, mét,…
Chuẩn mực phong cách không thủ tiêu mà lợi dụng các biến thể, quy định phạm vi sử

dụng cho từng biến thể để tận dụng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ nhằm đáp ứng các
yêu cầu diễn đạt ngày càng đa dạng, phức tạp, tinh tế của trí tuệ và tình cảm của con
người.
VI- CÁC DẠNG CỦA LỜI NÓI:
1- Phong cách chức năng ngôn ngữ và dạng của lời nói :
Các PCCNNN được phân biệt trên cơ sở các nhân tố ngoài ngôn ngữ (Ðối tượng,
hoàn cảnh, mục đích giao tiếp ) tức là trên cơ sở của sự lựa chọn có mục đích của những
phương tiện ngôn ngữ thích hợp nhất với những điều kiện giao tiếp nhất định.
Các dạng của lời nói ( dạng nói và dạng viết ) được phân biệt bởi chính những
phương tiện vật chất của giao tiếp ( ngữ âm hay chữ viết ) và bởi chính những điều kiện
của hoạt động lời nói .
PCCNNN và dạng của lời nói là những khái niệm khác nhau nhưng gắn bó chặt
chẽ với nhau, đan chéo vào nhau. Ngày nay, dạng nói và dạng viết đều có thể tồn tại
trong tất cả các phong cách chức năng ngôn ngữ. Tuy nhiên ở những phong cách khác
nhau sự thể hiện giữa hai dạng này không đồng đều. Ví dụ, trong phong cách khẩu ngữ,
dạng nói là chủ yếu nhưng ở phong cách hành chính, dạng viết lại chiếm ưu thế.
2- Sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết về phương diện vật chất:
2.1- Dạng nói dùng âm thanh, ngữ điệu làm phương tiện biểu hiện. Trong
dạng này, sự thay đổi về ý nghĩa và về cảm xúc phụ thuộc nhiều vào ngữ điệu. Ngữ điệu
thường đi liền với vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu của người nói nên tính chất gợi cảm lại
càng tăng. Chính ngữ điệu làm cho từ ngữ có sắc thái đa dạng, có khi đối lập hẳn nhau
về nghĩa.
Ðiều cần chú ý, trong cùng dạng nói, nhưng dạng nói ở mỗi phong cách chức
năng ngôn ngữ lại khác nhau, có sự thể hiện không giống nhau.
2.2- Dạng viết dùng kí tự làm phương tiện biểu hiện. Ở dạng này, sự thể hiện của
ngữ điệu không cụ thể. Ðiều cần chú ý, mọi hình thức nói đều có thể cố định hoá bằng

15

chữ viết và mọi văn bản viết đều có thể chuyển sang dạng nói. Khi ở dạng nào, chúng sẽ
bị chi phối bởi phương tiện biểu hiện ngôn ngữ.
3- Sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết về điều kiện của hoạt động giao tiếp:
Dạng nói hướng vào sự tri giác và sự phản ứng không chậm trễ của cá nhân. Dạng viết
không hướng vào sự tri giác và sự phản ứng như vậy. Dạng nói thường xuyên sử
dụng những phương tiện đi kèm ngôn ngữ: nét mặt, cử chỉ, dáng điệu. Dạng viết không
có khả năng sử dụng những phương tiện đi kèm ngôn ngữ này. Dạng nói đòi hỏi phát
ngôn phải được tri giác nhanh chóng vì dạng nói dùng ngữ âm làm phương tiện biểu
hiện, mà đặc điểm của nó là lời nói gió bay cần phải nghe hiểu kịp thời. Còn dạng viết
thì có đặc điểm là dùng văn tự làm phương tiện biểu hiện, cho nên để hiểu một văn bản
ta có thể đọc đi, đọc lại nhiều lần.
4- Sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết về đặc điểm ngôn ngữ :
Ðặc điểm ngôn ngữ nổi bật của dạng nói là yếu tố dư và hình thức tỉnh lược. Yếu tố dư
do giao tiếp ở dạng nói thường liên tục, khẩn trương, để cho người nghe kịp theo dõi,
kịp tiếp thu, người ta thường lặp đi lặp lại một phương tiện ngôn ngữ nào đó. Hình thức
tỉnh lược thường được sử dụng để khỏi mất thời gian và do có sự hiện diện của hoàn
cảnh và đối tượng giao tiếp.
Ðặc điểm ngôn ngữ nổi bật của dạng viết là từ ngữ chính xác, kết cấu ngữ pháp,
ngữ nghĩa chặt chẽ, hoàn chỉnh.
VII- PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỰ BIỂU ĐẠT CỦA PHONG CÁCH
HỌC:
Phương pháp phân tích thích hợp để chỉ ra tính có hiệu lực, tức mức độ hiệu lực của
sự biểu đạt là liên hội- so sánh giữa sự biểu đạt đã được lựa chọn với những sự biểu đạt
cùng nghĩa không được tuyển chọn.
Trình tự phân tích như sau:
– Xác định nội dung cơ sở của sự biểu đạt.
– Tìm các sự kiện biểu đạt cùng nghĩa, liên hội, so sánh với sự biểu đạt đã
được lựa chọn để rút ra nét khác biệt, cái riêng của sự biểu đạt được lựa chọn.
– Kết luận về mức độ hiệu lực của sự biểu đạt.

16

Trình tự thứ nhất để phân tích sự biểu đạt của phong cách học có thể lược bỏ nếu
nội dung cơ sở quá rõ ràng. Mục đích của trình tự thứ hai là rút ra được đặc điểm tu từ
của hình thức biểu đạt cùng nghĩa được lựa chọn.
Phương pháp liên hội- so sánh nói trên đòi hỏi người sử dụng phải có một vốn
tổng hợp, ngoài phong cách học, nhưng thiếu nó không thể thực hiện được:
– Sự nhạy cảm đối với ngôn ngữ;
– Vốn ngôn ngữ;
– Vốn văn hóa, kinh nghiệm và vốn sống cần thiết.
—***–Bài tập thực hành:
1- Có ba quan điểm khác nhau về đối tượng của phong cách học:
– Quan điểm coi đối tượng là yếu tố biểu cảm của ngôn ngữ ;
– Quan điểm coi đối tượng là các phong cách chức năng ngôn ngữ;
– Quan điểm coi đối tượng là quy luật lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ.
Quan điểm nào là hợp lí hơn cả? Hãy chứng minh.
2- Phân tích đặc điểm tu từ của bài thơ sau :
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu
( Tấm ảnh -Tố Hữu )
3-Hãy chứng minh trong giao tiếp, các nhân tố ngoài ngôn ngữ chi phối việc
lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ.
4- Thế nào là chuẩn mực ngôn ngữ ? Thế nào là chuẩn mực phong cách? Cho
ví dụ.
5- Vận dụng phương pháp phân tích sự biểu đạt của phong cách học để phân tích ba bài
ca dao sau :
a- Anh nói ( thì ) em cũng nghe anh

( Nhưng ) bát cơm đã trót chan canh mất rồi
17

Nuốt vào đắng lắm anh ơi !
Nhổ ra thì để tội trời ai mang ?
b- Tưởng nước giếng sâu, nối sợi dây dài
Ai ngờ nước giếng cạn, tiếc hoài sợi dây .
c- Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu?
6- Trong bản thảo Di chúc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
… Năm nay tôi vừa tròn 79 tuổi, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây.
Ðiều đó cũng bình thường thôi… Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này phòng khi tôi phải đi
gặp cụ Các Mác, cụ Lê nin và các vị cách mạng tiền bối khác.
Trong bản Di chúc chính thức, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay các từ: bình thường,
phải bằng các từ: không có gì là lạ, sẽ. Sự thay đổi trên có tạo nên một nội dung biểu
đạt mới? Hãy lí giải.

18

Chương II:
CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
I- VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI
1- Ý nghĩa:
Ðứng về mặt ngôn ngữ học thì việc phân loại và miêu tả các phong cách chức
năng ngôn ngữ tiếng Việt là yêu cầu lí thuyết đặt ra cho bất kì ngôn ngữ nào đã và đang
ở thời kì phát triển. Trong giao tiếp, phong cách chức năng ngôn ngữ luôn giữ vai trò
môi giới. Tất cả những nét phong phú và sâu sắc, thâm thuý và tinh tế, tất cả những khả
năng biến hoá của tiếng Việt đều thể hiện trong phong cách và qua phong cách. Tất cả

những vấn đề quan trọng như Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Chuẩn hoá
ngôn ngữ,phát triển và nâng cao tiếng Việt văn hoá… đều phải được giải quyết trong
sự gắn bó mật thiết với phong cách. Mọi sự non kém, thiếu sót về ngôn ngữ đều sẽ bộc
lộ khi sử dụng các phong cách chức năng ngôn ngữ.
Ðối với nhà trường, sự phân loại và miêu tả các PC sẽ tạo ra những cơ sở khoa
học về tiếng Việt để biên soạn những tài liệu học tập, giảng dạy hoàn chỉnh về tiếng
Việt. Sự phân loại và miêu tả các phong cách có ý nghĩa về nhiều mặt: ý nghĩa xã hội, ý
nghĩa lí luận và ý nghĩa sư phạm.
2- Các cách phân loại PCNN:
Việc phân loại các phong cách chức năng là một vấn đề đã được đặt ra từ thời Mĩ
từ pháp cổ đại với lược đồ bánh xe phong cách của Virgile. Riêng ở Việt Nam vấn đề
19

này chỉ mới thực sự quan tâm từ khi có các giáo trình về phong cách học. Cụ thể là
trong quyển Giáo trình Việt ngữ tập III của Ðinh Trọng Lạc xuất bản năm 1964. Từ đó
đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại các PCCNTV. Và, thực
tế vấn đề này vẫn chưa có tiếng nói chung cả về số lượng các phong cách và cả về thuật
ngữ.. Có thể khảo sát hai quan điểm về cách phân loại qua hai bộ giáo trình Phong cách
học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của giáo sư Cù Ðình Tú và Phong cách học tiếng Việt
của giáo sư Ðinh Trọng Lạc (chủ biên ) và Nguyễn Thái Hoà.
1-GS Cù Ðình Tú phân loại dựa trên sự đối lập giữa PC khẩu ngữ tự nhiên và PC
ngôn ngữ gọt giũa. Sau đó, trên cơ sở chức năng giao tiếp của xã hội mà chia tiếp PC
ngôn ngữ gọt giũa thành : PC khoa học, PC chính luận, PC hành chính. PC ngôn ngữ
văn chương được khảo sát riêng không nằm trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Sơ đồ
phong cách tiếng Việt được biểu hiện như sau :
Tiếng Việt toàn dân
Phong cách khẩu ngữ tự Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
nhiên
Phong Phong Phong Phong cách

cách

cách

cách

ngôn

khoa

chính

hành

văn

ngữ

học
luận
chính chương
2- GS Ðinh Trọng Lạc phân loại phong cách chức năng tiếng Việt ra làm 5 loại : PC
Hành chính- công vụ, PC khoa học- kỹ thuật, PC báo chí- công luận, PC chính luận và
PC sinh hoạt hàng ngày. Theo giáo sư, lời nói nghệ thuật không tạo ra phong cách chức
năng riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của ngôn ngữ.
So sánh hai cách phân loại trên chúng ta thấy: Cách thứ nhất phân loại còn thiếu
một phong cách CNNN đang tồn tại thực tế hiện nay trong tiếng Việt, đó là PC thông
tấn ( Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ thông tấn thay cho thuật ngữ báo chí ). Cách thứ
hai lại không có PC ngôn ngữ văn chương trong hệ thống PCCNNN tiếng Việt. Ðiều
này không đảm bảo tính hệ thống của PCCNNN tiếng Việt và mâu thuẫn về khái niệm

phong cách đã được đề cập ở phần phân loại của tác giả. Giáo trình này phân loại các
PCCNNN tiếng Việt ra làm 6 loại. Ðó là : PC khẩu ngữ, PC khoa học, PC thông tấn, PC
chính luận, PC hành chính và PC văn chương.
20

II- MIÊU TẢ CÁC PCCN NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
1- Phong cách khẩu ngữ:
a- Khái niệm:
Phong cách KN là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày,
thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư
cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,
hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành,…
PCKN có các dạng thể hiện như : chuyện trò, nhật kí, thư từ. Trong đó chuyện
trò thuộc hình thức hội thoại, nhật kí thuộc hình thức văn bản tự thoại và thư từ
thuộc hình thức văn bản cách thoại. Tuy nhiên, có thể thấy ở phong cách này, dạng nói
là dạng giao tiếp chủ yếu. Ở dạng này tất cả những nét riêng trong sự thể hiện như: đặc
trưng, đặc điểm ngôn ngữ được bộc lộ rõ và hết sức tiêu biểu. Có điều cần phải chú ý là
không phải dạng nói nào cũng thuộc PCKN. Chỉ có những lời nói ( chuyện trò) trong
giao tiếp mang tính không nghi thức mới thuộc PCKN. Ở PC này người ta còn chia làm
hai dạng: PCKN văn hoá và PCKN thông tục. Ở mỗi dạng này lại có sự thể hiện riêng
cả về đặc trưng cũng như về đặc điểm ngôn ngữ. Do đó, mỗi PCCNNN không phải là
một khuôn mẫu khô cứng.
b- Chức năng và đặc trưng:
1- Chức năng : PCKN có các chức năng : trao đổi tư tưởng tình cảm và chức
năng tạo tiếp. Những vấn đề mà PCKN đề cập không chỉ là những vấn đề cụ thể, đơn
giản trong đời sống tình cảm, sinh hoạt hàng ngày mà còn là những vấn đề trừu tượng,
phức tạp như chính trị xã hội, khoa học, nghệ thuật, triết học,…
2- Ðặc trưng: PCKN có 3 đặc trưng :
2.1- Tính cá thể: Ðặc trưng này thể hiện ở chỗ khi giao tiếp, người nói bao giờ

cũng thể hiện vẻ riêng về thói quen ngôn ngữ của mình khi trao đổi, chuyện trò, tâm sự
với người khác. Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng
nhưng ở mọi người có sự vận dụng và thể hiện không giống nhau do nhiều nguyên nhân
như: nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, tâm lí, tính cách, trình độ học vấn, văn hoá… Ðặc
trưng này khiến cho sự thể hiện của phong cách KN cực kì phong phú, phức tạp, đa
dạng.

21

2.2- Tính cụ thể: Ở PCKN, những cách nói trừu tượng, chung chung tỏ ra không
thích hợp. Ðiều này do giao tiếp ở đây thường là giao tiếp hội thoại, sự tiếp nhận và
phản hồi thông tin, tình cảm cần phải tức thời và ngắn gọn. Ðặc trưng này đã giúp cho
sự giao tiếp trong sinh hoaüt hàng ngày trở nên nhanh chóng, dễ dàng, ngay trong
trường hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu tượng. Ví dụ:
Tôi cười nhạt:
– Nghe anh nói, tôi nản quá. Như vậy cuộc kháng chiến của ta có lẽ đến hỏng
à?

Anh chộp lấy câu của tôi, nhanh như một con mèo vồ con chuột:
– Âúy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì

tôi tin vào Ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng
chiến hiện nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một
nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ
cho Ông Cụ lắm. Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái đệ tứ
cường quốc là Ðại Pháp mà cũng chỉ có đến thằng Ðờ Gôn.
Tôi nhắc đến tên mấy nhân vật kháng chiến cũ của Pháp, còn đáng tiêu biểu
bằng mấy Ðờ Gôn. Anh lắc đầu:
– Bằng thế nào được Hồ Chí Minh!

Và anh tiếp:
– Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi
đi nữa, Ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường. Những cú như cú Hiệp
định sơ bộ mồng 6 tháng 3 thì đến chính thằng Mĩ cũng phải lắc đầu: nó cho rằng
không thể nào bịp Ông Già nổi. Thằng Pháp thì nghĩa lí gì? Bệt lắm rồi. Không có
thằng Mĩ xui thì làm gì Pháp dám trở mặt phản Hiệp định mồng 6 tháng 3? Mình cho
nó như vậy là đã phúc đời nhà nó rồi. Ðáng lẽ nó phải làm chằng chằng lấy chứ? (Nam
Cao)
2.3- Tính cảm xúc: Ðặc trưng này gắn chặt với tính cụ thể. Khi giao tiếp ở
phong cách KN người ta luôn luôn bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của mình đối với
đối tượng được nói đến. Những cách diễn đạt đầy màu sắc tình cảm đã nảy sinh trực
tiếp từ những tình huống cụ thể trong thực tế đời sống muôn màu muôn vẻ. Chính thái
độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người

22

nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích, ý
nghĩa của lời nói.
Ví dụ: Anh Mịch nhăn nhó nói:
– Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị,
kẻo ông ấy đánh chết.
Ông Lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
– Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
– Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi, thì ông Nghị ghét
con, cả nhà con khổ.
– Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?
– Ðối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì
là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói.
– Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép

tao làm. Ðứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù. ( Nguyễn Công Hoan)
c- Ðặc điểm ngôn ngữ:
1- Ngữ âm :
Khi nói năng ở PC này người ta không có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm
mà nói năng thoải mái, không những trong phát âm mà cả trong điệu bộ cử chỉ. Chính vì
đặc điểm này mà chúng ta thấy PCKN là PC tồn tại rất nhiều những biến thể ngữ âm.
Ngữ điệu trong PCKN mang dấu ấn riêng của cá nhân, có tính chất tự nhiên, tự
phát. Trong một số trường hợp, ngữ điệu là nội dung thông báo chính chứ không phải là
lời nói.
2- Từ ngữ:
– Ðặc điểm nổi bật nhất của PC này là thường dùng những từ mang tính cụ thể,
giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm.
– Khi gọi tên hàng ngày, người ta không thích dùng tên khai sinh vì cách gọi này
thường kém cụ thể, ít gợi cảm. Người ta tìm những cách đặt tên khác có khả năng gợi ra
hình ảnh, đặc điểm cụ thể riêng biệt thường có ở một cá nhân.
– Những từ biểu thị các nhu cầu vật chất và tinh thần thông thường ( như ăn, ở, đi
lại, học hành, thể dục thể thao, chữa bệnh, mua bán, giao thiệp, vui chơi, giải trí, sinh
hoạt trong gia đình, trong làng xóm…) chiếm tỉ lệ lớn, có tần suất cao.
23

* Một số hiện tượng nổi bật:
+ Có một lớp từ chuyên dùng cho PCKN mà ít dùng ở các PC khác. Ví dụ: Hết
xảy, hết ý, số dách, bỏ bố, bỏ mẹ, cút, chuồn… Những tiếng tục, tiếng lóng cũng chỉ
dùng ở PC này.
+ Sử dụng nhiều từ láy và đặc biệt là láy tư. Ví dụ như: đỏng đa đỏng đảnh, nhí
nha nhí nhảnh, tầm bậy tầm bạ, lí la lí lắt… Có khi sử dụng kiểu láy chen như:
-Làm ăn như tao thật là đáng chết, khách đến thì ít mà khứa đến thì nhiều.
+ Hay dùng cách nói tắt. Ví dụ : Nhân khẩu ( khẩu; chán nản ( nản; bi quanàbi.
+ Sử dụng những kết hợp không có quy tắc. Ví dụ: Ðẹp ( đẹp mê hồn, đẹp mê li

rụng rốn, đẹp tàn canh giá lạnh, đẹp ve kêu, đẹp bá chấy…
+ Thường dùng những từ tượng thanh, tượng hình.
+ Thường dùng cách nói ví von, so sánh, chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ.
3- Cú pháp:
– Trong tổng số những cấu trúc cú pháp được sử dụng ở PC này, câu đơn
chiếm tỉ lệ lớn và có tần suất cao. Ðặc biệt, câu gọi tên ( như: câu cảm thán, câu chào
hỏi, ứng xử…) được sử dụng nhiều.
– Ðặc điểm nổi bật ở PC này là tồn tại hai xu hướng trái ngược nhau. Một mặt,
khẩu ngữ dùng kết cấu tỉnh lược, có khi tỉnh lược đến mức tối đa nói bằng sự để trống
hoàn toàn, mặt khác, dùng các kết cấu cú pháp có xen những yếu tố dư, lặp lại, có khi
dư thừa một cách dài dòng lủng củng.
Ðây là một ví dụ về cách nói có xen nhiều yếu tố dư:
Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với
ông Lí:
– Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám
đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con
đi xem đá bóng vội.
– Ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!
– Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà con ốm
yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt sau.
– Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không
đi, thì người ta đá bóng cho chó nó xem à? ( Nguyễn Công Hoan)
24

d- Diễn đạt:
Do được dùng trong sinh hoạt hàng ngày nên PCKN có tính tự do, tuỳ tiện và phụ
thuộc rất nhiều vào tâm lí, cảm hứng của người trong cuộc. Ðiều này dẫn đến tình trạng
đề tài, đối tượng được đề cập trong PCKN ít khi tập trung, đứt đoạn, ý nọ xọ ý kia,
thiếu tính liên tục. Ví dụ:

Hoàng:- Lần thi này mày có dùng phao không?
Minh:- Không. Giám thị coi ngặt quá. Có lẽ thi lại.
Thành:- Thế mà vẫn có đứa phao được đấy. Nó giả vờ đau bụng ra ngoài.
Hoàng:- Cứ phải học chắc thì vẫn hơn. À, chiều nay ta đi bách hoá cái nhỉ.
Thành:- Làm gì?
Hoàng:- Mua miếng vải may quần.
Minh:- Mua vải làm gì? Mua quần may sẵn có hơn không? Chiều vào Hà Ðông
đi.
Chấn:- Hà Ðông dạo này đang làm lại cái cầu to lắm.
Thành:- Thị xã này bây giờ rất đẹp. Hai bờ sông đã kè đá cả rồi. Như sông Nhêva
ấy.
Minh:- Mày đi Nga rồi à?
Thành:- Không. Nghe người ta nói thế.
Hoàng:- Tao đã uống cà phê ở quán Hương Giang một lần. Cạnh bờ sông, mát
lắm.
Minh:- Chẳng bằng quán Anh Chi ở Hồ Tây.
Chấn:- Mai lớp mình có phụ đạo triết học không?
Hoàng:- Hình như vào buổi chiều. Triết học loằng ngoằng quá, 76 câu hỏi.
Thành:- Cô giáo không hạn chế thì toi… [4, 90, 91]
2- Phong cách khoa học:
a- Khái niệm:
PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến
khoa học. Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
Khác với PCKN, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa
học ( ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).

25