Thần Thoại Hy Lạp – Chương 27: Nữ thần Aphrodite
Nữ thần APHRODITE sinh ra trên biển.
Thần Cronos trong khi thực hiện mưu đồ lật đổ vua cha Ouranos đã dùng lưỡi
hái chém chết Ouranos. Máu của Ouranos từ trời cao nhỏ xuống vùng biển
Chypre hòa tan vào những con sóng bạc đầu. Và từ một đám bọt sóng trong
như ngọc trắng như ngà ấp ủ được tinh khí của trời biển giao hòa đã nảy
sinh ra nữ thần Aphrodite. Aphrodite ra đời từ một đám bọt của một con
sóng trên mặt biển. Nàng hiện ra trên mặt biển trong nhịp ru lâng lâng
của sóng và tiếng ca dìu dặt của gió biển Nam. Biết diễn tả thế nào cho
đúng, cho hết được vẻ đẹp của Aphrodite, vị nữ thần Sắc đẹp. Chỉ có thể
nói đó là vẻ đẹp bao la, lồng lộng của bầu trời xanh, là ánh sáng trong
trẻo, ngời ngợi tràn lên những áng mây trắng muốt đang lững thững êm
trôi, là vẻ đẹp mênh mông căng đầy. Tóm lại, đó là vẻ đẹp bao la, bát
ngát, vô tư bình thản của Trời và Biển, vẻ đẹp của Tự nhiên đang sinh
thành, đang sống, đang dạt dào sức sống và luôn luôn khát khao được
sống.
Aphrodite ra đời. Nàng từ đám bọt bể hiện lên hiện lên dần, tươi tắn, ngời ngợi như một đóa hoa xòe nở. Sóng và gió dịu hiền đưa
nàng tới hòn đảo Chypre. Các nữ thần Heures-Thời gian đã chờ sẵn để đón
nàng. Họ mặc cho nàng một tấm áo vàng rượi mịn như da trời, mỏng như mây trắng. Họ đội cho nàng một vòng hoa thơm ngát lên đầu và đưa nàng lên
cung điện Olympe. Các vị thần đều rất vui mừng và sung sướng được đón
nhận vào thế giới vĩnh hằng của mình một nữ thần có sắc đẹp tuyệt diệu
và tươi trẻ như thế.
Người xưa kể lại, mỗi khi xuống trần, nữ
thần Aphrodite, với dáng người thanh tao, với khuôn mặt diễm lệ và dáng
đi khoan thai, duyên dáng đã làm cho trời đất tưng bừng, rạng rỡ hẳn lên như đổi sắc thay da. Mái tóc vàng óng ả búi cao để lộ chiếc cổ cao cao, đầy đặn, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Mỗi bước đi của nàng tới đâu là
làm cho mặt đất ở đó nở ra muôn hồng nghìn tía. Các nữ thần Duyên
sắc-Charites và các nữ thần Heures-Thời gian luôn luôn đi theo bên nàng
để chăm sóc đến trang phục và sắc đẹp của nàng. Chim chóc từng đàn bay
lượn trên đầu nàng ríu ra ríu rít, nô đùa, vờn lướt trước mặt nàng, bên
vai nàng. Bướm dập dờn tung tăng quanh quẩn theo những bước đi của nàng. Những loài thú dữ như hổ, báo, gấu, sói… lặng lẽ đến ngồi bên đường
đi của nàng như muốn chiêm ngưỡng sắc đẹp diệu kỳ của một vị nữ thần đẹp có một không hai của thế giới thần thánh. Sau đó, chúng lặng lẽ bước đi nối gót theo nàng.
Cả thế giới thần thánh và loài người đều phải khuất phục trước quyền lực của Aphrodite vì thần thánh và loài người
chẳng thể sống mà không có tình yêu, chẳng thể sống mà không rung động
trước sắc đẹp, nhắm mắt trước cái đẹp, và hơn nữa lại chẳng thể yêu cái
xấu, cái dị dạng, dị hình. Tuy thế cũng có một, hai vị thần bất tuân
theo quyền lực của Aphrodite. Nữ thần Athéna chẳng yêu đương cũng chẳng
chồng con. Các nữ thần Hestia, Artémis cũng vậy. Còn các nam thần? Có lẽ không vị nào dám hiên ngang đương đầu, đối chọi lại với quyền lực của
Aphrodite. Quyền lực của Aphrodite biểu hiện ở chiếc thắt lưng của nàng. Đây là một chiếc thắt lưng huyền diệu. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu trở thành người yêu của mình. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu vốn kiêu kỳ hoặc lạnh
nhạt, đã từng làm cho mình đêm năm canh, ngày sáu khắc thao thức, trằn
trọc tơ tưởng, tưởng tơ thì bỗng chốc trở thành người yêu của mình,
người yêu của mình đích thực, yêu mình say đắm, đam mê. Nữ thần
Aphrodite đã cho chàng Paris mượn chiếc thắt lưng này, nhờ đó Paris đã
chinh phục được nàng Hélène, vợ của Ménélas ở vương triều Sparte trên
đất Hy Lạp. Vì lẽ đó mà người Hy Lạp phải kéo quân sang đánh thành Troie để giành lại nàng Hélène.
Aphrodite có nhiều cuộc tình duyên với thần thánh và, hơn nữa, cả với người trần. Chồng nàng là Héphaïstos, vị thần Thợ rèn Chân thọt. Nhưng nàng chẳng chung thủy với chồng mà lại đi lăng nhăng với thần Chiến tranh-Arès. Có lần đã bị Héphaïstos chăng
lưới sắt chụp xuống bắt quả tang, gây ra một vụ phiền hà trong thế giới
thần linh. Rồi Aphrodite lấy Arès. Đôi vợ chồng này sinh được năm con:
một gái là thần Hài hòa Harmonie; và bốn trai là Éros, Antéros, Déimos
và Phobos. Và còn mối tình với Dionysos, với Hermès, với một người trần
thế Anchise. Như vậy, Aphrodite là vị nữ thần của tình yêu say đắm, tình yêu dục vọng thường làm cho con người ta mất tỉnh táo đến nỗi nhiều khi xảy ra điều tiếng. Vì thế người Hy Lạp xưa kia, những nhà triết học thế kỷ V-IV TCN, phân chia ra hai loại nữ thần Aphrodite. Một là Aphrodite
Pandémos tượng trưng cho tình yêu của những cảm xúc cao thượng, tình yêu có tâm hồn, có lý tưởng. Người ta lại thêm cho Aphrodite một định ngữ:
Anadyomène, Aphrodite Anadyomène nghĩa là Aphrodite từ biển sinh ra.
Trước khi được gia nhập vào thế giới Olympe, Aphrodite là vị nữ thần của sự phì nhiêu. Những loại quả có nhiều hạt tượng trưng cho sự phát
triển, sự phong phú như quả lựu, quả anh đào, quả táo thường được dâng
cúng cho Aphrodite. Người ta cũng đã từng tôn thờ Aphrodite như là một
nữ thần Biển, người bảo hộ cho sự giao lưu trên mặt biển được thuận buồm xuôi gió, vạn sự bình an. Tàn dư của tôtem giáo trong việc thờ cúng
Aphrodite còn ở lễ hiến tế các con vật mắn đẻ như chim sẻ, thỏ, bồ câu.
Quê hương của Aphrodite ở đảo Chypre vì thế đảo Chypre là một trong
những trung tâm thờ cúng nữ thần Aphrodite với những nghi lễ trọng thể
nhất. Trên bán đảo Hy Lạp cũng có nhiều nơi thờ cúng nữ thần Aphrodite
như Delphes, Corinthe. Xưa kia những thiếu nữ Hy Lạp đi dự lễ cưới
thường dâng cúng cho nữ thần Aphrodite những chiếc thắt lưng do chính
bàn tay mình dệt ra dường như muốn được nữ thần ban cho quyền lực mầu
nhiệm ở chiếc thắt lưng của nữ thần, để mình đạt được những ước mơ trong con đường tình duyên, hạnh phúc đôi lứa. Trong văn học thế giới điển
tích-thành ngữ Chiếc thắt lưng của Aphrodite hoặc Vénus ám chỉ một vật,
một chuyện, một sự việc nào đó có khả năng làm say mê con người, chinh
phục tình cảm của con người. Trong tập tục tôn giáo, nghi lễ thờ cúng nữ thần Aphrodite xưa kia có tục lệ những thiếu nữ xinh đẹp nhất phải hiến thân cho những người đàn ông để chứng tỏ quyền uy của nữ thần
Aphrodite, để những người thiếu nữ được hưởng quyền sử dụng trinh tiết
của mình. Nghi lễ tôn giáo nhục cảm này diễn ra trong đền thờ nữ thần
Aphrodite mang tính chất thiêng liêng, cao cả. Những người đàn ông được
dự cuộc “hành lễ” này phải nộp một khoản tiền để bỏ vào quỹ của đền thờ. Engels coi đó là hình thức mãi dâm đầu tiên trong lịch sử119. Không
phải chỉ riêng ở Hy Lạp chúng ta mới thấy có tập tục này. Những người
Babylone, những người Armenia cổ xưa cũng đều có những tập tục nghi lễ
tôn giáo nhục cảm như vậy.
Đối với người Hy Lạp xưa kia,
Aphrodite là vị nữ thần thể hiện vẻ đẹp nhục cảm của người phụ nữ, một
vẻ đẹp hấp dẫn nhất trong mọi vẻ đẹp của thế gian. Khác hẳn với vẻ đẹp
“liễu yếu đào tơ”, “yểu điệu thục nữ” mềm yếu, thướt tha, ẩn giấu, kín
đáo của phương Đông, châu Á chúng ta, vẻ đẹp của Aphrodite là vẻ đẹp phô diễn, biểu hiện sự mềm mại uyển chuyển của đường nét, sự đầy đặn, nở
nang, khỏe khoắn, cân đối của thân hình, Aphrodite là vị nữ thần của
thiên hướng tình dục-thẩm mỹ của con người. Những bức tượng Aphrodite
của thời cổ đại thường được các nghệ sĩ thể hiện khỏa thân hay nửa khỏa
thân diễn tả vẻ đẹp lý tưởng về người phụ nữ, qua đó dẫn đến, gợi đến
một ý niệm về sự trong sáng, thanh cao, hài hòa, hoàn thiện. Và thật lạ
lùng, những bức tượng thần đó chẳng có gì là thần thánh, thoát tục, siêu nhiên cả. Vì lẽ đó cho nên ngày nay ở châu Âu người ta thường gọi những bức tranh, bức tượng phụ nữ khỏa thân là Vénus.
Aphrodite ban phúc cho Pygmalion
Ở đảo Chypre có một vị vua đồng thời lại là một nhà điêu khắc đại tài tên gọi là Pygmalion. Không rõ trong đời riêng có gặp chuyện gì bất hạnh mà Pygmalion, theo những người chung quanh nhận xét, lại nuôi giữ một mối
ác cảm với phụ nữ nói chung, không phân biệt kẻ hay, người dở, vì thế mà quyết định sống độc thân suốt đời. Pygmalion quả thật chẳng hề bận tâm
suy tính đến những chuyện mà người đời thường cho là đại sự: tình yêu,
hôn nhân và gia đình. Đối với chàng hình như những chuyện đó, tình yêu
đối với một người đàn bà, rồi cưới xin và cuộc sống gia đình chẳng thể
đem lại hạnh phúc cho chàng mà có thể phá hoại mất tình yêu của chàng
đối với nghệ thuật điêu khắc. Chàng thường nghĩ chỉ cần yêu nghệ thuật
cũng đủ rồi. Tình yêu đó thật cao thượng đẹp đẽ, thật lớn lao và phong
phú. Nó cũng đem lại sự say mê đắm đuối, nhớ nhung, khắc khoải, thao
thức, sướng vui chẳng khác chi tình yêu đối với một người phụ nữ. Và,
cũng theo chàng nghĩ, nó cũng đem lại cho chàng những phút dằn vặt, khổ
đau, bực bội, quằn quại, day dứt trong lòng. Nhưng kỳ lạ sao, chàng lại
tìm thấy ở đó một hạnh phúc lớn lao, một niềm tin trong sáng vào cuộc
đời và con người, một khát vọng được sống say mê, sôi nổi hơn nữa, được
suy nghĩ, được khổ đau vì nghệ thuật hơn nữa. Còn phụ nữ, chàng thở dài, đàn bà thì dù sao cũng cứ là đàn bà!
Nhưng chàng lại đang say mê tạc bức tượng một người đàn bà, đúng hơn, tạc bức tượng một thiếu nữ,
một người thiếu nữ xinh đẹp bằng ngà voi trắng muốt. Chàng làm việc quên ăn, quên ngủ. Hết đêm lại đến ngày, hết ngày này lại sang ngày khác.
Pygmalion cặm cụi với bức tượng của mình. Chàng vui sướng khi bức tượng
từ một chiếc ngà voi khổng lồ cong vút dần thành hình, thành dáng như
người thiếu nữ trong trí tưởng tượng của chàng. Chàng xót xa trước mỗi
nhát gọt, nhát đục không chính xác như xót xa đã phạm tội bất kính với
thần thánh. Nhưng rồi bàn tay khéo léo của chàng đã làm cho người thiếu
nữ ngày càng đẹp hơn lên. Dường như chàng muốn tạo ra một người phụ nữ
thật đẹp đẽ, thật hoàn thiện để nói với người đời rằng người phụ nữ đích thực phải đẹp như thế, phải hoàn thiện như thế, như bức tượng chàng
sáng tạo ra đây này. Bức tượng được hoàn thành, Pygmalion hết sức hài
lòng và sung sướng trước thành công của mình. Chàng say sưa ngắm nghía
nó và, càng ngắm nghía, suy tưởng trước vẻ đẹp của tác phẩm, chàng lại
càng yêu quý, say mê người thiếu nữ ngà voi do chàng sáng tạo ra. Có
những lúc chàng tưởng chừng như đây là một con người thật, một người
thiếu nữ bằng da bằng thịt có một sắc đẹp chiếm đoạt tâm hồn con người
mà trong đời chàng có một đôi lần thoáng gặp song nhớ mãi. Nhiều lúc
chàng tưởng như người thiếu nữ ấy đang muốn nói với mình nhiều điều lắm, nhiều lắm, nhưng nói những gì thì chàng cũng không rõ nữa. Và cứ thế
ngày này qua ngày khác, Pygmalion bị sắc đẹp diệu kỳ, bí ẩn của bức
tượng người thiếu nữ chinh phục. Chàng đeo vào bộ ngực trần của người
thiếu nữ chuỗi ngọc, chàng mặc thêm cho người thiếu nữ tấm áo lụa mỏng,
chàng đội lên đầu bức tượng vòng hoa nguyệt quế, vòng lá olive. Và chàng tưởng như nàng, người thiếu nữ bằng ngà voi đó hết sức cảm động trước
tình yêu chân thành của chàng mà không nói được nên lời. Nhiều lúc
Pygmalion đứng lặng hồi lâu trước bức tượng và từ trái tim chàng cất lên những tiếng thì thầm như gió thoảng:
– Em! Em! Có thể nào như thế được không? Em! Em! Em nhìn đi đâu? Kìa em, sao em không nói?
Nhưng nghệ thuật vẫn là nghệ thuật và cuộc đời vẫn là cuộc đời. Nghệ thuật
dẫu sao cũng chẳng thay thế được cuộc đời và đẹp đẽ, sinh động như cuộc
đời thực. Pygmalion đặt bàn tay nóng ấm của mình lên vai người thiếu nữ. Một cảm giác khô cứng, giá lạnh thực sự truyền vào người chàng, thức
tỉnh ảo mộng của chàng. Chàng thất vọng gục đầu xuống chân bức tượng.
Tất cả những gì diễn ra trong căn nhà của người nghệ sĩ điêu khắc giàu
trí tưởng tượng ấy, không ai biết cả, duy chỉ có nữ thần Aphrodite biết. Vị nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp hết sức xúc động trước tình yêu mãnh
liệt và sự rung động nồng cháy của tâm hồn người nghệ sĩ Pygmalion.
Ngày lễ nữ thần Aphrodite tới như thường lệ. Đảo Chypre tưng bừng trong cảnh những đôi trai gái nô nức kéo nhau đến đền thờ nữ thần Tình yêu và Sắc
đẹp để cầu nguyện cho tình yêu và hạnh phúc. Người ta đem đến đền thờ
những con bò cái có bộ lông trắng muốt như tuyết, có bộ sừng vàng để làm lễ hiến tế. Hương thơm bay ngào ngạt, lan tỏa đi khắp mọi nơi trên đảo, Pygmalion cũng đem những lễ vật tới dâng lên bàn thờ nữ thần Aphrodite. Chàng thì thầm cầu nguyện:
– Hỡi nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp!
Nàng Aphrodite tóc vàng! Cầu xin nữ thần với quyền lực vô biên của mình
ban cho tôi một người vợ xinh đẹp, duyên dáng như người thiếu nữ mà tôi
đã sáng tạo ra, như bức tượng bằng ngà voi trong căn phòng vắng vẻ của
tôi!
Chàng chẳng thể cầu xin gì thêm nữa, nhiều nữa vì chàng e sẽ phạm tội bất kính đối với thánh thần. Nhưng nữ thần Aphrodite đã chấp
nhận lời cầu xin của chàng. Ba lần ngọn lửa thiêng liêng trước bàn thờ
dưới chân bức tượng nữ thần Aphrodite bùng cháy bốc lên cao, rực sáng
thì cũng là ba lần Pygmalion nhìn thấy với biết bao hồi hộp.
Pygmalion trở về nhà. Chàng đẩy cửa. Kìa lạ lùng sao, người thiếu nữ của chàng
nhìn chàng đăm đắm và đẹp đẽ hơn lên gấp bội phần, tươi tắn, sinh động
hơn lên gấp bội phần! Chàng tiến đến bên nàng, đặt tay lên vai nàng. Một cảm giác nóng ấm, mềm mại, hấp dẫn truyền nhanh vào người chàng khiến
chàng ngỡ ngàng, lùi lại một bước. Nhưng người thiếu nữ đã nhoẻn miệng
cười. Nàng rời khỏi bệ và ngả người vào trong vòng tay của chàng. Ước
nguyện của Pygmalion đã được thực hiện. Bức tượng đã được Aphrodite biến thành người thật. Pygmalion đặt tên cho vợ mình là Galatée. Đôi vợ
chồng sống với nhau thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sinh được một con trai
đặt tên là Paphos120 lớn lên kế nghiệp cha làm vua. Chàng cho xây dựng
một đô thành trên đảo Chypre và lấy tên mình đặt tên cho đô thành. Chàng cũng cho xây một đền thờ khá nguy nga để hiến dâng cho nữ thần
Aphrodite. Và vì lẽ đó nữ thần Aphrodite có một trong nhiều biệt danh là Paphos. Ngày nay trong văn học thế giới, Pygmalion chuyển nghĩa chỉ một con người quá say sưa, yêu mến, tán thưởng công trình tác phẩm, công
việc của mình đến nỗi mất cả sự tỉnh táo khách quan.
[118] Do gắn với chiêm tinh, ma thuật nên ngày nay trong tiếng Pháp có từ
“hermétique” với ý nghĩa “bí ẩn, bí hiểm, bưng bít khó hiểu”.
[119] F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước,
Chương II: gia đình. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1961, tr. 95.
[120]
Tiếng Hy Lạp nghĩa là: cảm hứng, xúc động, nhiệt tình. Từ này đã được
Nga hóa. Còn “pathos” tiếng Hy Lạp nghĩa là: đau khổ, căng thẳng, sôi
sục. Từ này đã được Pháp hóa và Nga hóa và biến dạng thành từ
“pathétique” (Pháp), “pateticheskij” (Nga) với nghĩa: xúc động, cảm
động, thống thiết.
Nữ thần Aphrodite, nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, chẳng được thần Zeus ban cho một đặc ân gì, chẳng có vũ khí gì đặc biệt nhưng lại là một vị nữ thần có sức mạnh khác thường. Cả thế giới Olympe cho đến thế giới loài người trần tục đoản mệnh đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, quỳ gối nộp mình dưới chân nàng. Một chuyện xưa kể, nàng là con của Zeus và tiên nữ Dioné. Nhưng xem ra chuyện này không được đông đảo mọi người chấp nhận. Người Hy Lạp xưa kia vẫn quen coi quê hương của Aphrodite ở đảo Chypre (Do đó Aphrodite còn có biệt danh là Cypris, Chypride) vì nàng sinh ra ở vùng biển của đảo Chypre.Nữ thần APHRODITE sinh ra trên biển.Thần Cronos trong khi thực hiện mưu đồ lật đổ vua cha Ouranos đã dùng lưỡi hái chém chết Ouranos. Máu của Ouranos từ trời cao nhỏ xuống vùng biển Chypre hòa tan vào những con sóng bạc đầu. Và từ một đám bọt sóng trong như ngọc trắng như ngà ấp ủ được tinh khí của trời biển giao hòa đã nảy sinh ra nữ thần Aphrodite. Aphrodite ra đời từ một đám bọt của một con sóng trên mặt biển. Nàng hiện ra trên mặt biển trong nhịp ru lâng lâng của sóng và tiếng ca dìu dặt của gió biển Nam. Biết diễn tả thế nào cho đúng, cho hết được vẻ đẹp của Aphrodite, vị nữ thần Sắc đẹp. Chỉ có thể nói đó là vẻ đẹp bao la, lồng lộng của bầu trời xanh, là ánh sáng trong trẻo, ngời ngợi tràn lên những áng mây trắng muốt đang lững thững êm trôi, là vẻ đẹp mênh mông căng đầy. Tóm lại, đó là vẻ đẹp bao la, bát ngát, vô tư bình thản của Trời và Biển, vẻ đẹp của Tự nhiên đang sinh thành, đang sống, đang dạt dào sức sống và luôn luôn khát khao được sống.Aphrodite ra đời. Nàng từ đám bọt bể hiện lên hiện lên dần, tươi tắn, ngời ngợi như một đóa hoa xòe nở. Sóng và gió dịu hiền đưa nàng tới hòn đảo Chypre. Các nữ thần Heures-Thời gian đã chờ sẵn để đón nàng. Họ mặc cho nàng một tấm áo vàng rượi mịn như da trời, mỏng như mây trắng. Họ đội cho nàng một vòng hoa thơm ngát lên đầu và đưa nàng lên cung điện Olympe. Các vị thần đều rất vui mừng và sung sướng được đón nhận vào thế giới vĩnh hằng của mình một nữ thần có sắc đẹp tuyệt diệu và tươi trẻ như thế.Người xưa kể lại, mỗi khi xuống trần, nữ thần Aphrodite, với dáng người thanh tao, với khuôn mặt diễm lệ và dáng đi khoan thai, duyên dáng đã làm cho trời đất tưng bừng, rạng rỡ hẳn lên như đổi sắc thay da. Mái tóc vàng óng ả búi cao để lộ chiếc cổ cao cao, đầy đặn, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Mỗi bước đi của nàng tới đâu là làm cho mặt đất ở đó nở ra muôn hồng nghìn tía. Các nữ thần Duyên sắc-Charites và các nữ thần Heures-Thời gian luôn luôn đi theo bên nàng để chăm sóc đến trang phục và sắc đẹp của nàng. Chim chóc từng đàn bay lượn trên đầu nàng ríu ra ríu rít, nô đùa, vờn lướt trước mặt nàng, bên vai nàng. Bướm dập dờn tung tăng quanh quẩn theo những bước đi của nàng. Những loài thú dữ như hổ, báo, gấu, sói… lặng lẽ đến ngồi bên đường đi của nàng như muốn chiêm ngưỡng sắc đẹp diệu kỳ của một vị nữ thần đẹp có một không hai của thế giới thần thánh. Sau đó, chúng lặng lẽ bước đi nối gót theo nàng.Cả thế giới thần thánh và loài người đều phải khuất phục trước quyền lực của Aphrodite vì thần thánh và loài người chẳng thể sống mà không có tình yêu, chẳng thể sống mà không rung động trước sắc đẹp, nhắm mắt trước cái đẹp, và hơn nữa lại chẳng thể yêu cái xấu, cái dị dạng, dị hình. Tuy thế cũng có một, hai vị thần bất tuân theo quyền lực của Aphrodite. Nữ thần Athéna chẳng yêu đương cũng chẳng chồng con. Các nữ thần Hestia, Artémis cũng vậy. Còn các nam thần? Có lẽ không vị nào dám hiên ngang đương đầu, đối chọi lại với quyền lực của Aphrodite. Quyền lực của Aphrodite biểu hiện ở chiếc thắt lưng của nàng. Đây là một chiếc thắt lưng huyền diệu. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu trở thành người yêu của mình. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu vốn kiêu kỳ hoặc lạnh nhạt, đã từng làm cho mình đêm năm canh, ngày sáu khắc thao thức, trằn trọc tơ tưởng, tưởng tơ thì bỗng chốc trở thành người yêu của mình, người yêu của mình đích thực, yêu mình say đắm, đam mê. Nữ thần Aphrodite đã cho chàng Paris mượn chiếc thắt lưng này, nhờ đó Paris đã chinh phục được nàng Hélène, vợ của Ménélas ở vương triều Sparte trên đất Hy Lạp. Vì lẽ đó mà người Hy Lạp phải kéo quân sang đánh thành Troie để giành lại nàng Hélène.Aphrodite có nhiều cuộc tình duyên với thần thánh và, hơn nữa, cả với người trần. Chồng nàng là Héphaïstos, vị thần Thợ rèn Chân thọt. Nhưng nàng chẳng chung thủy với chồng mà lại đi lăng nhăng với thần Chiến tranh-Arès. Có lần đã bị Héphaïstos chăng lưới sắt chụp xuống bắt quả tang, gây ra một vụ phiền hà trong thế giới thần linh. Rồi Aphrodite lấy Arès. Đôi vợ chồng này sinh được năm con: một gái là thần Hài hòa Harmonie; và bốn trai là Éros, Antéros, Déimos và Phobos. Và còn mối tình với Dionysos, với Hermès, với một người trần thế Anchise. Như vậy, Aphrodite là vị nữ thần của tình yêu say đắm, tình yêu dục vọng thường làm cho con người ta mất tỉnh táo đến nỗi nhiều khi xảy ra điều tiếng. Vì thế người Hy Lạp xưa kia, những nhà triết học thế kỷ V-IV TCN, phân chia ra hai loại nữ thần Aphrodite. Một là Aphrodite Pandémos tượng trưng cho tình yêu của những cảm xúc cao thượng, tình yêu có tâm hồn, có lý tưởng. Người ta lại thêm cho Aphrodite một định ngữ: Anadyomène, Aphrodite Anadyomène nghĩa là Aphrodite từ biển sinh ra. Trước khi được gia nhập vào thế giới Olympe, Aphrodite là vị nữ thần của sự phì nhiêu. Những loại quả có nhiều hạt tượng trưng cho sự phát triển, sự phong phú như quả lựu, quả anh đào, quả táo thường được dâng cúng cho Aphrodite. Người ta cũng đã từng tôn thờ Aphrodite như là một nữ thần Biển, người bảo hộ cho sự giao lưu trên mặt biển được thuận buồm xuôi gió, vạn sự bình an. Tàn dư của tôtem giáo trong việc thờ cúng Aphrodite còn ở lễ hiến tế các con vật mắn đẻ như chim sẻ, thỏ, bồ câu. Quê hương của Aphrodite ở đảo Chypre vì thế đảo Chypre là một trong những trung tâm thờ cúng nữ thần Aphrodite với những nghi lễ trọng thể nhất. Trên bán đảo Hy Lạp cũng có nhiều nơi thờ cúng nữ thần Aphrodite như Delphes, Corinthe. Xưa kia những thiếu nữ Hy Lạp đi dự lễ cưới thường dâng cúng cho nữ thần Aphrodite những chiếc thắt lưng do chính bàn tay mình dệt ra dường như muốn được nữ thần ban cho quyền lực mầu nhiệm ở chiếc thắt lưng của nữ thần, để mình đạt được những ước mơ trong con đường tình duyên, hạnh phúc đôi lứa. Trong văn học thế giới điển tích-thành ngữ Chiếc thắt lưng của Aphrodite hoặc Vénus ám chỉ một vật, một chuyện, một sự việc nào đó có khả năng làm say mê con người, chinh phục tình cảm của con người. Trong tập tục tôn giáo, nghi lễ thờ cúng nữ thần Aphrodite xưa kia có tục lệ những thiếu nữ xinh đẹp nhất phải hiến thân cho những người đàn ông để chứng tỏ quyền uy của nữ thần Aphrodite, để những người thiếu nữ được hưởng quyền sử dụng trinh tiết của mình. Nghi lễ tôn giáo nhục cảm này diễn ra trong đền thờ nữ thần Aphrodite mang tính chất thiêng liêng, cao cả. Những người đàn ông được dự cuộc “hành lễ” này phải nộp một khoản tiền để bỏ vào quỹ của đền thờ. Engels coi đó là hình thức mãi dâm đầu tiên trong lịch sử119. Không phải chỉ riêng ở Hy Lạp chúng ta mới thấy có tập tục này. Những người Babylone, những người Armenia cổ xưa cũng đều có những tập tục nghi lễ tôn giáo nhục cảm như vậy.Đối với người Hy Lạp xưa kia, Aphrodite là vị nữ thần thể hiện vẻ đẹp nhục cảm của người phụ nữ, một vẻ đẹp hấp dẫn nhất trong mọi vẻ đẹp của thế gian. Khác hẳn với vẻ đẹp “liễu yếu đào tơ”, “yểu điệu thục nữ” mềm yếu, thướt tha, ẩn giấu, kín đáo của phương Đông, châu Á chúng ta, vẻ đẹp của Aphrodite là vẻ đẹp phô diễn, biểu hiện sự mềm mại uyển chuyển của đường nét, sự đầy đặn, nở nang, khỏe khoắn, cân đối của thân hình, Aphrodite là vị nữ thần của thiên hướng tình dục-thẩm mỹ của con người. Những bức tượng Aphrodite của thời cổ đại thường được các nghệ sĩ thể hiện khỏa thân hay nửa khỏa thân diễn tả vẻ đẹp lý tưởng về người phụ nữ, qua đó dẫn đến, gợi đến một ý niệm về sự trong sáng, thanh cao, hài hòa, hoàn thiện. Và thật lạ lùng, những bức tượng thần đó chẳng có gì là thần thánh, thoát tục, siêu nhiên cả. Vì lẽ đó cho nên ngày nay ở châu Âu người ta thường gọi những bức tranh, bức tượng phụ nữ khỏa thân là Vénus.Aphrodite ban phúc cho PygmalionỞ đảo Chypre có một vị vua đồng thời lại là một nhà điêu khắc đại tài tên gọi là Pygmalion. Không rõ trong đời riêng có gặp chuyện gì bất hạnh mà Pygmalion, theo những người chung quanh nhận xét, lại nuôi giữ một mối ác cảm với phụ nữ nói chung, không phân biệt kẻ hay, người dở, vì thế mà quyết định sống độc thân suốt đời. Pygmalion quả thật chẳng hề bận tâm suy tính đến những chuyện mà người đời thường cho là đại sự: tình yêu, hôn nhân và gia đình. Đối với chàng hình như những chuyện đó, tình yêu đối với một người đàn bà, rồi cưới xin và cuộc sống gia đình chẳng thể đem lại hạnh phúc cho chàng mà có thể phá hoại mất tình yêu của chàng đối với nghệ thuật điêu khắc. Chàng thường nghĩ chỉ cần yêu nghệ thuật cũng đủ rồi. Tình yêu đó thật cao thượng đẹp đẽ, thật lớn lao và phong phú. Nó cũng đem lại sự say mê đắm đuối, nhớ nhung, khắc khoải, thao thức, sướng vui chẳng khác chi tình yêu đối với một người phụ nữ. Và, cũng theo chàng nghĩ, nó cũng đem lại cho chàng những phút dằn vặt, khổ đau, bực bội, quằn quại, day dứt trong lòng. Nhưng kỳ lạ sao, chàng lại tìm thấy ở đó một hạnh phúc lớn lao, một niềm tin trong sáng vào cuộc đời và con người, một khát vọng được sống say mê, sôi nổi hơn nữa, được suy nghĩ, được khổ đau vì nghệ thuật hơn nữa. Còn phụ nữ, chàng thở dài, đàn bà thì dù sao cũng cứ là đàn bà!Nhưng chàng lại đang say mê tạc bức tượng một người đàn bà, đúng hơn, tạc bức tượng một thiếu nữ, một người thiếu nữ xinh đẹp bằng ngà voi trắng muốt. Chàng làm việc quên ăn, quên ngủ. Hết đêm lại đến ngày, hết ngày này lại sang ngày khác. Pygmalion cặm cụi với bức tượng của mình. Chàng vui sướng khi bức tượng từ một chiếc ngà voi khổng lồ cong vút dần thành hình, thành dáng như người thiếu nữ trong trí tưởng tượng của chàng. Chàng xót xa trước mỗi nhát gọt, nhát đục không chính xác như xót xa đã phạm tội bất kính với thần thánh. Nhưng rồi bàn tay khéo léo của chàng đã làm cho người thiếu nữ ngày càng đẹp hơn lên. Dường như chàng muốn tạo ra một người phụ nữ thật đẹp đẽ, thật hoàn thiện để nói với người đời rằng người phụ nữ đích thực phải đẹp như thế, phải hoàn thiện như thế, như bức tượng chàng sáng tạo ra đây này. Bức tượng được hoàn thành, Pygmalion hết sức hài lòng và sung sướng trước thành công của mình. Chàng say sưa ngắm nghía nó và, càng ngắm nghía, suy tưởng trước vẻ đẹp của tác phẩm, chàng lại càng yêu quý, say mê người thiếu nữ ngà voi do chàng sáng tạo ra. Có những lúc chàng tưởng chừng như đây là một con người thật, một người thiếu nữ bằng da bằng thịt có một sắc đẹp chiếm đoạt tâm hồn con người mà trong đời chàng có một đôi lần thoáng gặp song nhớ mãi. Nhiều lúc chàng tưởng như người thiếu nữ ấy đang muốn nói với mình nhiều điều lắm, nhiều lắm, nhưng nói những gì thì chàng cũng không rõ nữa. Và cứ thế ngày này qua ngày khác, Pygmalion bị sắc đẹp diệu kỳ, bí ẩn của bức tượng người thiếu nữ chinh phục. Chàng đeo vào bộ ngực trần của người thiếu nữ chuỗi ngọc, chàng mặc thêm cho người thiếu nữ tấm áo lụa mỏng, chàng đội lên đầu bức tượng vòng hoa nguyệt quế, vòng lá olive. Và chàng tưởng như nàng, người thiếu nữ bằng ngà voi đó hết sức cảm động trước tình yêu chân thành của chàng mà không nói được nên lời. Nhiều lúc Pygmalion đứng lặng hồi lâu trước bức tượng và từ trái tim chàng cất lên những tiếng thì thầm như gió thoảng:- Em! Em! Có thể nào như thế được không? Em! Em! Em nhìn đi đâu? Kìa em, sao em không nói?Nhưng nghệ thuật vẫn là nghệ thuật và cuộc đời vẫn là cuộc đời. Nghệ thuật dẫu sao cũng chẳng thay thế được cuộc đời và đẹp đẽ, sinh động như cuộc đời thực. Pygmalion đặt bàn tay nóng ấm của mình lên vai người thiếu nữ. Một cảm giác khô cứng, giá lạnh thực sự truyền vào người chàng, thức tỉnh ảo mộng của chàng. Chàng thất vọng gục đầu xuống chân bức tượng. Tất cả những gì diễn ra trong căn nhà của người nghệ sĩ điêu khắc giàu trí tưởng tượng ấy, không ai biết cả, duy chỉ có nữ thần Aphrodite biết. Vị nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp hết sức xúc động trước tình yêu mãnh liệt và sự rung động nồng cháy của tâm hồn người nghệ sĩ Pygmalion.Ngày lễ nữ thần Aphrodite tới như thường lệ. Đảo Chypre tưng bừng trong cảnh những đôi trai gái nô nức kéo nhau đến đền thờ nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp để cầu nguyện cho tình yêu và hạnh phúc. Người ta đem đến đền thờ những con bò cái có bộ lông trắng muốt như tuyết, có bộ sừng vàng để làm lễ hiến tế. Hương thơm bay ngào ngạt, lan tỏa đi khắp mọi nơi trên đảo, Pygmalion cũng đem những lễ vật tới dâng lên bàn thờ nữ thần Aphrodite. Chàng thì thầm cầu nguyện:- Hỡi nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp! Nàng Aphrodite tóc vàng! Cầu xin nữ thần với quyền lực vô biên của mình ban cho tôi một người vợ xinh đẹp, duyên dáng như người thiếu nữ mà tôi đã sáng tạo ra, như bức tượng bằng ngà voi trong căn phòng vắng vẻ của tôi!Chàng chẳng thể cầu xin gì thêm nữa, nhiều nữa vì chàng e sẽ phạm tội bất kính đối với thánh thần. Nhưng nữ thần Aphrodite đã chấp nhận lời cầu xin của chàng. Ba lần ngọn lửa thiêng liêng trước bàn thờ dưới chân bức tượng nữ thần Aphrodite bùng cháy bốc lên cao, rực sáng thì cũng là ba lần Pygmalion nhìn thấy với biết bao hồi hộp.Pygmalion trở về nhà. Chàng đẩy cửa. Kìa lạ lùng sao, người thiếu nữ của chàng nhìn chàng đăm đắm và đẹp đẽ hơn lên gấp bội phần, tươi tắn, sinh động hơn lên gấp bội phần! Chàng tiến đến bên nàng, đặt tay lên vai nàng. Một cảm giác nóng ấm, mềm mại, hấp dẫn truyền nhanh vào người chàng khiến chàng ngỡ ngàng, lùi lại một bước. Nhưng người thiếu nữ đã nhoẻn miệng cười. Nàng rời khỏi bệ và ngả người vào trong vòng tay của chàng. Ước nguyện của Pygmalion đã được thực hiện. Bức tượng đã được Aphrodite biến thành người thật. Pygmalion đặt tên cho vợ mình là Galatée. Đôi vợ chồng sống với nhau thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sinh được một con trai đặt tên là Paphos120 lớn lên kế nghiệp cha làm vua. Chàng cho xây dựng một đô thành trên đảo Chypre và lấy tên mình đặt tên cho đô thành. Chàng cũng cho xây một đền thờ khá nguy nga để hiến dâng cho nữ thần Aphrodite. Và vì lẽ đó nữ thần Aphrodite có một trong nhiều biệt danh là Paphos. Ngày nay trong văn học thế giới, Pygmalion chuyển nghĩa chỉ một con người quá say sưa, yêu mến, tán thưởng công trình tác phẩm, công việc của mình đến nỗi mất cả sự tỉnh táo khách quan.[118] Do gắn với chiêm tinh, ma thuật nên ngày nay trong tiếng Pháp có từ “hermétique” với ý nghĩa “bí ẩn, bí hiểm, bưng bít khó hiểu”.[119] F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước, Chương II: gia đình. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1961, tr. 95.[120] Tiếng Hy Lạp nghĩa là: cảm hứng, xúc động, nhiệt tình. Từ này đã được Nga hóa. Còn “pathos” tiếng Hy Lạp nghĩa là: đau khổ, căng thẳng, sôi sục. Từ này đã được Pháp hóa và Nga hóa và biến dạng thành từ “pathétique” (Pháp), “pateticheskij” (Nga) với nghĩa: xúc động, cảm động, thống thiết.
Source: https://thoitrangredep.vn
Category: Phong Cách