Dinh dưỡng khoáng cây trồng, phân loại và vai trò.

Dinh dưỡng khoáng cây trồng cần cho sự sinh trưởng và phát triển toàn diện. Cần nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng của chúng để bổ sung đúng và đủ để bà con nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Khi biết được cây cần gì thì không khó để bổ sung và hoàn thiện nguồn dưỡng chất này.

Các yếu tố dinh dưỡng khoáng cây trồng không thể thiếu

Nhóm đa lượng: Đây là nhóm các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K).

Nhóm trung lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê(Mg).

Nhóm vi lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít, bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypđen (Mo), Clo (Cl).

dinh-duong-khoang-cay-trong-kimnong

Nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây trồng:

1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây.
– Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: Hòa tan và không hòa tan
– Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan.
2. Phân bón cho cây trồng.
– Bón phân không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ:
+ Gây độc cho cây.
+ Ô nhiễm nông sản.
+ Ô nhiễm môi trường đất, nước…
– Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp. Bón không cân đối dẫn đến thua-dinh-duong hoặc thieu-dinh-duong-tren-cay-trong

dinh-duong-khoang-cay-trong

Vai trò của dinh dưỡng khoáng mà cây trồng cần thiết

Tác động của khoáng đa lượng với cây trồng

Vai trò của Đạm. Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất.

Vai trò của Lân. Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng. Tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã.Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều.Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại, …

Vai trò của Kali. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không thuận lợi từ bên ngoài. Làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quản.

dinh duong cay trong

Tác động của khoáng trung lượng với cây trồng

Vai trò của Canxi. Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây. Canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì của đất. Tham khảo chi tiết thêm về tac-dung-cua-phan-canxi/

Vai trò của Magie: Nó là thành phần cấu
tạo chất diệp lục nên giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng
hợp chất gluxit trong cây. Magiê tham gia trong thành phần của nhiều loại men,
đặc biệt các men chuyển hóa năng lượng, đồng hóa lân, tổng hợp protein và lipit.

Vai trò của Lưu huỳnh: Lưu huỳnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo thành các chất tinh dầu và tạo mùi vị cho các cây hành, tỏi, mù tạt. Nó còn là chất cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình thành thục và chín của quả và hạt.

Tác động của dinh dưỡng vi lượng với cây trồng

Vai trò của Mangan: Mangan là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây. Hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng và có vai trò trực tiếp trong quang hợp. Tăng cường sự chín, sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân,Canxi.

Vai trò của Sắt: Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt động như là một chất mang Oxy. Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp.

Vai trò của Đồng: Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng.

vai tro cua khoang vi luong

Vai trò của Kẽm. Nó thường là một nguyên tố hạn chế năng suất cây trồng. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon.

Vai trò của Bo. Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn. Cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.

Vai trò của Molypden. Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này khử Nitrat thành Ammonium trong cây. Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây.

Vai trò của Clo. Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Tham gia vào quá trình vận chuyển một số cation như Canxi, Magie, Kali ở trong cây. Điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát sự thoát hơi nước.

vai tro cua dinh duong khoang

Kết luận:

Việc hiểu rõ tác dụng của các yếu tố dinh dưỡng khoáng sẽ giúp chúng ta phần nào có cơ sở để điều chỉnh
thích hợp chế độ dinh dưỡng cho cây trồng
một cách hợp lý, giúp cây phát triển tốt nhất